[Funland] TP HCM đề nghị giáo viên không gọi học sinh trả bài đầu giờ

Chĩm111

Xe điện
Biển số
OF-554272
Ngày cấp bằng
13/2/18
Số km
3,126
Động cơ
1,972,635 Mã lực
Cụ lại sa đà vào tranh luận với mấy tay giáo dục khai phóng rồi.

Đời người trưởng thành bắt đầu kiếm tiền cứ tạm tính là 22 tuổi sau khi tốt nghiệp ĐH. Thì quãng đường kiếm tiền luôn luôn là các kỳ thi. Pv xin việc, phấn đấu trong cty, trong ngành để thăng tiến trong sự nghiệp. Chia nhỏ ra thì từng chặng đường ngắn cũng là áp lực hoàn thành KPI, là thắng dự án, hoàn thành cviec được giao theo ngày, tuần, tháng, quý, năm... để được tăng lương, thăng tiến để tăng thu nhập. Đảm bảo cuộc sống. 1 người nhân viên bình thường cũng liên tục phải đc đào tạo, sát hạch và nâng cao nghiệp vụ trong suốt thời gian lao động cơ mà. Các cụ nào đụng đến nhân sự sẽ thấy càng ngày các em nhỏ Genz mới ra đời đi làm, kỹ năng thiếu nhiều, kiến thức hổng và chịu đc áp lực kém hơn thế hệ trước, nhưng lại đòi hỏi hơn nhiều. Bây giờ mới là hiện tượng, nhưng 5-10 năm nữa nó là vấn nạn với các lứa thanh niên trưởng thành trong giai đoạn giáo dục khai phóng vừa qua đó.

Nếu nhìn theo cách ấy, con người trưởng thành có hàng ngàn bài ktra, cuộc thi lớn nhỏ để có thể đảm bảo vị trí trong XH, đảm bảo đời sống bản thân và GD. Nhưng để chuẩn bị cho quãng đời đó trẻ con ko đc học tập, rèn luyện thực sự tốt thì lấy gì đảm bảo con người đó sẽ có 1 tương lai theo mức trung bình của XH. Ai cũng muốn chọn việc nhẹ nhàng nhưng lại ko muốn có áp lực. Vậy nó có mâu thuẫn ko?
Cụ chuẩn, đặc biệt đoạn đậm đậm của cụ chính xác luôn! :-bd
Cá nhân em cũng có quan điểm mỗi giai đoạn cuộc đời có vai trò/nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, tuổi đi học thì chắc chắn cần thiết phải trau dồi kiến thức một cách tối đa.
Kiến thức không tự nhiên có trong đầu. Sau này khi đi làm, các ý tưởng/sáng kiến/giải pháp trong công việc, ảnh hưởng trực tiếp đến thành bại của đời người là từ kiến thức đã học trước đó.
Nó quan trọng như thế, không tranh thủ mà "nhồi" thì thôi, đành chịu.
Có một số cụ phản đối việc học nhiều của các con bằng việc chỉ ra hiện tượng có không ít người là GS, TS... mà không thành công, rồi có nhiều người thành đạt mà học hành có đến nơi, đến chốn đâu... Lập luận thế này thì thôi, có lẽ không nên tranh luận nữa
 
Chỉnh sửa cuối:

Chĩm111

Xe điện
Biển số
OF-554272
Ngày cấp bằng
13/2/18
Số km
3,126
Động cơ
1,972,635 Mã lực
E xin có đôi chút đánh giá sự khác biệt giữa mục tiêu giáo dục Đông Tây:

- Tây: Giàu sẵn, nên tập trung nhiều vào mảng tài chính, duy trì bá quyền kinh tế.
Về mảng KHCN, tập trung ở cấp đại học, học rất kinh khủng (với tầng lớp elite). Số lượng không cần quá nhiều (do có thể bù đắp bằng cách nhập khẩu nhân tài từ Đông Âu, Đông Á). Chính vì không nặng nề về số lượng nên chỉ cần chú trọng chất lượng ở cấp đại học với 1 nhóm nhỏ elite, cấp phổ thông thì cho học sinh thoải mái hơn, nhờ đó nhiều khi tư duy kinh doanh năng động cũng dễ phát triển hơn.

