[Funland] Trần Thủ Độ - Gian hùng hay anh hùng?

Trạng thái
Thớt đang đóng

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,770
Động cơ
382,037 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Các bài Lý Công Uẩn ở wiki tôi đã dịch một đoạn về miêu tả của KW Taylor về thành Hoa Lư, nó rất hay.

Ở ta do thiếu kiến thức địa lý nên ko ai viết đc như thế: Thành Hoa Lư vốn là kinh đô của 2 triều đại ĐinhTiền Lê, là một vị trí cố thủ tự nhiên giữa những những mỏm núi đá nằm bên rìa phía Đông Nam đồng bằng sông Hồng trong tỉnh Ninh Bình. Hoa Lư kiểm soát tuyến đường đất từ đồng bằng sông Hồng tới các tỉnh phía Nam. Nó cũng là tiền đồn của những tỉnh phía Nam nhìn ra đồng bằng sông Hồng

Bản đồ cũng phải dùng bản đen trắng của sách Đào Duy Anh. Thiếu nghiêm trọng về Bản đồ.

Các ông toàn bàn chuyện ba lăng nhăng,bị Át nó múa cho hoa mắt. Đáng ra một sử gia ko ai nhìn vào các chi tiết như trong film đó. Phải xem Lý cong chính sách gì với quốc gia còn non trẻ.

Các chính trị gia như Lê Hoàn, Lý Công Uẩn,...Lê Lợi,..hay Hồ C Minh.tầm vóc rât lớn. Là những chiến lc gia, chuyện các ông bàn là chuyện trẻ con, vớ vẩn.
Quỷ sứ. Đây người ta đi Ninh Bình, Hoa Lư cả rồi, người ta lại không biết đất đấy như thế nào. Lại còn phải đọc, Wiki, phải nghe Tây giảng. Quỷ sứ quá đi mà.
 

nguyenx

Xe điện
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
4,103
Động cơ
327,942 Mã lực
Lịch sử mà như dã sử, nhào nặn nhiều nên chẳng biết đâu mà nần.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,573 Mã lực
Đền Cẩu Nhi ở hồ Trúc Bạch vẫn còn, sáng nay hỏi thử mấy sử gia OF mà ko ai bít :P

Nhời bàn này theo tôi có lý đấy: Mọi sự về phát tích của Lý Công Uẩn ở trong tay sư Vạn Hạnh cả.
Việc Lý Công Uẩn lấy họ Lý là theo họ cha nuôi Lý Khánh Văn, một người họ Lý ẩn cư trong chùa, có thể là họ Lý đất Mân vì bên Tàu nhận như vậy. Nếu nhớ thêm huyền tích con chó trắng chạy vào kinh đô thì có thể nghiên cứu thêm hướng Lý Công Uẩn có liên quan đến tộc người Dao, vốn lấy chó Bàn Hồ làm vật tổ-totem. Như vậy với một người có tố chất nhanh khỏe của người Dao lại được thừa hưởng văn hóa nội tộc họ Lý nên Công Uẩn đã trở thành một đại trượng phu có lối tư duy mạnh mẽ của vùng núi (Dao) và khoáng đạt miền biển (Lý).
Giả thiết này được các sự kiện đã diễn ra minh chứng phần nào qua việc: họ Lý được các tù trưởng miền núi như Nùng Tồn Phúc ủng hộ đánh Tống, đánh Khâm châu hải cảng TQ cũng rất thuận chứng tỏ nắm được tình hình ven biển.
Một nhân tài gồm thâu hai mặt như thế ắt phải có sự hun đúc của hai miền đất nước về gene. Rất thú vị.
 

Danngoaidao

Xe tăng
Biển số
OF-166963
Ngày cấp bằng
15/11/12
Số km
1,659
Động cơ
361,567 Mã lực
Nước ta lắm anh rể ăn nhà vợ nhỉ. Trọng Thủy, Trần Cảnh, Lý Công Uẩn, Nguyễn Huệ.. còn ai không ạ. Lê Hoàn, Hồ Quý Ly cũng hơi vương vấn phụ nữ.
Nguyễn Huệ thì cụ nhầm, vì Nguyễn Huệ làm rể là để thu phục lòng dân thôi chứ khả năng quân sự là đủ rồi. Các nhân vật khác cụ nhắc em không phản đối, bố mẹ bạn nghèo ko phải là lỗi tại bạn nhưng bố mẹ vợ bạn nghèo thì chắc chắn là lỗi tại bạn. Kekeee
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,770
Động cơ
382,037 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Nguyễn Huệ thì cụ nhầm, vì Nguyễn Huệ làm rể là để thu phục lòng dân thôi chứ khả năng quân sự là đủ rồi. Các nhân vật khác cụ nhắc em không phản đối, bố mẹ bạn nghèo ko phải là lỗi tại bạn nhưng bố mẹ vợ bạn nghèo thì chắc chắn là lỗi tại bạn. Kekeee
Vâng, cụ. Em nói vui thôi, không định chỉ trích ai.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,442
Động cơ
434,773 Mã lực
Thêm điều nữa, thời Trần chế độ nô lệ còn mạnh như thế ắt thời sư Vạn Hạnh còn mạnh hơn và các trang khách thực ra là những nô lệ có trình độ ở bắc phương bị bán xuống (như atlas46 đã đưa). Có thể mạnh dạn đoán là bố cụ Uẩn là một trang khách-gia nô Bắc phương chăng?!
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,770
Động cơ
382,037 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Dương Ngô Đinh Lê và đầu triều Lý tồn tại không theo Nho giáo trung quân.
Vua sẽ là thủ lĩnh quân sự mạnh nhất và tài năng nhất, không có khái niệm trung thành.
Các hoàng tử thường tranh ngôi mà giết nhau
Cho nên các triều tồn tại ngắn ngủi.
ông Đình Nghệ bị giết, ông Ngô Quyền tự giành quyền chứ không phải con ông Đình Nghệ.
Ông Ngô Quyền chết là ông em vợ giành quyền rồi ông Bộ Lĩnh làm phản, hai người con ông Ngô Quyền giành nhau ngôi vương
Ông Bộ Lĩnh thắng thì hai con ông Lĩnh cũng giết nhau.
Con ông Lê Hoàn cũng giết nhau.
Con ông Công Uẩn cũng giết nhau.
Và mấy ông này thay phiên nhau lên ngôi.
Chả có trung quân gì sất.
Cả xã hội loạn to.
Chỉ có đời Lý Thái Tông nhập Nho giáo chuyện này mới tạm chấm dứt.
Chuyện nhập Nho giáo và chuyện tạm ngừng giết vua là do trùng hợp thôi. Chủ yếu là do tài năng và tầm nhìn của ông vua đó và thầy ông ta. Tàu đề ra Nho giáo, nó còn giết nhau ác liệt hơn mình. Chả có Đạo nào lấn át được đam mê làm vua cả. Nho giáo phổ cập cho dân đỡ loạn.
Là em nghĩ vậy.
 

