[Funland] Trận Khe Sanh

jany

Xe tăng
Biển số
OF-196826
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,219
Động cơ
340,416 Mã lực
Không biết Cụ là ai, bao nhiêu tuổi, sinh ra ở đâu và hiện đang sống ở đâu.
Nhưng nếu là ngưôif Việt thì chắc sẽ biết câu nói: " ý tứ"; Ăn trông nồi, ngồi trông hướng;
Cụ nói vậy có ý gì? Có nhất thiết phải nói vậy không?
Bây giờ chủ nghĩa xét lại đang thịnh hành cụ ạ. Đã nói "dù có phải đốt cháy dãy Trường Sơn" cũng phải giành lại độc lập mà nhiều người cứ giả vờ ngây ngô. Mọi lựa chọn đều phải trả giá. Lựa chọn độc lập, toàn vẹn lãnh thổ thì phải trả giá bằng sinh mạng và xương máu, VN như vậy, các thuộc địa khác cũng đều như vậy. Những người mang balo lên đường vào chiến trường năm đó có biết là họ có thể nằm lại ko? Có chứ. Nhưng họ vẫn đi. Những Đặng Thùy Trâm, những Nguyễn Văn Thạc phơi phới tuổi đôi mươi có biết họ có thể ko trở về ko? Biết chứ.
Thế mà lại có những người đang sống giữa thời bình, cơm no áo ấm ngồi đó cân đo đong đếm sự hi sinh của họ là thắng hay ko thắng. Thật là lạ lùng.
Trong mắt những người này thì chắc phải cưa đôi đất nước như Triều Tiên mới là thắng ấy, để rồi mỗi nửa chịu ảnh hưởng của một nước lớn, rồi cho nước lớn đóng quân trên đất nhà mình để đổi lấy viện trợ, để 1 nửa được giàu có sung sướng là được rồi, kệ nửa còn lại bị cấm vận hàng chục năm, kệ tất cả nam thanh niên đều phải đi nghĩa vụ quân sự, kệ 2 nửa luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh, và kệ những bà mẹ ngóng chờ đoàn tụ với con qua cầu truyền hình từ năm này qua năm khác cho đến khi họ chết đi...
 
Chỉnh sửa cuối:

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,357
Động cơ
550,368 Mã lực
Cụ Chính uỷ Bùi Văn Tùng, nguyên Chính uỷ Lữ xe tăng 203 từng tham gia chiến dịch Khe Sanh mới qua đời các bác ợ.
 
Chỉnh sửa cuối:

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Vâng, đánh giá thế nào là quyền của Cụ.
Ứng xử và suy nghĩ là của người trong cuộc.
Chiến tranh là khốc liệt và không phải lúc nào cũng là màu hồng.
Thôi các cụ, trả thớt cho cụ Ngao. Chuyện chiến tranh, sống chết, thắng thua thì nói cả năm không hết đâu.
 

aquatichung

Xe tải
Biển số
OF-99917
Ngày cấp bằng
13/6/11
Số km
498
Động cơ
401,357 Mã lực
Có bại đấy chứ, cụ bị bại não mà :D
Những người đã từng sống trong thời đó, giờ đã già và chuẩn bị già cả rồi, ký ức về chiến tranh cũng sẽ dần phai. Những bài viết của Cụ Ngao rất quý, vừa là tư liệu vừa là những bài học lịch sử để các thành viên trẻ tuổi nhìn nhận và hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhóm màu tím thích phá hoại đất nước và truyền bá tư tưởng xét lại, viết lại sử, bẻ cong sự lịch sử là có thật và có nhiều. Là con dân Việt, chúng ta cần học sử và giáo dục chính chúng ta, con cháu chúng ta không bị truyền thông " Tây lông" và " yêu màu tím" dẫn dắt con cháu chúng ta đi vào mê cung dối trá, làm suy yếu giống nòi.
 