- Đông: Nghèo, đang giai đoạn vươn lên, cần tập trung vào KHCN để tạo nền tảng phát triển.
Chính vì không có khả năng nhập khẩu nhân tài nên phong cách đào tạo phải chú trọng cả chất lượng và số lượng.
Muốn có số lượng thì phải ép học sinh cày cuốc điên cuồng từ thời phổ thông, từ đó lên cấp đại học sẽ có đủ số lượng sinh viên có nền tảng KHTN tốt để học các ngành kỹ thuật (và chấp nhận được chảy máu chất xám sang mấy thằng Tây mà không lo nước mình hết người).

Tư duy và mục tiêu khác nhau như thế nên nếu học thì học mấy nước Nga, Trung, Hàn, Nhật. Đừng học mấy thằng tư bản tài chính. Đã nghèo thì đừng đua đòi học theo con nhà đại gia.
Chuẩn, em đồng quan điểm! :-bd
 

raisomoon

Xe tăng
Biển số
OF-28345
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,586
Động cơ
458,150 Mã lực
Cụ chuẩn, đặc biệt đoạn đậm đậm của cụ chính xác luôn! :-bd
Cá nhân em cũng có quan điểm mỗi giai đoạn cuộc đời có vai trò/nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, tuổi đi học thì chắc chắn cần thiết phải trau dồi kiến thức một cách tối đa.
Kiến thức không tự nhiên có trong đầu. Sau này khi đi làm, các ý tưởng/sáng kiến/giải pháp trong công việc, ảnh hưởng trực tiếp đến thành bại của đời người là từ kiến thức đã học trước đó.
Nó quan trọng như thế, không tranh thủ mà "nhồi" thì thôi, đành chịu.
Có một số cụ phản đối việc học nhiều của các con bằng việc chỉ ra hiện tượng có không ít người là GS, TS... mà không thành công, rồi có nhiều người thành đạt mà học hành có đến nơi, đến chốn đâu... Lập luận thế này thì thôi, có lẽ không nên tranh luận nữa
Tình cờ đang có thớt này e lại thấy cái ảnh mặt cắt của 1 chiếc tàu ngầm như này:
FB_IMG_1694958765831.jpg


Chính đám mõm nhôm khai phóng hay dè bỉu nền công nghiệp nước nhà ko chế tạo thương mai đc cái ốc vít lắp trong điện thoại. Nhưng cũng bọn chúng lại hay đòi hỏi giảm tải cho học sinh, đòi giảm các môn học tự nhiên, khoa học. Bọn tiêu chuẩn kép.
Để có đc đỉnh cao của khoa học kỹ thuật, bắt buộc phải tạo nền móng từ lượng lớn rồi mới sàng lọc đào tạo thêm lấy chất theo hình Kim tự tháp. Điều đó là bắt buộc. Nếu VN từ bỏ con đường giáo dục đại trà các môn tự nhiên khoa học thì không bao giờ lựa chọn được tầng lớp tinh hoa trong khoa học chế tạo. Số này ko thể chỉ lựa chọn trong nhóm nhỏ các con cái nhà có điều kiện, tầng lớp con cái quan chức. Bắt buộc phải đào tạo nền ở diện rộng rồi mới có thể lựa chọn những em thực sự có phẩm chất rồi tiếp tục đào tạo tiếp ở các bậc DH và sau khi đi làm.
Tóm lại cải cách giáo dục của chúng ta đang làm là hướng tới đào tạo 1 lớp lao động chỉ để phục vụ cho nền kinh tế nặng về du lịch, dịch vụ và thương mại. Cách làm này chúng ta đang từ bỏ mục tiêu hướng tới nền kinh tế sản xuất công nghiệp chất lượng cao. Bởi sao nhà nhà người người cho con học TA chỉ để làm phục vụ và giao tiếp.
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
19,741
Động cơ
1,822,743 Mã lực
Em nói thật, LĐ nghành GD giờ sợ phụ huynh như chó sợ pháo, làm GV rất khổ.
GV ko đc mắng chửi hs, chỉ được khen ko đc chê, ko khen mặt này thì khen mặt khác!?

Tất cả từ lợi ích, sợ phụ huynh kiện cáo ảnh hưởng miếng đớp, to thì đớp dự án, bé thì tiền bán trú, học buổi 2, rồi phải nịnh phụ huynh để huy động XH hoá...

Phụ huynh giờ nhiều loại cũng mất dạy, ai đời nói chuyện với thầy cô cứ nhăm nhăm cái máy quay dí vài mặt GV, còn xui con quay chụp GV thế thì dạy dỗ gì.