Phục Quy

Xe tăng
Biển số
OF-575673
Ngày cấp bằng
24/6/18
Số km
1,844
Động cơ
159,404 Mã lực
Thêm điều nữa, thời Trần chế độ nô lệ còn mạnh như thế ắt thời sư Vạn Hạnh còn mạnh hơn và các trang khách thực ra là những nô lệ có trình độ ở bắc phương bị bán xuống (như atlas46 đã đưa). Có thể mạnh dạn đoán là bố cụ Uẩn là một trang khách-gia nô Bắc phương chăng?!
Đời Trần có Trâu Canh chữa liệt dương cho vua Trần Dụ Tông cũng dạng như vậy .
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,573 Mã lực
Cụ có ý hay đấy, nên tìm hiểu cụ LCU làm những gì để đưa đất nước lên 1 tầm vóc mới mạnh mẽ như vậy, ex, Tại sao cụ ý lại dời đô ra TL, lý do thật sự sau đó là gì?... Những bài học từ đó bổ ích, thiết thực hơn nhiều.

P/s:

Vụ nguồn gốc của cụ LCU thì có thể tham khảo ở bài dưới này, đủ các loại giả thiết luôn, và vẫn đi đến kết luận là ko thể khẳng định đc cụ LCU là COCC nhà ai:


Sử gia Lê Tắc của VSL, thần tượng của khá nhiều sử gia OF, cũng kết luận vậy luôn: Chịu!

Các bài Lý Công Uẩn ở wiki tôi đã dịch một đoạn về miêu tả của KW Taylor về thành Hoa Lư, nó rất hay.

Ở ta do thiếu kiến thức địa lý nên ko ai viết đc như thế: Thành Hoa Lư vốn là kinh đô của 2 triều đại ĐinhTiền Lê, là một vị trí cố thủ tự nhiên giữa những những mỏm núi đá nằm bên rìa phía Đông Nam đồng bằng sông Hồng trong tỉnh Ninh Bình. Hoa Lư kiểm soát tuyến đường đất từ đồng bằng sông Hồng tới các tỉnh phía Nam. Nó cũng là tiền đồn của những tỉnh phía Nam nhìn ra đồng bằng sông Hồng

Bản đồ cũng phải dùng bản đen trắng của sách Đào Duy Anh. Thiếu nghiêm trọng về Bản đồ.

Các ông toàn bàn chuyện ba lăng nhăng,bị Át nó múa cho hoa mắt. Đáng ra một sử gia ko ai nhìn vào các chi tiết như trong film đó. Phải xem Lý có chính sách gì với quốc gia còn non trẻ.

Các chính trị gia như Lê Hoàn, Lý Công Uẩn,...Lê Lợi,..hay Hồ C Minh.tầm vóc rât lớn. Là những chiến lc gia, chuyện các ông bàn là chuyện trẻ con, vớ vẩn.
 
Chỉnh sửa cuối:

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,695
Động cơ
614,493 Mã lực
Nơi ở
HN
Đền Cẩu Nhi ở hồ Trúc Bạch vẫn còn, sáng nay hỏi thử mấy sử gia OF mà ko ai bít :P
Không những còn mà giờ có cầu đá vào ạ.
Trước kia muốn vào lễ phải có cái thuyền tôn (trước 2005) . Và mỗi năm số nguoi vào lễ đếm đầu ngín tay
 