Nhimtiu

Xe lăn
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
10,163
Động cơ
571,866 Mã lực
Hơi liên quan một chút
Anh ruột em sinh 1941 đi bộ đội năm 1964, ở pháo binh tham gia trận pháo kích Cồn Tiên, Dốc Miếu sau đó là Khe Sanh và bị thương ở đó, ra Bắc an dưỡng ở Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội. Em gặp anh em năm 1970 sau 6 năm xa cách, không cầm được nước mắt. Người anh trai vạm vỡ khoẻ mạnh nhất nhà, nay gầy và ốm yếu. Anh em gặp nhau ngắn ngủi, ông kiệm lời, chỉ kể sơ sơ và kết luận rằng "rất khủng khiếp, em ạ". Anh em sống ở Đồng Nai, mất cách đây 2 năm, thọ 79 tuổi.
Cccm mà nhìn các hố bom do B52 nó rải ngày đêm xung quanh các vị trí đóng quân của quân Bắc Việt sẽ thấy nó khủng khiếp thế nào, rồi pháo binh giã liên tục. Em bổ sung ít tài liệu thực địa qua link clip này để cccm khác hình dung thêm qua thớt cụ Ngao5. Cám ơn cụ đã chia sẻ những hình ảnh khốc liệt của cuộc chiến:


p/s: Cccm đọc qua comments của vet hay con cháu họ dưới clip để thấy đc cảm nhận từ phía bên kia. Lịch sử vẫn vậy, vẫn bi thương và giới 9 chị gia chả rút ra đc bài học nào từ chiến tranh cả, chỉ chết dân thường và trẻ em. Nhìn Nga và Ukraine lại nhớ đến Việt Nam mình ngày trc với một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm (pxoxy w.ar) trên đất Việt.

 
Chỉnh sửa cuối:

Scooterman

Xe tăng
Biển số
OF-155723
Ngày cấp bằng
7/9/12
Số km
1,572
Động cơ
368,622 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Bẩm cụ Ngao5 ạ, em thuộc thế hệ con cháu, sinh ngay hậu chiến, em đã theo dõi rất nhiều topic của cụ và đã học được rất nhiều thông tin bổ ích bổ sung nhiều cho vốn kiến thức hạn hẹp của em, nó giúp ích nhiều cho công việc của em. E cảm ơn cụ rất nhiều ạ. Tienj đây em mạn phép hỏi cụ là hiện em đang tìm một nhân chứng lịch sử tại Trại Tù Sơn Tây cũ ạ (E đã theo dõi topic đó của cụ). Em sắp tiếp đoàn cựu chiến binh Mỹ thăm Việt Nam và muốn nói chuyện với họ tại đó vào đầu tháng 3 tới. E đã tới đó tìm, thậm chí nhờ cả phòng văn hóa TX Sơn Tây tìm giúp nhưng chưa có kết quả ạ.
E xin đa tạ!!!
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,041
Động cơ
552,432 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Bẩm cụ Ngao5 ạ, em thuộc thế hệ con cháu, sinh ngay hậu chiến, em đã theo dõi rất nhiều topic của cụ và đã học được rất nhiều thông tin bổ ích bổ sung nhiều cho vốn kiến thức hạn hẹp của em, nó giúp ích nhiều cho công việc của em. E cảm ơn cụ rất nhiều ạ. Tienj đây em mạn phép hỏi cụ là hiện em đang tìm một nhân chứng lịch sử tại Trại Tù Sơn Tây cũ ạ (E đã theo dõi topic đó của cụ). Em sắp tiếp đoàn cựu chiến binh Mỹ thăm Việt Nam và muốn nói chuyện với họ tại đó vào đầu tháng 3 tới. E đã tới đó tìm, thậm chí nhờ cả phòng văn hóa TX Sơn Tây tìm giúp nhưng chưa có kết quả ạ.
E xin đa tạ!!!
Cụ tìm ở đây xem. Còn bà Cấn Thị Phượng đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
Nhà bà Bác chsus có 3 anh em đều đi lính.
Anh cả nặm lại ở chiến trường miền nsm
Anh hai đi K.
Anh ba ở biên giới phía Bắc.
Ônganh hai sợ cả nhà tuyệt tự nên khi ở K, mỗi khi đánh nhau, ông ý toàn giơ chân lên khỏi hào và hy vọng dính mảnh để về tuyến sau.
Mấy năm ở K, ông ý không dính một mảnh nào và lành lặn cho đến khi ra quân
chả bù cho ông chú em, bọn polpot phản công, ông ý gác chân lên bắn súng máy, bọn polpot nó ngán quá phải chạy. Nghe ông ý kể thời gian đi đánh nhau ở K đúng là kinh khủng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Bắc Việt Nam muốn nhổ căn cứ Khe Sanh vì lo ngại nó uy hiếp Đường mòn Hồ Chí Minh.
Cuộc chiến Khe Sanh bắt đầu từ giữa 1966 khi Mỹ mở rộng căn cứ và đánh chiếm những quả đồi phía tây Khe Sanh để tạo hành lang cho căn cứ này. Đến cuối 1967 thì những quả đồi đó đã thuộc về binh sĩ Hoa Kỳ
Nửa đêm 20 rạng sáng 21 tháng 1 năm 1968, Bắc Việt Nam quyết định mở đợt tấn công đầu tiên vào Căn cứ Khe Sanh, trước tiên là những quả đồi án ngữ Khe Sanh, hiện TQLC Hoa Kỳ đang chiếm giữ
Trong ngày đầu tiên mở màn, pháo binh Bắc Việt Nam đã phá huỷ kho đạn 1.500 tấn và giết 40 TQLC Hoa Kỳ, bị thương hàng chục người khác. Sáu hôm sau, Bắc Việt Nam tấn công Trại Lực lượng Đặc biệt Huội San (Lào) do cố vấn Mỹ chỉ huy. Lần đầu tiên, bộ binh Bắc Việt Nam được một Đại đội xe tăng hạng nhẹ PT-76 yểm trợ đã chiếm được Trại này. Tàn quân của Trại Lực lượng Đặc biệt Huội San chạy về Làng Vei, tức là Trại cũ, nơi từng là đồn Pháp cũ, không phải Trại mới. Họ thông báo cho chỉ huy Trại Lực lượng Đặc biệt (mới) biết là quân đội Bắc Việt Nam sử dụng xe tăng. Viên cố vấn chỉ huy Trại mới cho rằng đây là “hoang tin“, theo ông này Bắc Việt Nam không thể đưa xe tăng vào đây được.
Bộ chỉ huy mặt trận (Đường 9 - Khe Sanh) quyết định tiêu diệt Trại Lực lượng Đặc biệt Làng Vei.
23 giờ đêm 6 tháng 2 năm 1968, bộ binh Bắc Việt Nam được 2 Đại đội xe tăng Pt-76 (16 chiếc) yểm trợ đã tấn công Trại Lực lượng Đặc biệt Làng Vei. Cuộc chiến kéo dài 3 giờ, đến 10 giờ sáng ngày 7 tháng 2, ta làm chủ trận địa. Trong số 900 quân đồn trú và 24 binh sĩ Mỹ có 316 chết (7 binh sĩ Mỹ), 316 chết (có 7 lính Mỹ), 75 bị thương, 253 bị bắt (có 3 binh sĩ Mỹ). Phía Bắc Việt Nam 90 hy sinh, 220 bị thương, 1 xe tăng bị phá huỷ bởi pháo 106 mm, và một xe tăng bị hư hại.
Như đã nói, trong trận Làng Vei, ta sử dụng 2 Đại đội tăng PT-76, mỗi Đại đội phiên chế 11 chiếc, lẽ ra 22 chiếc vào trận, nhưng do hỏng hóc nên chỉ 16 chiếc tham chiến.
Về phía đối phương, có tới 99 chiếc súng chống tăng M-72 LAW (Light Anti-tank Wepon) nhưng bắn trúng vỏ xe và nảy ra, theo lý thuyết thì M-72 bắn thủng giáp tăng T-54, nhưng không hiểu sao lại không xuyên được PT-76 vỏ mỏng hơn nhiều
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực

bspvietnam

Xe tăng
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
1,753
Động cơ
232,630 Mã lực
Cuộc chiến nào cũng tàn khốc
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
20/1/1968, Căn cứ Khe Sanh đêm trước khi bị tấn công
Khe Sanh 1968_1_20 (1).jpg