GV giờ tâm huyết gì nữa đâu, áp lực đến mắng còn ko dám mắng nên đa số kệ mẹ chúng mày, bố mày khen cho hoàn thành nhiệm vụ thôi. Ai tâm huyết rèn học sinh thì đời nhọ luôn.
em nói luôn với các cô là các cô cứ mắng cháu thoải mái, cần nói để về em chửi thêm. E ngẫm từ em hồi nhỏ, không mắng chửi thì còn lâu mới chịu học. Lên cấp 3 thì may ra còn nâng thêm ý thức tí chứ cấp 1, cấp 2 thì thôi. Mẹ nhớ hồi cấp 3 lại ghê, may mà cấp 1 cấp 2 các cô gay gắt nên mình mới đủ kiến thức cơ bản để cày cấp 3 không thì khỏi đỗ đại học. Lúc ấy chắc đời sang trang khác, có khi đang đi xách vữa ở chốn nào rồi.

Như em thì xác định ếu phải dân buôn lưỡi nên không làm kinh doanh được, lại ko học được nữa thì đúng là nát bét. Xã hội lại thêm một con sâu không biết chừng.
Hai cụ này nói bé thôi không sợ gạch đá bêu đầu à?
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,037
Động cơ
288,294 Mã lực
Chắc có mình tui dân Sài Gòn trong thớt này, và có mình tui ủng hộ vụ này.

Các bác đánh đồng không kiểm tra miệng = không học. Các bác có biết kiểm tra miệng các môn học bài là vẫn còn hỏi thời gian địa điểm số liệu? Toán, khtn thì phải đọc vanh vách các đoạn lý thuyết, định lý, v.v...

Nếu muốn hs nhớ bài cũ thì thầy cô phải chịu khó tóm tắt ý chính. Có thể gọi hs đứng lên trả lời, nhưng đừng tính điểm. Đứa nào muốn không bị quê thì sẽ học, không thì thôi.

Tphcm đang yêu cầu dùng cách khác cho hs học hiểu và nhớ. Các cách khác đó còn tốn thời gian của tụi nhỏ hơn học lý thuyết nhiều. Miễn là làm xong chúng nó áp dụng và hiểu luôn, chứ bắt nó học như vẹt làm gì? Các bác đọc báo sẽ thấy chúng nó đi đo cây xanh, làm báo cáo khoa học, google hình ảnh, thuyết trình, tá lả âm binh.

Trên hết là khối lượng bài tập cũng vẫn còn khá nhiều. Làm được hết bài tập là tự khắc hiểu bài, cần gì phải thuộc từng câu chữ trong lý thuyết?
 

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
143
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Chắc có mình tui dân Sài Gòn trong thớt này, và có mình tui ủng hộ vụ này.

Các bác đánh đồng không kiểm tra miệng = không học. Các bác có biết kiểm tra miệng các môn học bài là vẫn còn hỏi thời gian địa điểm số liệu? Toán, khtn thì phải đọc vanh vách các đoạn lý thuyết, định lý, v.v...

Nếu muốn hs nhớ bài cũ thì thầy cô phải chịu khó tóm tắt ý chính. Có thể gọi hs đứng lên trả lời, nhưng đừng tính điểm. Đứa nào muốn không bị quê thì sẽ học, không thì thôi.

Tphcm đang yêu cầu dùng cách khác cho hs học hiểu và nhớ. Các cách khác đó còn tốn thời gian của tụi nhỏ hơn học lý thuyết nhiều. Miễn là làm xong chúng nó áp dụng và hiểu luôn, chứ bắt nó học như vẹt làm gì? Các bác đọc báo sẽ thấy chúng nó đi đo cây xanh, làm báo cáo khoa học, google hình ảnh, thuyết trình, tá lả âm binh.

Trên hết là khối lượng bài tập cũng vẫn còn khá nhiều. Làm được hết bài tập là tự khắc hiểu bài, cần gì phải thuộc từng câu chữ trong lý thuyết?
Vấn đề ở đây là ông PGĐ Sở tư duy là giáo dục bỏ kiểm tra để giảm căng thẳng cho học sinh. Chứ nếu bảo thay kiểm tra miệng bằng hình thức kiểm tra khác hiệu quả hơn thì là câu chuyện hoàn toàn khác. Và học sinh vẫn sẽ phải vất vả tích luỹ kiến thức chứ không có chuyện "học hạnh phúc" mà đòi hiệu quả được.