hoami

Xe tăng
Biển số
OF-4622
Ngày cấp bằng
10/5/07
Số km
1,038
Động cơ
577,452 Mã lực
Cám ơn cụ. còn một nhân vật lịch sử nữa mà em cũng chỉ nghe nói là có nhiều lời ra tiếng vào, khen chê lẫn lộn; đó là nguyên phi Ỷ Lan. Cụ có tư liệu về Nguyên phi Ỷ Lan không ạ ?
Tư liệu về bà này không nhiều, đa phần cũng chỉ là cô gái nhà nghèo đứng tựa cây cụ ơi, vua Thánh Tông ưng mắt nên rước về (chắc xinh :)). Sau vua Thánh Tông mất, con trai lớn là Nhân Tông nối ngôi lúc 7 tuổi thì bà này lập mưu giết bà Dương thái hậu, lý do vì lúc đó nhà vua nhỏ tuổi nên Thái Hậu có quyền nhiếp chính, bà Dương thái hậu chết trong lãnh cung thì bà Ỷ Lan kế nhiệm. Sử khen bà này ba đảm đang, cùng cụ Lí Thường Kiệt phá giặc & trị nước tốt, còn đc so sánh với Võ hậu bên kia. Gần cuối đời bà này còn có vụ trảm Lê Văn Thịnh thì phải.
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Tư liệu về bà này không nhiều, đa phần cũng chỉ là cô gái nhà nghèo đứng tựa cây cụ ơi, vua Thánh Tông ưng mắt nên rước về (chắc xinh :)). Sau vua Thánh Tông mất, con trai lớn là Nhân Tông nối ngôi lúc 7 tuổi thì bà này lập mưu giết bà Dương thái hậu, lý do vì lúc đó nhà vua nhỏ tuổi nên Thái Hậu có quyền nhiếp chính, bà Dương thái hậu chết trong lãnh cung thì bà Ỷ Lan kế nhiệm. Sử khen bà này ba đảm đang, cùng cụ Lí Thường Kiệt phá giặc & trị nước tốt, còn đc so sánh với Võ hậu bên kia. Gần cuối đời bà này còn có vụ trảm Lê Văn Thịnh thì phải.
Bà này giết Dương Thái hậu và bắt đâu như 70 cung nữ chết theo vua.
 

hoami

Xe tăng
Biển số
OF-4622
Ngày cấp bằng
10/5/07
Số km
1,038
Động cơ
577,452 Mã lực
Bà này giết Dương Thái hậu và bắt đâu như 70 cung nữ chết theo vua.
em xem lại là 72 cung nữ, bà Dương thái hậu thì có thể nói là chết trong uất ức bằng dải lụa vua ban. Đáng nhẽ ko có con thì bà này chủ động thoái nhường quyền lực cho bà Ỷ Lan nhiếp chính luôn thì có lẽ cũng ko nên nỗi.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,497
Động cơ
472,955 Mã lực
Đây là cuộc đàm đạo giữa Trần Thủ Độ và Hoàng tiên sinh (người mà TĐT coi là thầy), sau đó là BÌNH MINH của một TRIỀU ĐẠI MỚI, em thấy dã sử cũng có cái hay của dã sử:
" ...
Lão bộc, lặng lẽ tiếp thêm trầm vào lò, rồi khẽ đặt bình rượu vừa hâm và xế góc quan điện tiền đang ngồi. Xong đâu đó, lão bước ra ngoài nhà như một cái bóng.

Hoàng tiên sinh nhận ly rượu nóng từ tay Trần Thủ Độ, nhẹ nhàng đặt về phía mình, rồi ông nói:

- Từ bấy lâu ăn ở với quan ông, xét các việc quan ông đã thi hành ở trong nhà cũng như ngoài cung đình, hoặc trong dân chúng, xét những việc hiển nhiên cũng như những suy tư và các chủ trương mai hậu của quan ông, tôi tạm qui quan ông có bảy cái mạnh đáng được giữ gìn để làm gương sáng cho đời:

Cái mạnh thứ nhất của quan ông là tính quyết đoán. Người có tính quyết đoán là người dám chịu trách nhiệm về công việc mình làm, và cũng là người có khả năng đón định được thời cơ làm việc lớn. Việc đáng quyết mà chần chừ không quyết, tức là bỏ mất thời cơ, và đã chuyển từ cái nhân chiến thắng thành cái quả thất bại. Vì như việc sách lập Chiêu Thánh kế vị. Việc ấy, biết bao người đã xui quan ông phế truất Lý Huệ tôn để lên ngôi hoàng đế, nhưng quan ông nhất quyết gạt đi. Cái khôn ngoan là ở chỗ đó. Một đứa bé tám tuổi thì biết gì mà chấp chính, thành ra quyền hành vẫn thuộc về quan ông. Làm việc này quan ông có hai cái lợi. Lợi thứ nhất là quan ông giữ được tiếng tôi trung, trước sau vẫn khuông phò nhà Lý. Cái lợi thứ hai là trên danh nghĩa nhà Lý, quan ông sai khiến thiên hạ. Triều đình không bắt bẻ vào đâu được, các thế lực kình chống với quan ông cũng không lấy cớ gì để tiến binh. Nói đâu xa, dạo Chiêu Thánh kế nghiệp, Nguyễn Nộn tưởng quan ông tức vị 1 đem quân về kinh hỏi tội. Nhưng quân đến Bồ Đề, y thấy bố cáo của triều đình, bèn tự ý lui quân. Vì rằng y không còn danh nghĩa gì để đem quân về kinh sư nữa.

- Thưa tiên sinh, Trần Thủ Độ nói xen vào - Việc sách lập Chiêu Thánh làm hoàng thái tử để nhường ngôi, là ý của tiên sinh chứ đâu phải ý của tôi. Tôi chỉ biết nghe lời tiên sinh.

