Nếu nhà cụ có đk kt, lo đc cho con sau khi ra trường thì cứ Vin học cho nhẹ nhàng, để cháu còn lớn và phát triển đều. Nhà ko có đk thì phải cố cày trường chuyên rồi vào đh hịn dễ kiếm việc, nhưng đổi lại chất xám, thể lực bị mài mòn tương đối đấy. Sau này khi đi làm, năng lực con cụ kiến thức chiếm 4%, kỹ năng 26% và thái độ 70% cụ nhé.
Cái đấy giải thích tại sao cụ học dốt lại thành công hơn vợ cụ học chuyên. Nhiều phụ huynh mất quá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức chỉ vì cái 4% kia đấy.
Em không biết cái tháp của cụ ai đưa ra, chính xác đến đâu mà cụ thể trong từng khúc đó là gì và tổng thể là gì. Hay là cái tháp của mấy đội mở lớp về kỹ năng sống vẽ ra?
Cụ biết cái thái độ quan trọng nhất trong công việc là gì không? Đó là nghiêm túc với công việc, mà muốn có được điều đó thì phải rèn luyện từ bé chứ không phải tự nhiên nó hiện ra.
Nhiều cụ chê xã hội trọng bằng cấp, nhưng giữa 2 bạn trẻ vừa ra trường, xuất phát như nhau thì hầu hết người ta sẽ chọn bạn trẻ có bằng cấp tốt hơn, vì sao: Ít nhất bạn trẻ đó nhiều khả năng sẽ nghiêm túc, chăm chỉ hơn hơn (thể hiện với việc có thể đạt kết quả tốt trong học tập), có tố chất hơn, sẽ nắm bắt việc tốt hơn,..
Còn về thống kê trong xã hội, bạn bè em học trường chuyên ra bây giờ hầu hết cũng từ trung lưu trở lên, vượt trội thì chỉ có một số và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng F1 em sau này em cũng chỉ cần con có cuộc sống tương đương như em bây giờ là được chứ không ao ước có thể đứng ở đỉnh tháp của xã hội, mà như thế thì con đường học tốt sẽ có nhiều cơ hội nhất.
Nói về học hành thì tố chất con học được đến đâu thì cho con học, em thấy bây giờ khá thịnh hành chuyện bảo con đánh mất tuổi thơ, em cũng chưa hiểu bỏ ra thêm mỗi ngày một vài tiếng một ngày để học thì tuổi thơ của con nó sẽ thảm hại đến mức nào? Quan điểm của em là chơi thì chơi nhưng khi đã học thì phải tập trung và nghiêm túc, định ra mục tiêu thì phải bám sát để thực hiện (như cón bé nhà em từ lớp 1 đến lớp 4 học cực kỳ nhẹ nhàng, đến đầu lớp 5 đặt mục tiêu thi vào CLC thì cường độ học khác hẳn, và cháu cũng xác định được điều đó nên rất hợp tác và cố gắng). Mọi sự lựa chọn đều có giá của nó, không thể vừa tung tăng không cần cố gắng mà đòi có kết quả tốt được, em chỉ hi vọng các cụ bây giờ cho con cái một tuổi thơ tươi đẹp, chỉ vui chơi và không cần cố gắng thì nếu sau này không như ý cũng đừng quay lại trách xã hội và giáo dục.
Ngoài lề tí về chuyện thành công và học vấn: Jeff Bezos thì tốt nghiệp Princeton, Bill Gates (người thường được các bạn trẻ lấy làm gương bỏ học thành công) thì thời niên thiếu học ở trường Lakeside (không khác gì trường chuyên ở mình), tổt nghiệp xuất sắc và vào học ở Harvard trước khi bỏ học để thành lập Microsoft (và cũng đừng quên gia đình hậu thuẫn phía sau Gates là thế nào). Còn Elon Musk thì là con quái vật về học hành rồi thì không nói. Ở Việt Nam thì Phạm Nhật Vượng cũng là thành phần ưu tú giành được học bổng đi học ở Liên Xô, còn một tỷ phú khác xuất thân từ nông dân đi lên là Đoàn Nguyên Đức thì mỗi cụ sẽ có một cách đánh giá.
Mỗi người sẽ có góc nhìn thế nào là tốt nhất cho con mình, có chọn hướng nào thì em tin mỗi người cũng vì con mình cả thôi. Thế nên nếu chọn lựa rồi thì đi theo sự lựa chọn của gia đình mình và nhất là đừng chê sự lựa chọn của gia đình khác. Em nhắc lại lần nữa là cái gì cũng có giá của nó, không lựa chọn nào là hoàn hảo.