Cặp phạm trụ nguyên nhân và kết quả là cặp phạm trú trong phép biện chứng duy vật trong triết học, của nghĩa Mac-Lê nên em nghĩ lý luận nhân quả không mẫu thuẫn với chủ thuyết của Nhà nước Việt Nam hiện tại. Có chăng lý luận nhân quả nghiệp báo trong Phật giáo nó rộng hơn, bao trùm hơn lý luận Nguyên nhân - Kết quả của phép biện chứng.
Sâu thẳm trong tâm lý thông thường của mỗi người, có lẽ hầu hết đều nghĩ rằng nếu sống tử tế, thiện lành, cố gắng nỗ lực thì cuộc sống sẽ tốt đẹp. Và ngược lại nếu sống sai lầm, làm điều xấu ác thì sẽ gặp kết cục không ra sao. Nhà các cụ có đứa con ngoan thường mong điều tốt đẹp đến cho nó và dễ tạo thuận lợi cho nó. Ngược lại có đứa hơi ngang bướng thì lo lắng cuộc sống sau này, và đôi lúc nghĩ đến việc cố ý tạo ra những khó khăn, thử thách thậm chí đánh đòn để sửa tính ngang ngược của nó. Đây là nguyên lý công bằng tự nhiên của tâm lý con người.
Chỉ có điều với nhận thức, trí thấy biết hạn hẹp của mỗi người thì đôi khi chưa lý giải được sống tệ, lừa lọc mà đời sống vẫn ngon, trong khi nhiều người có vẻ đang tử tế lại gặp điều không may. Nhưng một lần nữa, đó là nhận biết, đánh giá trong phạm vi hẹp, trong một khoảng thời gian giới hạn của mỗi người. Cuộc sống này có nhiều điểm hở mà khoa học của chúng ta chưa giải thích được ví như cùng bố mẹ sinh ra, thậm chí sinh đôi mà con cái năng lực, tính cách khác nhau hoặc vì sao các cụ mợ lại yêu nhau và lấy nhau? vân vân và mây mây
Nhưng điều này nếu lấy thuyết nhân quả nghiệp báo ra lý giải thì lại hợp lý.
Cho nên cá nhân em thì ủng hộ đưa vấn đề này vào, có chăng là cách tiếp cận thế nào, mức độ ra sao thì cần thêm ý kiến của của các vị trí thức, các nhà giáo dục có trách nhiệm.