Hoàng tiên sinh cười rạng rỡ. Ông quơ lấy ly rượu uống một hơi can sạch, như để tự thưởng cho cái mưu của ông đã được người học trò dũng lược đem ra thi thố thập phần hoàn hảo. Tiên sinh nói, giọng hồ hởi:

- Một bên là "tôi xui" quan ông, một bên là cả "triều đình xui" quan ông. Nếu quan ông không có bản lĩnh chắc là phải nghe triều đình chứ. Tôi nói thì dễ, chứ quan ông làm khó lắm. Sự phản trắc đầy triều. Lúc nào cũng có kẻ rình rập. Không phải là tay trí dũng hơn đời, không thể làm nổi các mưu sâu chước lạ. Vả lại nếu không dẹp bỏ được lòng tham vô lối, tức là coi ngai vàng hơn xã tắc 2 để hướng về cái cao đẹp hơn, dễ gì quan ông đã nghe tôi. Tôi chỉ lý giải một trong bảy đức tính quí báu đó của quan ông, để tự xét mình mà thôi.

- Dạ được, tôi sẽ lần lượt nói cho đủ bảy đức tốt của quan ông:

- Một là quyết đoán.

- Hai là không thiên kiến.

- Ba là trọng người hiền.

- Bốn là không tham lợi nhỏ.

- Năm là không nghe lời gièm.

- Sáu là dũng lược.

- Bảy là biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết thảy.

Có bảy đức tính đó, lo gì việc kiêm tính thiên hạ.

Thấy Hoàng tiên sinh nói đến việc kiêm tính thiên hạ, Trần Thủ Độ giật mình lạnh toát cả sống lưng. Ông phải lấy việc gọi lão bộc vào pha trà để tự trấn tĩnh. Giây lâu, ông mới cất tiếng hỏi:

- Bẩm tiên sinh, quả là tiên sinh quá yêu, nên tiên sinh đã cho kẻ quê mùa này nhiều thiện đức của các bậc kỳ tài trong thiên hạ.

- Quan ông điện tiền chỉ huy sứ, xin hãy cứ bình tâm. Không phải quan ông chỉ có thiện đức cao quí, mà quan ông cũng có nhiều điều bất thiện, còn ẩn náu kỹ càng dưới chiếc mũ tiến hiền và trong bộ tử phục 3 hầu kia.

- Dạ, thưa tiên sinh, nếu tiên sinh dạy cho kẻ hậu sinh này biết được những điều bất tiếu, còn tiềm ẩn trong nhân cách, để sớm tối lo việc sửa mình, ngõ hầu mới có thể gần gũi được các bậc tài đức trong thiên hạ, cùng lo việc nước.

Tiên sinh chậm rãi:

- Nói về những đức tốt của người là điều cực dễ. Nhưng nói về những điều xấu, những điều ác độc còn chất chứa trong họ mới thực là khó. Khó hơn nữa, người nghe lại là người quyền cao chức trọng, kẻ nói mất đầu như chơi. Song, tôi vì đại nghĩa, còn vì tình tri kỷ với quan ông, nên tôi nói mà không sợ quan ông đổi dạ.

Trên kia tôi đã nói về bảy điều thiện đức của quan ông, bây giờ tôi nói về bảy điều bất thiện trong quan ông:

- Một là nhỡn quan hẹp.

- Hai là tri thức hẹp.

- Ba là chưa có lòng bao dung.

- Bốn là chưa thật bụng tin người.

- Năm là nặng bè đảng, nhẹ hợp quần.

- Sáu là tàn bạo.

- Bảy là chưa hết lòng thương dân. Nhiều vùng qui phụ triều đình lâu rồi mà vẫn để dân lưu tán, đói khổ.

Cứ sau mỗi điều, Hoàng tiên sinh lại khéo để ý xem quan điện tiền chỉ huy sứ có còn muốn nghe nữa không. Tiên sinh thấy dù Trần Thủ Độ có là bậc thánh, cũng không thể không gai người khi nghe đủ bảy điều xấu hoàn hảo của mình. Cho nên mặt quan ông cứ tái dần, tái dần cho tới lúc sạm đen như người say xỉn. Và bỗng nhiên, mồ hôi trán vã ra như người bị trúng độc.

Hoàng tiên sinh trầm hẳn giọng xuống gặng hỏi:

- Thưa quan ông, liệu tôi có quá lời chăng?

Trần Thủ Độ vụt đã tươi tỉnh hẳn lên. Ông sụp lễ Hoàng tiên sinh hai lễ. Hoàng tiên sinh vội vàng nâng quan điện tiền dậy:

- Quan ông làm thế, tôi khó nghĩ quá. Tôi đâu dám nhận lễ của quan ông.

- Bẩm tiên sinh, quả là tiên sinh vừa cho tôi uống một liều thuốc tróc độc. Mà đã tróc được đôïc, thì cơ thể không khỏi mỏi mệt. Tôi toát hết cả mồ hôi, lạnh buốt cả xương sống sau mỗi điều tiên sinh nói. Nếu không có tiên sinh là người sáng suốt và thẳng thắn vạch cho, tôi vẫn cứ ngỡ rằng mình thập phần hoàn hảo. Bẩm tiên sinh, về bảy điều thiện đức mà tiên sinh chỉ ra, tôi cũng lờ mờ cảm thấy như mình có cả. Còn như bảy điều bất thiện, thì lần đầu tiên nhờ có tiên sinh tôi mới nhận thấy. Và xét các việc đã làm, quả tôi còn nhiều điều dở quá. Dở quá. Từ nay tiên sinh không những là thầy tôi, mà tôi còn thờ tiên sinh như một bậc quốc phụ. Xin cam kết với tiên sinh, tôi quyết đổi lỗi chứ không đổi dạ thờ tiên sinh. Mong tiên sinh chỉ giáo, nếu chẳng may có một điều nào trong bảy điều trên, nó trở thành cố tật rồi thì có hại gì cho sự nghiệp không?