20-1-1968 – Một TQLC Hoa Kỳ nhìn qua màn sương khi đang tuần tra tại một căn cứ Khe Sanh. Ảnh: Dick Swanson
Khe Sanh 1968_1_20 (2).jpg

20-1-1968 – Mặt trời mọc trên Căn cứ Khe Sanh
Khe Sanh 1968_1_20 (3).jpg

20-1-1968 - một TQLC Mỹ trên xe tăng hạng nhe M50A1 Ontos dưới ánh sáng mặt trời qua làn sương mù dày đặc ở Căn cứ Khe Sanh. Anh: Dick Swanson
 

nano2009

Xe hơi
Biển số
OF-52172
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
102
Động cơ
451,306 Mã lực
Khe Sanh là một địa danh thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, sát ngày Quốc lộ 9, và cách biên giới Việt Lào chừng 18 km
Thời Pháp, Khe Sanh là một không làng nghèo nàn, chủ yếu là người dân tộc Vân Kiều sinh sống. cách biên giới Việt Lào 5 km có một đồn Pháp gọi là đồn Làng Vei, cách Khe Sanh 10 km về phía đông.
Từ 1962, chỗ đồn Pháp (cũ), người Mỹ xây dựng Trại Lực lượng Đặc biệt với 24 Binh sĩ Mũ Nồi Xanh và gần 900 binh sĩ Dân vệ địa phương (đến cuối 1967). Sau này, Trại Lực lượng Đặc biệt Làng Vei (mới) được xây dựng, cách Trại cũ 800 mét. Trận Làng Vei sẽ kể trong bài này xảy ra ở Trại Lực lượng Đặc biệt Làng Vei mới
Quốc lộ 9 xuất phát từ Đông Hà, qua Khe Sanh, Làng Vei, cửa khẩu Lao Bảo, sang Huội San (Lào) và Sê Pôn (Lào).
Sê Pôn cách biên giới Việt – Lào 40 km, cách Làng Vei 45 km, cách Khe Sanh 60 km, là một điểm chứa hàng của Bắc Việt Nam trên tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh.
Mỹ biết được sự quan trọng của Sê Pôn, nhưng không dám đưa quân sang Lào để cắt đứt Đường Hồ Chí Minh vì bị Hiệp định Geneva 1962 về Lào ràng buộc: quân nhân Hoa Kỳ không được phép vượt qua biên giới Việt Lào. Từ 1965 Mỹ bắt đầu xây dựng Căn cứ Khe Sanh để chặn đường tiếp viện của Bắc Việt Nam từ Lào vào Nam Việt Nam. Năm 1966-67, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ McNamara cho xây dựng cái gọi là “Hàng rào điện tử McNamara“ chiều dài 20 km từ Khu phi quân sự (sông Bến Hải) đến Quốc lộ 9. Căn cứ Khe Sanh là tiền đồn phía tây để trấn giữ ải biên giới này, vì thế từ 1966, Căn cứ Khe Sanh được mở rộng và trở thành Căn cứ chiến đấu của TQLC Hoa Kỳ với số lính đồn trú lên tới 6.500 người.
Em hóng với.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Đồi 861 là mục tiêu tấn công đầu tiên, sau khi Bắc Việt Nam nã đạn pháo với số lượng khá lớn
Khe Sanh 1968_1_21 (1) Hill 861.jpg