Và cách kiểm tra miệng như cụ nói là cách kiểm tra không hợp lý, có nhiều cách kiểm tra miệng hoặc hình thức kiểu khác để thử cách hiểu của học sinh. Nhưng không thể từ bỏ việc kiểm tra giám sát thường xuyên được. Nhiều cụ cứ đánh đồng kiểm tra = học vẹt. Cụ cứ coi đó như 1 kỳ thi sát hạch mini đi.
 

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
143
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Cụ có vẻ bình tĩnh lại so với nội dung mở thớt. Cụ nói rằng "Kiểm tra là cách để theo dõi xem học sinh nắm bài đến đâu, hiểu đến đâu", em hoàn toàn đồng ý. Vậy cụ còn nhớ cách đặt các câu hỏi của thầy, cô khi kiểm tra miệng học sinh chứ? Cụ nêu thử câu hỏi đi, xem cccm cùng bình luận là dẫn đến học vẹt hay học hiểu
cách đặt câu hỏi kiểu gì thì là do từng thầy cô, và nhìn chung là do khả năng của các thầy khác nhau thì câu hỏi có chất lượng khác nhau thôi. Ý cụ là kiểm tra = học vẹt là võ đoán và quy chụp. Thực tế tất cả các kỳ thi trên thế giới, cấp chứng chỉ hoặc không (SAT, IELTS, TOEFL...) đều là hình thức kiểm tra không kiểu này thì kiểu khác.
 
Biển số
OF-818387
Ngày cấp bằng
30/8/22
Số km
67
Động cơ
1,441 Mã lực
Đây la xu hướng chung của các nhà tài trợ phương tây,học hạnh phúc không thi không kiểm tra.Từ từ sẽ bỏ thì vào 10 và thi đại học rồi bỏ thi giữa kỳ và thí cuối kỳ các lớp phổ thông cứ tằng tằng tằng lên lớp đến hết đại học.
 

ccmsu

Xe tải
Biển số
OF-369418
Ngày cấp bằng
5/6/15
Số km
367
Động cơ
273,224 Mã lực
Vấn đề ở đây là ông PGĐ Sở tư duy là giáo dục bỏ kiểm tra để giảm căng thẳng cho học sinh. Chứ nếu bảo thay kiểm tra miệng bằng hình thức kiểm tra khác hiệu quả hơn thì là câu chuyện hoàn toàn khác. Và học sinh vẫn sẽ phải vất vả tích luỹ kiến thức chứ không có chuyện "học hạnh phúc" mà đòi hiệu quả được.
Trong bài báo đầu thớt có nói hết đấy cụ. Em thấy ông PGĐ này tư duy đổi mới. Rất tốt. Biết đưa ra vấn đề và đưa ra giải pháp. Cũng biết cảm nhận nỗi vất vả, lo lắng, tâm lý của trẻ. Là người lãnh đạo tốt.
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,161
Động cơ
1,338,149 Mã lực
Vấn đề ở đây là ông PGĐ Sở tư duy là giáo dục bỏ kiểm tra để giảm căng thẳng cho học sinh. Chứ nếu bảo thay kiểm tra miệng bằng hình thức kiểm tra khác hiệu quả hơn thì là câu chuyện hoàn toàn khác. Và học sinh vẫn sẽ phải vất vả tích luỹ kiến thức chứ không có chuyện "học hạnh phúc" mà đòi hiệu quả được.

Và cách kiểm tra miệng như cụ nói là cách kiểm tra không hợp lý, có nhiều cách kiểm tra miệng hoặc hình thức kiểu khác để thử cách hiểu của học sinh. Nhưng không thể từ bỏ việc kiểm tra giám sát thường xuyên được. Nhiều cụ cứ đánh đồng kiểm tra = học vẹt. Cụ cứ coi đó như 1 kỳ thi sát hạch mini đi.
Nhiều người cứ cho rằng phá bỏ cái cũ rồi xây dựng cái mới sau, cũng không vì cáo lý do căng thẳng mà bỏ nó đi, muốn bỏ phải nghiên cứu nhưng hình thức khác.
Thực ra hình thức kiểm tra miệng này nó rèn luyện thói quên ôn bài cũ, lớp bé chủ yếu là học thuộc lòng, đàn dần có những bài kiểm tra khác để đánh giá khả năng học hiểu của HS: 15 phút, 30 phut, 1 tiết.
Các bài kiểm tra luôn là ác mông với các Hs ở bất kỳ nơi đâu, Tây lông họ vẫn gọi Hs lên bản kt đó thôi, vấn đề đáng bán là cách đặt câu hỏi.
 

