Cái chỗ em họ hỏi thẳng như vậy, ông ĐS từ chối trả lời. Ở đây, em nhấn mạnh là việc này cũng là bình thường, nó chỉ nói lên rằng ông ta cũng không biết, hoặc chính sách, lập trường của Nga về vấn đề này là chưa có, hoặc chưa công khai được. Vậy thôi, chứ nó không được hiểu là nước Nga từ chối bán vũ khí trong trường hợp có xung đột.
Một cái tật của OF này là hay thích suy diễn, có 1 câu mà suy diễn ra 10 ý; còn trong lĩnh vực chính trị hay ngoại giao thì người ta phải hiểu từ ngữ của nhau một cách hết sức chính xác, và hạn chế suy luận. VD như mấy cái "song phương" với "đa phương" mấy cụ bên trên đang cãi nhau chẳng hạn, rất nhiều người hiểu không chính xác. Em sẽ giải thích ở còm tiếp theo.
Việc Nga xoá nợ 10 tỷ nó có nhiều nguyên nhân: Bao gồm cả việc lúc đấy Nga cũng là tử tế với mình; rồi VN là con nợ khó đòi mà Nga không thật sự có giải pháp nào để ép VN (quan hệ thương mại VN-Nga không nhiều lắm); rồi vấn đề giá cả tính toán (một lượng lớn viện trợ của Nga là hiện vật, không biết quy ra tiền kiểu gì).
Nhưng vấn đề phải nhìn rõ, một là Nga xoá nợ cho VN cũng có giá trị đối với Nga, vì nó mở đường cho các thương vụ làm ăn mới. Nếu không xoá nợ thì Nga sẽ phải đòi nợ trước khi có thể bán thêm gì đó cho VN (chủ yếu là vũ khí). Thứ hai, việc xoá nợ diễn ra từ 2001, là thời điểm mới kết thúc LX được 10 năm, cán bộ và quan chức Nga trưởng thành dưới thời LX vẫn còn nhiều. 20 năm sau, lớp người cũ ra đi phần lớn rồi, CP Nga bây giờ nó đã bao gồm những con người khác rồi, không có chuyện tình cảm như vậy đâu cụ.
Cũng xin nói thêm là việc VN phải đi trả hộ nợ cho VNCH cũng không phải là bất lợi tất cả đâu, vì nó cho phép VN được gia nhập IMF ngay đỡ phải xét hồ sơ, cùng với việc VN tham gia các hiệp ước mà VNCH đã ký, được tiếp nhận các quyền mà VNCH có. Cái này giúp củng cố thế đứng của VN về chủ quyền biển đảo, với lập luận là quần đảo Hoàng Sa được các chính quyền VN quản lý một cách liên tục, trong đó có thời gian quản lý dưới quyền của VNCH. Sau giải phóng thì CP CMLTMNVN tiếp nhận các quyền này từ VNCH (đầu hàng), và sau khi thống nhất nước CHXHCNVN tiếp nhận các quyền này.
Việc tiếp nhận lại các quyền, hay các hiệp ước từ chế độ đi trước cũng quan trọng lắm. Em có thể lấy một VD: Năm 1945 cụ Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, trong đó tuyên bố "tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam". Tất nhiên là làm người dân ai cũng thấy sướng, nhưng sau này VN vẫn phải dùng lại các hiệp ước đó, VD như phân định biên giới với TQ lại phải viện dẫn Hiệp ước Pháp Thanh để làm nền tảng đàm phán.