Nhiều cụ trên OF hiểu chưa đúng, chưa chuẩn về đường lối, lập trường, chính sách của VN về biển Đông, cộng thêm với việc dùng sai khái niệm, thành ra cứ cãi nhau mãi.
Em khẳng định lại như sau: VN sử dụng cả các biện pháp song phương và đa phương để giải quyết tranh chấp biển đông. Cái này được hiểu như sau:
- Nếu vấn đề chỉ liên quan đến quyền lợi của VN và một nước khác (chỉ có 2 bên) thì giải quyết bằng biện pháp song phương, tức về cơ bản là đàm phán tay đôi 1-1 giữa 2 bên. Điển hình như phân định biên giới VN-TQ, hay phân định Vịnh Bắc Bộ là đàm phán song phương (đã xong).
- Đối với các vấn đề có liên quan đến lợi ích của VN và nhiều nước khác, thì giải quyết bằng biện pháp đa phương (tức nhiều bên). VD như nhiều đảo ở Trường Sa đồng thời cả VN, TQ, Đài Loan, Phi... cùng tranh chấp, thì phải giải quyết bằng biện pháp đa phương (tức không hoặc hạn chế đàm phán song phương với các nước).
Vấn đề "tự do hàng hải" (tấn công vào đường 9 đoạn) là vấn đề ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của tất các nước có hoạt động hàng hải đi qua đây, cho nên VN chào mừng và hoan nghênh các lập trường của Mỹ, Úc, EU về tự do hàng hải trên biển Đông. Vấn đề này liên quan đến lợi ích của cả khối ASEAN, cho nên VN thúc đẩy đàm phán giữa ASEAN-TQ, xây dựng COC, chính là giải pháp đa phương của VN.
VN không quốc tế hoá tranh chấp biển Đông. Phải hiểu rất rõ "quốc tế hoá" khác với "đa phương hoá" (nhiều cụ trong OF này hiểu lẫn lộn với nhau). "Quốc tế hoá biển Đông" là việc tung hê hết cả lên thành vấn đề quốc tế, nước nào cũng đề nghị can thiệp vào, không cần biết là có liên quan về lợi ích hợp pháp theo các loại luật pháp (hiệp định) mà các bên ký hay không. VD như Mỹ hay EU mà ủng hộ tự do hàng hải, tuần tra trên biển thì VN hết sức hoan nghênh, nếu họ ủng hộ lập trường chủ quyền của VN với các đảo ở Hoàng Sa thì VN cũng hoan nghênh và cám ơn; tuy nhiên nếu họ đề nghị đưa quân chiếm đảo hộ cho VN, thì VN sẽ dứt khoát từ chối.