- Những điều bất thiện kia ai mà chẳng có. Nhưng ở người thường, nó không tác hại nhiều lắm. Còn như ở người cầm cân nảy mực quốc gia, chỉ cần một trong bảy điều trên được bành trướng ra như một thế lực, cũng đủ tiêu tan cả nghiệp lớn.

- Nhỡn quan hẹp ư? Nhìn sao thấu được thiên hạ. Biết trong nước thế nào, ngoài nước thế nào để sắp đặt then máy quốc gia?

- Tri thức hẹp ư? Sao có thể ngồi trên được kẻ sĩ?

- Hẹp lượng bao dung ư? Sao có thể ôm trùm được thiên hạ.

- Chưa thật bụng tin người ư? Còn ai dám tận tâm làm việc lớn?

- Nặng bè đảng ư? Làm sao mà cố kết được toàn dân?

- Tàn bạo ư? Kẻ sĩ quay mặt, người hiền bỏ đi.

- Không thương dân sao? Dân sẽ rủ nhau làm loạn.

Nghe Hoàng tiên sinh nói, Trần Thủ Độ như người ngủ mê chợt tỉnh. Oâng tiếp lời:

- Bẩm tiên sinh, nhờ tiên sinh tận tâm chỉ bảo, tôi như người mù vừa thấy lại mặt trời. Mong tiên sinh từ nay đừng coi tôi như một bậc tể thần, mà hãy coi tôi như một lũ "ấu ấu tu tri" để dạy dỗ.

Hoàng tiên sinh gật gật, ông lại đưa tay lên vuốt nhẹ chòm râu. Ông vuốt như thế mãi một lúc lâu, cứ như là ông đang kéo dài, dài mãi những sợi râu để biến nó thành những sợi tơ trời. Bất chợt ông lại nói:

- Cái khó không phải là con người ta còn làm điều bất thiện, mà khó là ở chỗ, con người có tận tâm đổi lỗi để đạt tới cõi thiện?

Mới nửa chiều, sương đã giăng trắng cả kinh thành. Giá buốt lùa vào đại sảnh. Lò than đã tàn. Chỉ có hương trầm như còn đọng lại, còn đông kết lại cùng với những lời nói tâm huyết của hai vĩ nhân trong một chiều sương giá. Phải chăng đây là khởi đầu buổi bình minh của một triều đại mới? "
Cuộc đàm đạo này của cụ là hoàn toàn ông tác giả bịa ra, là quan điểm của ông ấy chứ có giá trị gì lịch sử :D xem truyện dã sử nào hao hao rồi gắn tên vào là xong.
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,750
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
49
Cuộc đàm đạo này của cụ là hoàn toàn ông tác giả bịa ra, là quan điểm của ông ấy chứ có giá trị gì lịch sử :D xem truyện dã sử nào hao hao rồi gắn tên vào là xong.
Cụ Độ đàm đạo nhưng lại có ghi âm.
Tám trăm năm sau hậu thế khai quật được cái iphone ghi lại cuộc đàm đạo đó.
 

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
7,974
Động cơ
367,009 Mã lực
Đây là cuộc đàm đạo giữa Trần Thủ Độ và Hoàng tiên sinh (người mà TĐT coi là thầy), sau đó là BÌNH MINH của một TRIỀU ĐẠI MỚI, em thấy dã sử cũng có cái hay của dã sử:
" ...
Lão bộc, lặng lẽ tiếp thêm trầm vào lò, rồi khẽ đặt bình rượu vừa hâm và xế góc quan điện tiền đang ngồi. Xong đâu đó, lão bước ra ngoài nhà như một cái bóng.

Hoàng tiên sinh nhận ly rượu nóng từ tay Trần Thủ Độ, nhẹ nhàng đặt về phía mình, rồi ông nói:

- Từ bấy lâu ăn ở với quan ông, xét các việc quan ông đã thi hành ở trong nhà cũng như ngoài cung đình, hoặc trong dân chúng, xét những việc hiển nhiên cũng như những suy tư và các chủ trương mai hậu của quan ông, tôi tạm qui quan ông có bảy cái mạnh đáng được giữ gìn để làm gương sáng cho đời:

Cái mạnh thứ nhất của quan ông là tính quyết đoán. Người có tính quyết đoán là người dám chịu trách nhiệm về công việc mình làm, và cũng là người có khả năng đón định được thời cơ làm việc lớn. Việc đáng quyết mà chần chừ không quyết, tức là bỏ mất thời cơ, và đã chuyển từ cái nhân chiến thắng thành cái quả thất bại. Vì như việc sách lập Chiêu Thánh kế vị. Việc ấy, biết bao người đã xui quan ông phế truất Lý Huệ tôn để lên ngôi hoàng đế, nhưng quan ông nhất quyết gạt đi. Cái khôn ngoan là ở chỗ đó. Một đứa bé tám tuổi thì biết gì mà chấp chính, thành ra quyền hành vẫn thuộc về quan ông. Làm việc này quan ông có hai cái lợi. Lợi thứ nhất là quan ông giữ được tiếng tôi trung, trước sau vẫn khuông phò nhà Lý. Cái lợi thứ hai là trên danh nghĩa nhà Lý, quan ông sai khiến thiên hạ. Triều đình không bắt bẻ vào đâu được, các thế lực kình chống với quan ông cũng không lấy cớ gì để tiến binh. Nói đâu xa, dạo Chiêu Thánh kế nghiệp, Nguyễn Nộn tưởng quan ông tức vị 1 đem quân về kinh hỏi tội. Nhưng quân đến Bồ Đề, y thấy bố cáo của triều đình, bèn tự ý lui quân. Vì rằng y không còn danh nghĩa gì để đem quân về kinh sư nữa.

