Tại thấy cụ miêu tả trận chiến An Lộc như bài này
Trong cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, quân đội Nga chịu tổn thất rất lớn về tăng-thiết giáp vì chiến thuật sáng tạo của đối phương, vì những sai lầm của chính họ và cả vì những nhược điểm của xe tăng-thiết giáp Nga.
vietnamdefence.com
Và đây
Trận Grozny
Khi quân đội Nga tiến hành vây hãm thành phố Grozny, hàng ngàn thường dân đã thiệt mạng vì các cuộc không kích và pháo kích.Đây được xem là một chiến dịch ném bom lớn nhất tại Châu Âu kể từ thời Thế Chiến II.
Đợt tấn công đầu tiên được Nga tiến hành vào đêm giao thừa năm 1995, cuộc tấn công này đã kết thúc bằng thất bại thảm hại của quân đội Nga, với thương vong rất nặng và là một cú giáng mạnh vào tinh thần chiến đấu của quân Nga. 2000 lính Nga đã tử trận trong đợt tiến công này, đa phần là lính nghĩa vụ mới. Trong đó thiệt hại nặng nhất thuộc về Lữ đoàn Cơ giới 131 “Maikop” (131st “Maikop” Motor Rile Brigade), lữ đoàn này bị tiêu diệt hoàn toàn trong cuộc chiến tại nhà ga trung tâm Grozny.
Thất bại tại Grozny đã làm các nhà quân sự của Nga kinh hoàng. Vì Nga – nước kế thừa Liên Xô, là một trong những nước sở hữu những vũ khí hiện đại nhất nhì thế giới lúc bấy giờ. Lực lượng tăng thiết giáp được sử dụng trong trận Grozny bao gồm các tăng chủ lực như T-72, T-80. Bọc thép chở quân thì có BMD-1, BMP-2, BTR-70.
Để tiêu diệt lực lượng thiết giáp hùng hậu này, các tay súng Chechnya với các vũ khí chống tăng do chính Liên Xô và Nga sản xuất (RPG-7, RPG-18) được chia nhỏ thành các tổ hỏa lực 3-4 người. Mỗi tổ gồm một xạ thủ rocket chống tăng, một xạ thủ bắn tỉa hạ bộ binh, các tay súng còn lại làm nhiệm vụ bọc hậu và vận chuyển đạn cho rocket và bắn tỉa.’
Các toán chiến đấu triển khai các tổ hoả lực của mình vào các đội săn tăng. Xạ thủ bắn tỉa và xạ thủ súng máy chia cắt bộ binh, còn xạ thủ rocket chống tăng tiêu diệt xe tăng-thiết giáp. Các đội được bố trí ở tầng 1, tầng 2, tầng 3 của các toà nhà và trong các tầng hầm.
Thông thường, 1 xe tăng bị 5-6 đội tấn công đồng thời. Xe tăng bị bắn vào nóc, vào 2 bên sườn hoặc phía sau xe. Nóc xe bị ném các chai xăng hoặc napalm. Các “thợ săn tăng” Chechnya thường tìm cách lừa các đoàn xe vào các các bẫy trên đuờng phố bằng cách tiêu diệt các xe đi đầu và đi cuối đoàn xe, sau đó lần lượt tiêu diệt cả đoàn xe.
Phần chủ yếu xe tăng-thiết giáp bị tiêu diệt bởi vũ khí chống tăng phóng từ vai và đạn rocket chống tăng. Mỗi xe tăng-thiết giáp bị diệt phải hứng trung bình 3-6 quả đạn sát thương. Mục tiêu ưa thích của các xạ thủ rocket chống tăng Chechnya là thùng dầu và động cơ.
Góc bắn thẳng đứng của pháo tăng Nga không cho phép xe tăng tác chiến chống “các thợ săn tăng” khi họ triển khai trong tầng hầm hoặc tầng 2-3, còn cuộc tấn công đồng thời của 5-6 đội làm cho các súng máy trên tăng trở nên vô dụng. Để đối phó với “các thợ săn tăng”, quân Nga phối thuộc thêm các pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 và pháo phòng không 2S6 lắp trên xe tải vào biên chế các đoàn xe tăng-thiết giáp.
Những tổn thất đầu tiên của binh khí kỹ thuật Nga là do chiến thuật không phù hợp, chủ quan coi thường kẻ địch và sẵn sàng chiến đấu kém. Quân Nga tiến vào Grozny mà không bao vây thành phố và không cắt được các nguồn tiếp viện vào thành phố. Họ dự định đánh chiếm thành phố trong hành tiến, thậm chí không phải đổ bộ binh xuống chạy bộ. Do thiếu quân, các đoàn xe gồm các đơn vị hỗn hợp và đa số các xe bọc thép chở quân vận động với rất ít lính bộ binh đi cùng yểm trợ hoặc không có. Các đoàn xe đầu tiên này đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Sau khi tái tổ chức, quân số bộ binh được tăng thêm và bắt đầu giải phóng có hệ thống từng ngôi nhà, từng khu phố. Tổn thất xe tăng-thiết giáp đã giảm đáng kể nhờ thay đổi chiến thuật. Bộ binh Nga tiến ngang với xe tăng-thiết giáp để yểm trợ và bảo vệ nó. Một số xe đã được lắp lưới thép cách thân xe 25-30 cm để chống đạn lõm của rocket chống tăng, chai cháy và bó bộc phá. Để tiêu diệt “các thợ săn tăng”, quân Nga tổ chức các cuộc phục kích trên các tuyến đường tiếp cận của họ.