Theo tôi, việc bỏ kt đầu giờ hay ko chẳng có ý nghĩa gì hết, bài báo các cụ đọc kỹ hơn một chút và có chút chuyên môn là thấy.
Nhóc nhà tôi cứ đầu kỳ là có "chiến dịch" xung phong đầu giờ, nó trả xong hết các điểm miệng để sau...đỡ phải học! Tôi ko khuyến khích nhưng ko cấm nó làm điều ấy.
Với cách hỏi-trả lời thuộc lòng như hiện nay, việc thuộc bài cũ rất đơn giản và cũng...vô nghĩa, một hs trung bình ko mất nhiều thời gian lắm, nhóc nhà tôi nó học khi cô bước vào lớp và đọc câu hỏi là đủ để được 8-9, hôm sau có thể nó sẽ quên những gì hôm đó nó trả lời, mà nhớ những cái đó cũng ít giá trị.
Những kiến thức học được phải nằm trong một hệ thống kiến thức chung, gọi là kiến thức phổ thông, để học sinh sử dụng và mong muốn sử dụng kiến thức ấy để quan sát, hiểu,chịnh phục mọi thứ trong cs. Điều này ông lãnh đạo TP đã nói sơ: Thay bằng các câu hỏi, bài tập nhỏ...vv.
Phương pháp dạy chương trình mới có nhiều ưu điểm nếu giáo viên đủ trình độ và tâm huyết, như tích hợp liên môn, yêu cầu cao về làm việc nhóm,học sinh làm các bài tập dạng bài luận theo chủ đề...vv. Những điều này giúp hs chủ động tìm và xử lý kiến thức theo khả năng và đam mê của nó, nó phản ánh chính xác năng lực trẻ....chính điều này đã tạo nên "bọn Tây" đầy sức sống, đam mê khám phá, tìm hiểu đến tận cùng mọi vấn đề chứ ko phải là "Rắn là..."
Quay lại với nhóc nhà tôi, khi học cấp 1, chương trình cũ, nó lấy điểm 9-10 mất ít thời gian lắm, học vài bài thuộc lòng rồi đến lớp thật đơn giản. Bây giờ, những bài tập, nó google rồi làm trình chiếu mất 1-2 buổi. Cách đây vài chục năm, khi đọc các tiểu thuyết "Tây" tôi vẫn ước được học như các nhân vật trong đó: Được làm các bài luận, trong đó thể hiện hết khả năng là quan điểm của mình. Bây giờ các con bắt đầu được làm như thế và bộ dục bắt đầu nghe chửi như với môn lịch sử dạo rồi!