- Thưa tiên sinh, Trần Thủ Độ nói xen vào - Việc sách lập Chiêu Thánh làm hoàng thái tử để nhường ngôi, là ý của tiên sinh chứ đâu phải ý của tôi. Tôi chỉ biết nghe lời tiên sinh.

Hoàng tiên sinh cười rạng rỡ. Ông quơ lấy ly rượu uống một hơi can sạch, như để tự thưởng cho cái mưu của ông đã được người học trò dũng lược đem ra thi thố thập phần hoàn hảo. Tiên sinh nói, giọng hồ hởi:

- Một bên là "tôi xui" quan ông, một bên là cả "triều đình xui" quan ông. Nếu quan ông không có bản lĩnh chắc là phải nghe triều đình chứ. Tôi nói thì dễ, chứ quan ông làm khó lắm. Sự phản trắc đầy triều. Lúc nào cũng có kẻ rình rập. Không phải là tay trí dũng hơn đời, không thể làm nổi các mưu sâu chước lạ. Vả lại nếu không dẹp bỏ được lòng tham vô lối, tức là coi ngai vàng hơn xã tắc 2 để hướng về cái cao đẹp hơn, dễ gì quan ông đã nghe tôi. Tôi chỉ lý giải một trong bảy đức tính quí báu đó của quan ông, để tự xét mình mà thôi.

- Dạ được, tôi sẽ lần lượt nói cho đủ bảy đức tốt của quan ông:

- Một là quyết đoán.

- Hai là không thiên kiến.

- Ba là trọng người hiền.

- Bốn là không tham lợi nhỏ.

- Năm là không nghe lời gièm.

- Sáu là dũng lược.

- Bảy là biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết thảy.

Có bảy đức tính đó, lo gì việc kiêm tính thiên hạ.

Thấy Hoàng tiên sinh nói đến việc kiêm tính thiên hạ, Trần Thủ Độ giật mình lạnh toát cả sống lưng. Ông phải lấy việc gọi lão bộc vào pha trà để tự trấn tĩnh. Giây lâu, ông mới cất tiếng hỏi:

- Bẩm tiên sinh, quả là tiên sinh quá yêu, nên tiên sinh đã cho kẻ quê mùa này nhiều thiện đức của các bậc kỳ tài trong thiên hạ.

- Quan ông điện tiền chỉ huy sứ, xin hãy cứ bình tâm. Không phải quan ông chỉ có thiện đức cao quí, mà quan ông cũng có nhiều điều bất thiện, còn ẩn náu kỹ càng dưới chiếc mũ tiến hiền và trong bộ tử phục 3 hầu kia.

- Dạ, thưa tiên sinh, nếu tiên sinh dạy cho kẻ hậu sinh này biết được những điều bất tiếu, còn tiềm ẩn trong nhân cách, để sớm tối lo việc sửa mình, ngõ hầu mới có thể gần gũi được các bậc tài đức trong thiên hạ, cùng lo việc nước.

Tiên sinh chậm rãi:

- Nói về những đức tốt của người là điều cực dễ. Nhưng nói về những điều xấu, những điều ác độc còn chất chứa trong họ mới thực là khó. Khó hơn nữa, người nghe lại là người quyền cao chức trọng, kẻ nói mất đầu như chơi. Song, tôi vì đại nghĩa, còn vì tình tri kỷ với quan ông, nên tôi nói mà không sợ quan ông đổi dạ.

Trên kia tôi đã nói về bảy điều thiện đức của quan ông, bây giờ tôi nói về bảy điều bất thiện trong quan ông:

- Một là nhỡn quan hẹp.

- Hai là tri thức hẹp.

- Ba là chưa có lòng bao dung.

- Bốn là chưa thật bụng tin người.

- Năm là nặng bè đảng, nhẹ hợp quần.

- Sáu là tàn bạo.

- Bảy là chưa hết lòng thương dân. Nhiều vùng qui phụ triều đình lâu rồi mà vẫn để dân lưu tán, đói khổ.

Cứ sau mỗi điều, Hoàng tiên sinh lại khéo để ý xem quan điện tiền chỉ huy sứ có còn muốn nghe nữa không. Tiên sinh thấy dù Trần Thủ Độ có là bậc thánh, cũng không thể không gai người khi nghe đủ bảy điều xấu hoàn hảo của mình. Cho nên mặt quan ông cứ tái dần, tái dần cho tới lúc sạm đen như người say xỉn. Và bỗng nhiên, mồ hôi trán vã ra như người bị trúng độc.

Hoàng tiên sinh trầm hẳn giọng xuống gặng hỏi:

- Thưa quan ông, liệu tôi có quá lời chăng?

Trần Thủ Độ vụt đã tươi tỉnh hẳn lên. Ông sụp lễ Hoàng tiên sinh hai lễ. Hoàng tiên sinh vội vàng nâng quan điện tiền dậy:

- Quan ông làm thế, tôi khó nghĩ quá. Tôi đâu dám nhận lễ của quan ông.

