Em thấy Nhà nước giờ đã không cứng nhắc phản đối vấn đề tâm linh, cõi giới khác. Nếu không đã không có các lễ cầu siêu cho các anh hùng, liệt sỹ vẫn được thực hiện ở một số nơi. Đến bác Hồ còn từng nói sau này khi mất đi thì đi gặp các cụ Các Mác, Lê Nin ..., tức là thừa nhận dạng tồn tại bên kia thế giới.
Con vấn đề tranh nhân quả ở trên, nó chỉ là một số ví dụ trực quan, gần gũi hơn với đời sống hiện tại so với những ẩn ý về lý nhân quả mà vốn nằm khá nhiều trong ca dao tục ngữ Việt Nam và nó là một phạm trù liên quan đến khía cạnh đạo đức thôi.
Ví dụ về hay làm việc nhà: Tức là một người luôn sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ, sẵn sàng nhìn ra việc cần phải làm, dần hình thành nên tính cách chủ động, có trách nhiệm, sẵn sàng gáng vác nhiệm vụ. Một người như thế sẽ dần hình thành nên tính cách, thói quen và khi đi làm việc dễ trở thành người được việc và dễ xin được việc làm.
Em nhớ có câu này:
"Theo suy nghĩ gặp hành động.
Gieo hành động gặp thói quen.
Gieo thói quen gặp tính cách.
Gieo tính cách gặp số phận"
Cho nên cơ bản, em thấy đó là một cách tiếp cận mới trong giao dục đạo đức, dù có thể cần góp ý về hình thức và nội dung truyền tải.
Bạn lại không hiểu gì về giáo dục. Rất quan ngại khi còn nhiều người quan niệm: cái gì nhà nước không cấm thì đều có thể đem vô trường dạy.
Tâm linh không nên, không thể cấm, đúng. Nhưng cũng hoàn toàn không nên dạy trong trường, trừ khi đó là trường đạo. Chấm hết. Ở đây tui muốn nhấn mạnh là cái tranh này nó rất tầm bậy, đến 1 phật tử lâu năm, đầu 2 thứ tóc như tui còn không chấp nhận được. Ai cho phép dạy những đứa trẻ non nớt mấy thứ nhảm nhí này?
Hiện nay ở VN tui có thể nói Phật giáo không được hệ thống hóa tốt. Không có 1 giáo trình thống nhất, hoàn chỉnh dạy về nhân quả, luân hồi cho người lớn chứ đừng nói trẻ em. Kiểu như ai tự giác ngộ được điều đúng đắn thì rất tốt, còn ai để các thế lực xấu dắt mũi thì đành chịu.
Những cái nhân quả như nhỏ làm việc nhà lớn dễ tìm việc làm, không có 1 cái thống kê nào như vậy cả. Tuổi thơ của tui có thể nói là nguyên lớp cấp 3 hầu như không đứa nào làm việc nhà, qua nhà cô chơi là cô kêu trời vì k0 ai biết làm gì. Rồi cũng ông nọ bà kia cả thôi, có hề hấn gì. Đơn giản là k0 làm việc nhà thì lo học gấp 2 ==> điểm cao hơn trẻ em nghèo ==> lợi thế.
Chốt lại thì vấn đề lớn nhất của nhân quả là phải có kinh nghiệm sống mới dám nói nhân là gì, quả là gì. Không bao giờ nhìn 1 người đang chịu khổ mà kết luận do nhân của anh abcd. Trẻ em non nớt, không nên được dạy cách nghĩ thô thiển như vậy. Kẻo lớn lên lại có hàng triệu tín đồ mê muội của bà Yến chùa Ba Vàng.