emperortan

Xe hơi
Biển số
OF-525010
Ngày cấp bằng
3/8/17
Số km
143
Động cơ
175,366 Mã lực
Nơi ở
Vô định
Trong bài báo đầu thớt có nói hết đấy cụ. Em thấy ông PGĐ này tư duy đổi mới. Rất tốt. Biết đưa ra vấn đề và đưa ra giải pháp. Cũng biết cảm nhận nỗi vất vả, lo lắng, tâm lý của trẻ. Là người lãnh đạo tốt.
Không hề cụ ạ. Cụ đọc kỹ câu ông PGĐ này nói đi:
"Cụ thể, công văn 5512 của Bộ hướng dẫn rõ việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số, giáo viên phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng tự học. "
Nói một hồi vẫn lòi ra là có kiểm tra, đánh giá thường xuyên qua hỏi - đáp. Thế thì việc kiểm tra miệng hỏi đáp đầu giờ nó có mâu thuẫn gì với cái ông đó nói đâu, tại sao phải cấm? Quan trọng là nội dung hỏi đáp là gì, có chất lượng không, chứ không phải là bỏ nó đi.

Lấy cái cớ gọi tên bất chợt đầu giờ làm học sinh căng thẳng sợ sệt nên phải cấm thì thật sự rất hài hước và rất khó hiểu. Nói như vậy thì nên bỏ hết các thể loại kiểm tra thì hơn vì đã là HS thì thằng nào chẳng sợ kiểm tra, đâu chỉ mỗi kiểm tra đầu giờ.

Thớt này chủ yếu để phê bình tư duy giáo dục mà không dám áp đặt áp lực cho học sinh thôi, hay nói dân dã là "đặt học sinh lên đầu lên cổ", không áp lực thì người học làm sao tiếp thu được, nó không còn là giáo dục nữa mà là bán kiến thức rồi. Mà cái trò bán kiến thức tức là ông khách mua hay không là quyền của ông ấy, người bán không có quyền gì hết. Thế thì vai trò định hướng giáo dục ở đâu?
Hôm trước e nghe kênh nào nó phân tích cái từ "Understand (hiểu)" trong tiếng ANh rất hay, tức là muốn hiểu thì phải đứng (stand) ở vị trí dưới (under). Chứ ông đi học mà đòi như đi chơi thì thôi đi.

PS: Em cũng muốn nói thêm 1 chút về vấn đề "học vẹt". Trong KHTN thì học thuộc lòng là 1 phần không thể thiếu. Trong toán học thì mỗi định lý phải nhớ đầy đủ các điều kiện cho định lý đó, và các tiên đề với bảng cửu chương thì chắc chắn phải "học vẹt" rồi. Học thuộc lòng thì rõ nhất là trong sinh học. Học kiểu sinh học, nâng cao lên là ngành y thì học thuộc lòng nó thành cốt lõi luôn rồi, bác sỹ ngành y, học các môn cơ sở như thần kinh học thì phải thuộc lòng nhiều đến nỗi mất ngủ luôn là chuyện bình thường. Các cụ đừng nghĩ học là không được bắt học vẹt. Câu này nó cũng tuỳ hoàn cảnh, tuỳ lĩnh vực thôi các cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,013
Động cơ
35,460 Mã lực
Cụ đọc kiểu gì vậy. Cu nhà báo giật tít vậy nhưng nội dung là so với 33 nước (ko biết nước nào) thì Mỹ nhiều nhất. Từ 175-290 ngày. Cụ thử so với Việt Nam xem các em phải học bao nhiêu ngày và bao nhiêu giờ. Hơn nữa chương trình ở Mỹ rất thoải mái, tự nhiên... nhiều giờ ngoại khóa, thiên về kỹ năng mềm hơn chứ ko phải cày cuốc cụ nhé.
Phần 2 của bài nói về việc luyện thi vào các trường danh tiếng ở 2 nước châu Á. Việc mong muốn vào trường danh tiếng là lựa chọn cá nhân thôi.
2 nhóc nhà em học cấp II và III ở 2 trường được xếp hạng điểm 9/10 của thành phố.
Hồ sơ xin học gửi về bộ phận như kiểu Sở giáo dục - nó sẽ tự phân bổ về trường gần nhà nhất, không có phải xin xỏ gì. Nó bảo đi học là quyền lợi của bọn con nít.

