Em thì đọc và có quan điểm thế này:
Gốc tích cha đẻ của Lý Công Uẩn phải nghiên cứu xoay quanh Sư Vạn Hạnh tại chùa Thiên Tâm, núi Tiêu Sơn, chuyện được dựng lên giữa bà Phạm thị Ngà với " vị thần nhân dựa cột chùa ", chắc chắn cha của Lí Công Uẩn là một người họ Lý đang ẩn tích - đây ắt phải là một vị tài giỏi xứng danh của miền đất nằm vùng này. khi Lí Công Uẩn lên 3, bà Ngà phải gửi cho nhà sư Lí Khánh Văn nuôi dạy và cuối cùng giao cho sư Vạn Hạnh đào tạo Lí Công Uẩn thành hoàng đế. Rồi Vạn Hạnh đưa sấm cây gạo và chuyện tại chùa Ứng Thiên Tâm châu Cổ Pháp bỗng xuất hiện con chó lông trắng, trên lưng có hai chữ “thiên tử” lấm tấm lông đen. Dư luận cho rằng: Đó là điềm sẽ có vua sinh năm Tuất và lên ngôi năm Tuất. Điều này sau ứng với vua Lý Thái Tổ lên ngôi năm 1010.
Sang thời Lê Ngọa Triều, rối ren, vua thi hành chính sách bạo ngược. Biết vận số nhà tiền Lê sắp hết, thiền sư Vạn Hạnh đã nói những loại sấm truyền căn cứ vào những hiện tượng quái lạ đó cả.
Một vùng đất có nhiều phật tử như Cổ Pháp, các vị thiền sư tầm cỡ đứng vào hàng tam bảo uy tín không thể mù quáng đưa người Bắc phương về dựa dẫm, Coi như đây là Cuộc cách mạng chuyển giao quyền lực từ họ Lê, đã mất lòng dân, sang họ Lý, phản ánh một xu thế mới là lấy dân trị hợp với lòng dân.
Thực ra, việc Lý Vạn Hạnh và các trí thức Phật giáo, cùng giáo dưỡng và xây dựng hình ảnh Lí Công Uẩn rồi vận động để đưa lên ngôi vua là củng cố và phát triển miền Cổ Pháp, đưa những người con cháu của vọng tộc Lý lên ngôi vua, vừa tạo độc lập dân tộc Việt mà cũng chấn hưng đạo pháp của thiền sư Định Không.