0 giờ 30 phút sáng ngày 21-1-1968, pháo binh Bắc Việt Nam nă đạn vào Đồii 861 (cụm cứ điểm Khe Sanh). Anh: Co Rentmeester
Khe Sanh 1968_1_21 (1).jpg

20-1-1968 – binh sĩ huỷ quân lục chiến khiêng một người lính bị thương trên cáng tại Căn cứ chiến đấu Khe Sanh khi Quân đội Bắc Việt pháo kích vào tiền đồn này. Ảnh: Đặng Văn Phước
Khe Sanh 1968_1_21 (2).jpg

Tiền đồn Khe Sanh với các boongke, bãi chứa đạn dược và những túp lều âm ỉ sau cuộc tấn công bằng tên lửa và súng cối của Sư đoàn 325 C Bắc Việt vào sáng ngày 21 tháng 1 năm 1968. Ảnh: Đặng Văn Phước
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,335
Động cơ
899,645 Mã lực
Cụ tìm ở đây xem. Còn bà Cấn Thị Phượng đó.
Em biết có 1 nhà hàng ở Đường Lâm, hình như chủ tên là Phương (lâu rồi em không nhớ rõ) có 1 lần dẫn khách ăn ở đấy bác ấy khoe bà già bác ấy nấu ăn ở trại an dưỡng.
Cô giáo chủ nhiệm em tên Chiêu có ông già cũng bị thương trong vụ ấy. Hôm ấy là 20 tháng 11 tụi em tổ chức lửa trại. Sáng hôm sau thấy cô giáo lên lớp mắt đỏ hoe, mọi người bảo ông bị biệt kích Mỹ đâm bằng dao găm. Ông là 1 cán bộ đang được an dưỡng ở trại. Vừa xem lại số điện thoại của cô, nhưng hình như số cũ bắt đầu bằng 04!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Khe Sanh 1968_1_21 (5).jpg

21-1-1968 – Một Thuỷ quân lục chiến đưa đồ uống cho một đồng đội lính bị thương từ lon C-ration (khẩu phần C) tại căn cứ chiến đấu Khe Sanh. Đầu và mặt của người lính bị thương được băng bó khi quân đội Bắc Việt pháo kích vào tiền đồn ngày hôm đó. Ảnh: Đặng Văn Phước
Khe Sanh 1968_1_21 (4).jpg

21-1-1968 – Lính Mỹ khiêng một thương binh trên cáng ở Khe Sanh. Ảnh: Francois Mazure
 

Father Bon

Xe hơi
Biển số
OF-611552
Ngày cấp bằng
24/1/19
Số km
162
Động cơ
122,088 Mã lực
Từ đầu tháng 1 năm 1968, Bắc Việt Nam bắt đầu gây sức ép lên Căn cứ Khe Sanh bằng những cuộc pháo kích từ pháo tầm xa đặt trên đất Lào, mà phía Mỹ không có cách nào đối phó. Máy bay Mỹ không được phép tấn công vào lãnh thổ Lào (theo Hiệp định Geneva 1962, Lào được các bên xác định là một quốc gia trung lập), còn pháo tầm xa của Mỹ đặt ở Camp Caroll (tức Tân Lâm sau này) thì không với tới lãnh thổ Lào
Thuỷ quân lục chiến Mỹ đành phải chấp nhận những cuộc pháo kích bất ngờ của Bắc Việt Nam
Quân đội Mỹ rất mạnh, thường thì họ chủ động tấn công hơn là phòng thủ, nay phải đào hầm hào để ẩn náu nên rất ức chế, chẳng có cách nào chống lại pháo binh Bắc Việt Nam hàng ngày nã vào
Cũng nên nói thêm: vậy các cuộc không kích vào Đường Hồ Chí Minh trên đất Lào thì sao? Xin trả lời là tất cả những máy bay ném bom Đường HCM nếu bị rơi thì được quy về "rơi trên lãnh thổ Nam Việt Nam". Quốc hội Mỹ không cho phép quân đội Mỹ tấn công vào lãnh thổ Lào, nhưng Quốc hội Hoa Kỳ (mắt nhắm, mắt mở) biết thừa rằng Mỹ đang ném bom Lào (do Thủ tướng Phouma của Lào cho phép), vì thế các báo cáo quân sự Hoa Kỳ không đề cập việc ném bom Đường HCM, và ngược lại Thủ tướng Lào Phouma cũng không dám hé răng việc Quân đội Nhân dân Việt Nam hoạt động ở Lào. Vì thế cả hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ đều không hé răng việc này, thế mới gọi là "cuộc chiến tranh bí mật trên đất Lào", dù khoảng 2 triệu tấn bom ném xuống đất Lào trong suốt cuộc chiến
Khe Sanh 1968_1_2 (7).jpg