- Bẩm tiên sinh, quả là tiên sinh vừa cho tôi uống một liều thuốc tróc độc. Mà đã tróc được đôïc, thì cơ thể không khỏi mỏi mệt. Tôi toát hết cả mồ hôi, lạnh buốt cả xương sống sau mỗi điều tiên sinh nói. Nếu không có tiên sinh là người sáng suốt và thẳng thắn vạch cho, tôi vẫn cứ ngỡ rằng mình thập phần hoàn hảo. Bẩm tiên sinh, về bảy điều thiện đức mà tiên sinh chỉ ra, tôi cũng lờ mờ cảm thấy như mình có cả. Còn như bảy điều bất thiện, thì lần đầu tiên nhờ có tiên sinh tôi mới nhận thấy. Và xét các việc đã làm, quả tôi còn nhiều điều dở quá. Dở quá. Từ nay tiên sinh không những là thầy tôi, mà tôi còn thờ tiên sinh như một bậc quốc phụ. Xin cam kết với tiên sinh, tôi quyết đổi lỗi chứ không đổi dạ thờ tiên sinh. Mong tiên sinh chỉ giáo, nếu chẳng may có một điều nào trong bảy điều trên, nó trở thành cố tật rồi thì có hại gì cho sự nghiệp không?

- Những điều bất thiện kia ai mà chẳng có. Nhưng ở người thường, nó không tác hại nhiều lắm. Còn như ở người cầm cân nảy mực quốc gia, chỉ cần một trong bảy điều trên được bành trướng ra như một thế lực, cũng đủ tiêu tan cả nghiệp lớn.

- Nhỡn quan hẹp ư? Nhìn sao thấu được thiên hạ. Biết trong nước thế nào, ngoài nước thế nào để sắp đặt then máy quốc gia?

- Tri thức hẹp ư? Sao có thể ngồi trên được kẻ sĩ?

- Hẹp lượng bao dung ư? Sao có thể ôm trùm được thiên hạ.

- Chưa thật bụng tin người ư? Còn ai dám tận tâm làm việc lớn?

- Nặng bè đảng ư? Làm sao mà cố kết được toàn dân?

- Tàn bạo ư? Kẻ sĩ quay mặt, người hiền bỏ đi.

- Không thương dân sao? Dân sẽ rủ nhau làm loạn.

Nghe Hoàng tiên sinh nói, Trần Thủ Độ như người ngủ mê chợt tỉnh. Oâng tiếp lời:

- Bẩm tiên sinh, nhờ tiên sinh tận tâm chỉ bảo, tôi như người mù vừa thấy lại mặt trời. Mong tiên sinh từ nay đừng coi tôi như một bậc tể thần, mà hãy coi tôi như một lũ "ấu ấu tu tri" để dạy dỗ.

Hoàng tiên sinh gật gật, ông lại đưa tay lên vuốt nhẹ chòm râu. Ông vuốt như thế mãi một lúc lâu, cứ như là ông đang kéo dài, dài mãi những sợi râu để biến nó thành những sợi tơ trời. Bất chợt ông lại nói:

- Cái khó không phải là con người ta còn làm điều bất thiện, mà khó là ở chỗ, con người có tận tâm đổi lỗi để đạt tới cõi thiện?

Mới nửa chiều, sương đã giăng trắng cả kinh thành. Giá buốt lùa vào đại sảnh. Lò than đã tàn. Chỉ có hương trầm như còn đọng lại, còn đông kết lại cùng với những lời nói tâm huyết của hai vĩ nhân trong một chiều sương giá. Phải chăng đây là khởi đầu buổi bình minh của một triều đại mới? "
Này là truyện của nhà văn Hoàng Quốc Hải, đã là truyện lịch sử thì chỉ còn tính chất tham khảo về sự kiện thôi cụ. Nội dung của các tiểu tiết sẽ theo ý của người viết dựa trên tình cảm của họ, suy nghĩ của họ về nhân vật họ viết.
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,720
Động cơ
430,901 Mã lực
Tư liệu về bà này không nhiều, đa phần cũng chỉ là cô gái nhà nghèo đứng tựa cây cụ ơi, vua Thánh Tông ưng mắt nên rước về (chắc xinh :)). Sau vua Thánh Tông mất, con trai lớn là Nhân Tông nối ngôi lúc 7 tuổi thì bà này lập mưu giết bà Dương thái hậu, lý do vì lúc đó nhà vua nhỏ tuổi nên Thái Hậu có quyền nhiếp chính, bà Dương thái hậu chết trong lãnh cung thì bà Ỷ Lan kế nhiệm. Sử khen bà này ba đảm đang, cùng cụ Lí Thường Kiệt phá giặc & trị nước tốt, còn đc so sánh với Võ hậu bên kia. Gần cuối đời bà này còn có vụ trảm Lê Văn Thịnh thì phải.
Trong bộ 3 vở chèo: bài ca giữ nước của cụ Tào Mạt có nói phần công trạng của bà này giúp Vua trị nước, và trong 1 phần có nói về Thái Sư Lê Văn Thịnh làm phản, tuy nhiên em cũng đọc đâu đó là thái Sư LVT bị oan, do bà này bầy mưu và vu tội giết vua. Và cũng nói bà này nếu có nhiều công trạng như vậy hẳn sử sách đã phải lưu danh và đặt tên đường tên phố, nhưng mãi gần đây mới được đặt tên cho con đường qua đền bà bên Gia Lâm....
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,573 Mã lực
Đúng cụ ợ, món này ít người biết.