Từ lớp 6 đến 10 học lúc 8h40 về lúc 15h15 6 môn học.
Lớp 11,12 học lúc 7h30 về lúc 15h20 7 môn.
Trong tuần sẽ có 1 buổi học muộn hoặc nghỉ tầm 45p để dành thời gia các thầy cô giáo họp.
Nghỉ ăn trưa 1 tiếng.
Học phí miễn phí + ăn trưa miễn phí. Đưa đón miễn phí. Ngân sách liên bang cover phần này.

City bus miễn phí. Bus tự in thẻ cấp cho từng học sinh. Phát luôn ở trường.

Tiền hội phụ huynh trường tối thiểu 10$ là tiền lập account. Còn có các mức tự nguyện 100, 200, 300$ phụ huynh chuyển qua paypal từ acc đó.

Thỉnh thoảng có kêu gọi đóng góp để tổ chức fest thì bằng hiện vật để ăn uống vui chơi. Có thống kê GG form những món nào cần để phụ huynh đăng ký số lượng donate - đủ chỉ tiêu là ngừng: VD 10 thùng coca -> phụ huynh đã đăng ký thì thả ở front office.

Việc theo dõi học hành cũng miễn phí nốt. Cài app là tự nhảy điểm danh, kết quả học, bài tập về nhà, giáo trình điện tử từng môn. Điểm số nhảy múa liên tục. Phụ huynh yên tâm thông tin đầy đủ.

Nhóc cấp 2 thì vẫn xác định vui chơi là chính. Các môn học nhẹ nhàng. Hết giờ học là bơi lội tít mù. Bài tập để ôn - tầm 30p là xong.

Nhóc lớn thì bài tập về nhà nhiều hơn. Về là cắm mặt vào học đến khuya. Năm nay lớp 11 là bắt đầu làm CV xin học đại học + tìm hiểu trường muốn học rồi. Nó học về công nghệ nên có trường offer khoá học + thực tập online có thu nhập luôn.

Thể dục là bắt buộc - ngày nào cũng 45p vận động. Nhóc lớn là 8 vòng sân vận động ~ 3,2 km năm lớp 10. Năm 11 là tập trong phòng tập.

Hết giờ học là đổi giảng đường - học sinh có 5p di chuyển như sinh viên VN. Nên chẳng có lớp cố định sĩ số. Và không có phân ngành TN hay XH làm gì cho mệt. Tất cả học giống nhau - ai có năng khiếu gì thì xác định đầu tư cho môn năng khiếu ấy.

Em chỉ phải đưa đón nhóc sau lớp 6 vì trường cách nhà 1,6 miles ~ 3 km chạy xe. Nhóc lớn đi bộ cách 0,5 miles. Nhà mà có thêm nhóc cấp 1 thì đối diện ngã tư tầm 0,2 miles. Trường học bên này nó bố trí rất dày.

Hè nghỉ tròn 2 tháng. Thanh niên nào học trước hoặc chưa hoàn thành môn thì tự học online - sẽ được tính tín chỉ học như đại học. Món này cũng học free nốt. Một số môn có ở đại học nếu học lúc này tiết kiệm được khá học phí. Ngoài ra là các CLB năng khiếu với phí năm rẻ bèo.

Xác định học như Mỹ thì các thầy cô VN đang dạy: nhạc, hoạ, gdcd, kỹ thuật thực sự đang dạy kiểu cho có… thất nghiệp 99%. Thày dạy thể dục lại tha hồ dạy.
Càng lên cao thì học càng nặng. Nhưng so với VN thì nhẹ hơn rất nhiều về khối lượng. Nhưng về học thuật + kỹ năng ứng dụng thì hơn VN rất nhiều. Riêng chuyện lái ô tô là 16 tuổi bọn nó được học thi để cấp bằng lái thiếu niên - lái ngon hơn 90% các cụ lái bằng mồm trên này rồi.

