Thằng ku nhà em vào 10, trường có 15 lớp thì 9 lớp KHXH, còn 6 lớp KHTN (học sinh/lớp ít hơn). Là nước đang phát triển (đi làm thuê), mà các cháu và PH hướng nhảy hết cả vào KHXH thì thật là khó hiểu.
Thì xu hướng xã hội mà cụ. Học thì nhẹ, ra trường thu nhập lại cao, truyền thông thì tôn vinh toàn showbiz với doanh nhân lên mặt dạy đời thiên hạ.
Thế thì thử hỏi cháu nào nó thèm học mấy môn khoa học tự nhiên khô khan nữa, lại còn mang tiếng mọt sách, lúc nào cũng lù đà lù đù. Cứ chén tiếng Anh tiếng Em rồi học xã hội, kinh tế cho nhàn, giao tiếp nhiều lại năng động hơn, ra đời chỉ tay năm ngón (theo cách nghĩ của bọn trẻ con).
Vấn đề là định hướng xã hội thế nào. Ăn tài trợ nước ngoài rồi phải cải cách theo ý tụi nó thì rất nguy hiểm. Cái tinh tuý có khi nó giấu nhẹm, chỉ để toàn cái xương xẩu rồi ốp cho mình.
Em thì em nghĩ cái mình nên học nhất ở bọn Tây là giáo dục đại học của nó. Vẫn rất chất trong lĩnh vực KHCN. Vì tụi nó xác định không chú trọng số lượng, nhưng vẫn quan tâm chất lượng là chính nên đào tạo bậc cao rất tốt. Tất nhiên cũng khó vì tụi nó có nền tảng tài chính và khoa học từ xưa rất vững rồi nên chất lượng đào tạo ở bậc này nó ngon cũng dễ hiểu. Mình thì vẫn mày mò nhiều cái từ căn bản. Nhưng khi bứt lên được rồi thì sẽ rất khác, giống bọn Hàn hay Trung Quốc vậy, khi đã có căn bản thì tốc độ bùng nổ rất mạnh.
Chốt lại là học Tây cái giáo dục đại học để đảm bảo chất lượng đầu ra, nhưng phải duy trì số lượng đầu vào từ việc đào tạo phổ thông nặng đô.