Nếu lan man đi theo hướng totem này, chắc sẽ tìm tiếp đến thần Thủy-Cẩu (Rái cá) - F0 của cụ ĐTH nữa, rồi con cụ ý là Đinh Toàn cùng tuổi cụ LCU, khi nhà Đinh thất thế cũng vào "chùa" lánh nạn, rồi cho 1 giả thiết rằng: vào 1 ngày đẹp trời nào đó, cụ Toàn bừng sáng trở thành LCU ???

Nói chung đủ loại dị bản & giả thiết, và giả thiết nào cũng có vẻ hợp lý trong bối cảnh sử liệu rất ít như vậy.

Không những còn mà giờ có cầu đá vào ạ.
Trước kia muốn vào lễ phải có cái thuyền tôn (trước 2005) . Và mỗi năm số nguoi vào lễ đếm đầu ngín tay
 
Chỉnh sửa cuối:

zotdac

Xe hơi
Biển số
OF-733188
Ngày cấp bằng
18/6/20
Số km
178
Động cơ
69,983 Mã lực
E đoán vậy, vì cái này là gốc, vụ gia phả gia thế cụ đang chém & sắp chém chỉ là ngọn :D
Cho phép em được tò mò chút:
Cụ có biết nguồn nào dẫn, tượng Cẩu Nhi này do ai, làm năm nào k ạ ?
Lúc đầu, nó đã trèo ngay ra giữa hồ Trúc Bạch như thế hay nằm ở chỗ nào khác ạ ?
Điều làm em khó hiểu nhất là, quân Vương Thông, Mã Anh, Phương Chính ... đã đốt phá sạch sẽ tất tần tật những gì thuộc về lịch sử và văn hóa Đại Việt, cớ sao lại cố tình bỏ sót bức tượng đá khá to nằm ngay cạnh kinh thành Thăng Long ?
Theo em, câu chuyện chó mẹ với chó con có đốm hình chữ "thiên tử" nó cũng huyền bí chả khác gì chuyện cột đồng Mã Viện; có khác chăng chỉ là chuyện này có vẻ "thật" hơn vì nó có để lại 1 thứ tạm gọi là "bằng chứng".
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,573 Mã lực
Mời cụ: "...Sách Tây Hồ chí chép: "Thần Cẩu Nhi là con Cẩu Mẫu, triều Lý miếu thờ ở bãi châu Chữ phía Tây bắc hồ, thời Hậu Lê gọi là chùa Trúc Bạch. Trước khi nhà Lý dời đô ra Thăng Long, ở chùa Thiện Tâm trên núi Ba Tiêu- châu Bắc Giang có một con chó trắng mang thai vượt sông trên núi Khán sinh một con. Người người lấy làm lạ. Đến năm Canh Tuất có việc dời đô, Cẩu Mẫu và Cẩu Nhi đều hoá. Vua nghe chuyện, bảo đó là Phúc Thần, bèn cho dựng miếu thờ Cẩu Mẫu, Cẩu Nhi ở dưới hồ thuộc địa phận làng Trúc Yên"...".

Vấn đề nằm ở chỗ Tây Hồ chí là sách truyện dân gian, xuất bản vào thế kỷ 19, nên độ tin cậy là thấp :'(

Nôm na thì có thể hiểu tín ngưỡng dân gian ngày đó coi chó là 1 loại linh thú - oai tướng gì đó (Như con Khao Thiên Khuyển của Nhị Lang Thần, NLT đánh nhau lộn bậy vs Tôn Ngộ Không cả ngày không ăn thua, chứ Khao Thiên Khuyển xuất hiện thì Ngộ Không quy hàng chịu trói ngay). Cụ LCU vô tình ứng vận với (tận dụng triệt để ?) tín ngưỡng này: sinh năm Tuất, có mẹ con Cẩu thần mang chữ "Thiên tử" chạy tung tăng khắp nơi chỉ báo thiên mệnh, dời đô cũng năm Tuất luôn, ... Do đó, đền Cẩu Nhi nó cũng có ít nhiều tính xác thực, ít nhất đã từng khiến LĐ TP HN cho bay 1 dự án mini resort trên cái đảo tin hin này.


À, e bổ sung thêm chút câu hỏi đầu của cụ: tượng + miếu Cẩu Nhi hiện nay là mới dựng lại hồi kỷ niệm 1000 năm TL, chứ cái cũ đã bị đập phá để dọn mặt bằng xây dựng.

Cho phép em được tò mò chút:
Cụ có biết nguồn nào dẫn, tượng Cẩu Nhi này do ai, làm năm nào k ạ ?
Lúc đầu, nó đã trèo ngay ra giữa hồ Trúc Bạch như thế hay nằm ở chỗ nào khác ạ ?
Điều làm em khó hiểu nhất là, quân Vương Thông, Mã Anh, Phương Chính ... đã đốt phá sạch sẽ tất tần tật những gì thuộc về lịch sử và văn hóa Đại Việt, cớ sao lại cố tình bỏ sót bức tượng đá khá to nằm ngay cạnh kinh thành Thăng Long ?
Theo em, câu chuyện chó mẹ với chó con có đốm hình chữ "thiên tử" nó cũng huyền bí chả khác gì chuyện cột đồng Mã Viện; có khác chăng chỉ là chuyện này có vẻ "thật" hơn vì nó có để lại 1 thứ tạm gọi là "bằng chứng".
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top