Kể chuyện học cho hội bạn VN sang chơi thì bọn nó than giờ không biết thằng nào mới đúng là XHCN :))

Em trêu 2 nhóc là so với học ở VN => mỗi đứa 1 năm tặng bố mẹ 1 con xe hơi phổ thông. Bù lại phần bố mẹ cày đóng tiền thuế max khung của bang!
Khu nhà em phụ huynh toàn dân code - đa số thời gian làm việc ở nhà. Nên có thời gian chơi cùng bọn trẻ con, bọn nó chơi với nhau + học vui phết
 
Chỉnh sửa cuối:

starview

Xe tăng
Biển số
OF-500801
Ngày cấp bằng
27/3/17
Số km
1,233
Động cơ
193,637 Mã lực
Thầy giáo dạy Hoá lớp em là thầy dạy giỏi, mỗi khi đến giờ của thầy, sẽ có 10 bạn được/bị kiểm tra trong vòng 10-15 phút: 1 bạn trả lời miệng, 1 bạn làm bài trên bảng, 8 bạn còn lại ngồi trên 2 bàn đầu làm bài viết( 4 đề khác nhau). Cứ như vậy nên bọn em học rất nghiêm chỉnh, thi tốt nghiệp và thi đại học năm đó lớp em đạt kết quả rất cao môn Hoá.
Em là em ủng hộ việc kiểm tra đầu giờ, không kiểm tra bọn trẻ sẽ không học.
 

bomon

Xe tăng
Biển số
OF-202335
Ngày cấp bằng
16/7/13
Số km
1,305
Động cơ
339,136 Mã lực
Chắc có mình tui dân Sài Gòn trong thớt này, và có mình tui ủng hộ vụ này.

Các bác đánh đồng không kiểm tra miệng = không học. Các bác có biết kiểm tra miệng các môn học bài là vẫn còn hỏi thời gian địa điểm số liệu? Toán, khtn thì phải đọc vanh vách các đoạn lý thuyết, định lý, v.v...

Nếu muốn hs nhớ bài cũ thì thầy cô phải chịu khó tóm tắt ý chính. Có thể gọi hs đứng lên trả lời, nhưng đừng tính điểm. Đứa nào muốn không bị quê thì sẽ học, không thì thôi.

Tphcm đang yêu cầu dùng cách khác cho hs học hiểu và nhớ. Các cách khác đó còn tốn thời gian của tụi nhỏ hơn học lý thuyết nhiều. Miễn là làm xong chúng nó áp dụng và hiểu luôn, chứ bắt nó học như vẹt làm gì? Các bác đọc báo sẽ thấy chúng nó đi đo cây xanh, làm báo cáo khoa học, google hình ảnh, thuyết trình, tá lả âm binh.

Trên hết là khối lượng bài tập cũng vẫn còn khá nhiều. Làm được hết bài tập là tự khắc hiểu bài, cần gì phải thuộc từng câu chữ trong lý thuyết?
Trong bài báo đầu thớt có nói hết đấy cụ. Em thấy ông PGĐ này tư duy đổi mới. Rất tốt. Biết đưa ra vấn đề và đưa ra giải pháp. Cũng biết cảm nhận nỗi vất vả, lo lắng, tâm lý của trẻ. Là người lãnh đạo tốt.
Còn cụ đang đánh đồng kiểm tra là học vẹt ?
Cụ sống ở thời nào mà hy vọng bọn trẻ sợ quê mà học ? Thời 30 năm trước thì dõng dạc đứng lên trả lời không biết nhé.
Tphcm có cách nào kỳ diệu vậy mà đã đòi không kiểm tra đầu giờ nữa ? Hay là chuyển xuống cuối giờ ?
Không kiểm tra cũng được, nhưng đánh trượt cho đúp hết các cháu không học, và không được kỷ luật giáo viên nếu cả lớp đúp được không ?
Ông GĐ này nghe cách nói là đã không biết phương pháp giáo dục, nói thế cho nhanh. Tức là chỉ buôn nước bọt thôi, giáo viên hỏi dạy thế nào thì chắc lại lên báo, lên tivi.
 

ngxchinhs

Xe buýt
Biển số
OF-408855
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
547
Động cơ
248,497 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Hà Nội
Ý cụ là trẻ vị thành niên (dưới 18t) có đủ nhận thức để quyết định tất cả mọi thứ cho bản thân?
Thế thì sao không thay từ "giáo dục" bằng chăn thả ạ?
Con em nhà cụ chắc cũng được chăn thả ạ?
Hitchhiker cụ vào ý kiến đê
 