2-1-1968 - Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ lao vào boong-ke của họ để thoát khỏi hỏa lực pháo binh của Bắc Việt Nam tại Khe Sanh
Khe Sanh 1968_1_2 (7_).jpg

[/QUOTE
Em vẫn thắc mắc sao Lào trung lập mà mình lại đặt được Pháo binh bên đất họ để nã vào Khe Sanh, đọc ý này của cụ Ngao thì em đã hiểu ạ
 

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,881
Động cơ
628,099 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đồi 861 là mục tiêu tấn công đầu tiên, sau khi Bắc Việt Nam nã đạn pháo với số lượng khá lớn
View attachment 7662912
0 giờ 30 phút sáng ngày 21-1-1968, pháo binh Bắc Việt Nam nă đạn vào Đồii 861 (cụm cứ điểm Khe Sanh). Anh: Co Rentmeester
View attachment 7662924
20-1-1968 – binh sĩ huỷ quân lục chiến khiêng một người lính bị thương trên cáng tại Căn cứ chiến đấu Khe Sanh khi Quân đội Bắc Việt pháo kích vào tiền đồn này. Ảnh: Đặng Văn Phước
View attachment 7662929
Tiền đồn Khe Sanh với các boongke, bãi chứa đạn dược và những túp lều âm ỉ sau cuộc tấn công bằng tên lửa và súng cối của Sư đoàn 325 C Bắc Việt vào sáng ngày 21 tháng 1 năm 1968. Ảnh: Đặng Văn Phước
Đúng ngày 22 tháng Chạp năm Đinh Mùi, chuẩn bị tổng tấn công đêm Giao Thừa tết Mậu Thân 1968.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Nhận thấy đây là cuộc tấn công trực diện Căn cứ Khe Sanh, Mỹ lập tức huy động B-52 vào cuộc với "Chiến dịch Niagara"
Niagara là tên một ngọc thác lớn ở biên giới Hoa Kỳ-Canada, đặt tên cho chiến dịch này có nghĩa là sẽ ném bom ào ạt như thác lũ
(Viên thuốc cường dương nổi tiếng Viagara cũng mang tên trệu trạo của con thác này)
Trong "Chiến dịch Niagara" từ 21/1/1968 đến 31/3/1968, Không quân Mỹ đã thực hiện 9.691 phi vụ B-52 và thả 14.223 tấn bom.
Phi đoàn không quân của Thủy quân lục chiến đã thực hiện 7.098 phi vụ và ném 17.015 tấn bom đạn hỗn hợp.
Máy bay Hải quân (mặc dù đồng thời thực hiện phần lớn các nhiệm vụ của Chiến dịch Rolling Thunder đối với VNDCCH) đã góp 5.337 phi vụ và 7.941 tấn bom.
Vào cuối tháng 3/1968, khi Quân đội Bhd Việt Nam bắt đầu rút khỏi Khe Sanh. Tướng Westmoreland, chấp nhận các ước tính của Lực lượng Không quân cho rằng từ 9.800 đến 13.000 quân nhân Bắc Việt Nam bị chết hoặc bị thương, coi ưu thế trên không của Mỹ là một đóng góp quan trọng cho trận chiến.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top