ngxchinhs

Xe buýt
Biển số
OF-408855
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
547
Động cơ
248,497 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Hà Nội
Đại đa số bộ phận ko cần chạy đua cụ nhé. Ko cần bắt con phải cày như trâu để sau danh giá hão cụ nhé. Cụ kia nói đất nước cần nhà KH thì tôi nói vào lớp chuyên lớp chọn chứ chả có QG nào cần đa số dân làm nhà KH nhé.
Còn cụ cứ bắt con cụ cày. Đó là quyền của cụ.
Dạy làm người cho tốt trc đã xong hãy dạy kiếm tiền nhé.
Trẻ em mất tuổi thơ vui chơi ko thể làm người tốt dc.
Đại đa số dân cư kể cả các nước làm lao động bình thường vẫn kiếm sống tốt và tư cách nhé.
Vang, đúng với nhà nào bố mẹ nó đã cày sml. Hoặc như nhà cụ giàu roi thì thôi kệ con cụ. Còn việc học cần cù, siêng năng, rèn luyện thì bác Hồ đã dạy rôi. Đừng cãi nữa 👍không hoc chỉ có đi làm lãnh đ thôi. Hoặc làm hoa hậu nhé.
 

bexinh294

Xe hơi
Biển số
OF-91471
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
107
Động cơ
404,529 Mã lực
Ước mơ của em khi đi học nhưng giờ em lại không thích nó áp dụng cho con em , làm thế tối về bọn trẻ con không ôn bài mất :D:D
Tối còn ôn ji nữa cụ, trừ phi các bạn cấp 3 hoặc tầm cuối cấp 2. Học trên lớp, nắm vững trên lớp là đủ
 

le_petit

Xe điện
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
2,226
Động cơ
724,745 Mã lực
Tình cờ đang có thớt này e lại thấy cái ảnh mặt cắt của 1 chiếc tàu ngầm như này:
View attachment 8087483

Chính đám mõm nhôm khai phóng hay dè bỉu nền công nghiệp nước nhà ko chế tạo thương mai đc cái ốc vít lắp trong điện thoại. Nhưng cũng bọn chúng lại hay đòi hỏi giảm tải cho học sinh, đòi giảm các môn học tự nhiên, khoa học. Bọn tiêu chuẩn kép.
Để có đc đỉnh cao của khoa học kỹ thuật, bắt buộc phải tạo nền móng từ lượng lớn rồi mới sàng lọc đào tạo thêm lấy chất theo hình Kim tự tháp. Điều đó là bắt buộc. Nếu VN từ bỏ con đường giáo dục đại trà các môn tự nhiên khoa học thì không bao giờ lựa chọn được tầng lớp tinh hoa trong khoa học chế tạo. Số này ko thể chỉ lựa chọn trong nhóm nhỏ các con cái nhà có điều kiện, tầng lớp con cái quan chức. Bắt buộc phải đào tạo nền ở diện rộng rồi mới có thể lựa chọn những em thực sự có phẩm chất rồi tiếp tục đào tạo tiếp ở các bậc DH và sau khi đi làm.
Tóm lại cải cách giáo dục của chúng ta đang làm là hướng tới đào tạo 1 lớp lao động chỉ để phục vụ cho nền kinh tế nặng về du lịch, dịch vụ và thương mại. Cách làm này chúng ta đang từ bỏ mục tiêu hướng tới nền kinh tế sản xuất công nghiệp chất lượng cao. Bởi sao nhà nhà người người cho con học TA chỉ để làm phục vụ và giao tiếp.
Chỗ tôi,trên 50% các cháu tốp 5 các khối học (có thể đỗ bất kỳ đại học nào trong nước) đến từ gia đình nghèo, ko có điều kiện học tập. Ví dụ cách đây 2 năm, một cháu vì nhà nghèo, ở trong bản xa trường 12 km ko có điều kiện ở trọ nên năm lớp 10 định bỏ học. Cô chủ nhiệm cùng bạn bè động viên và xin các thày cô dạy thêm ko thu tiền học. Cháu đã đỗ thủ khoa khối B của trường và đỗ YHN với khoa cao điểm nhất.
 

Trà Lý

Xe tăng
Biển số
OF-835712
Ngày cấp bằng
20/6/23
Số km
1,975
Động cơ
1,016,380 Mã lực
Khi phụ huynh và các con tlà người trả tiền, họ là khách hàng nên họ là "thượng đế" hoặc "chủ nhân"
Khi Thày cô đang dần phải thành "công nhân nói"
Khi nhà quản lý đang có xu thế thành doanh nghiệp, tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc tăng doanh thu từ khách hàng, giảm chi phí trả cho nhân công.
Thì kết quả là sẽ có đám khách hàng được chiều chuộng hết mức, đám nhân công bị bóc lột, đám doanh nghiệp giàu có...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top