Công đoạn cuối cùng là lắp 2 khóa vi sai trước sau.
Điều đầu tiên lưu ý là trên bơm hơi (air compressor) của ARB có một bộ phận lọc gió hình tròn, đây là điểm yếu chết người của của bơm hơi ARB. Nếu không lắp vào thì chỉ một thời gian ngắn bụi đất sẽ chui vào piston làm kẹt bơm hơi, xử lý cũng đơn giản nhưng vấn đề là không gì điên bằng khi cần tới khóa vi sai thì nó lại không làm việc. Tốt nhất nên gia cố thêm con ốc cho chắc ăn và thỉnh thoảng phải tháo ra làm vệ sinh.
Có ít nhất 3 người gặp vấn đề với khóa vi sai mà nguyên nhân là buồn buồn tháo lọc gió vứt đi hoặc quên lắp vào từ đầu.
Có 2 loại bơm, 1 chỉ có 2 van dùng cho 2 khóa loại kia có thêm bộ chia để bơm lốp xe khi cần.
Bơm hơi có thể lắp trong khoan máy cho gọn vì bơm này chịu được nhiệt độ cao và thậm chí nhúng nước cũng không sao. Lắp trong xe tất nhiên là bảo vệ bơm tốt hơn nhưng khi đóng khòa vi sai bơm chạy sẽ ồn.
Với một số xe, trong đó có Hilux khi lắp khóa vi sai phải thay bạc đạn láp có đường kính trong lớn hơn, bạc đạn những chỗ này nên xài hiệu Timken.
Ngoài bộ phận lọc gió cho bơm hơi, cách đi đường ống hơi và lắp van trên vỏ cầu cũng khá quan trọng, ống hơi phải được đi gọn, không bị gãy khúc, tốt nhất nên luồn ống hơi vào chassis xe để tránh bị cây đá làm đứt. Sau khi khoan vỏ cầu cần lắp van và các gioăng cho đúng thứ tự để tránh hiện tượng nhớt cầu trào ngược lên bơm hơi. Trong mỗi khóa đều có hướng dẫn lắp đặt với hình ảnh minh họa cụ thể.
Tháo vỏ cầu, lấy vi sai ra
Bộ vi sai theo xe và vỏ cầu (third member)
Bỏ bộ vi sai theo xe chỉ lấy bánh răng vành chậu và các bu loong cho bánh răng
Lắp khóa vi sai vào bánh răng và uốn ống đồng trong vỏ cầu, khoan vỏ cầu và lắp van. Công việc này không phải thợ nào cũng biết làm, tuy nhiên nếu đọc được tiếng Anh là theo hướng dẫn thì cũng không có gì khó.
Lựa chọn khóa vi sai và các phụ kiện đi kèm là cả một vấn đề vì xe ở Việt Nam và xe nhập đôi khi có cấu tạo bộ vi sai khác nhau, chưa nói tới đời xe trong nước đi sau nước ngoài mấy năm trong khi hướng dẫn của hãng lại theo đời xe ở nước ngoài. Vi dụ như Suzuki Vitara Wagon LWB đời 2000 ở Việt Nam thực ra là đời 98 ở nước ngoài, rồi Pajero GLS đời có nhíp không có nhíp, máy dầu, máy xăng.... rất dễ ăn đạn. Bản thân em bán mấy chục bộ khóa vi sai nhưng cũng phải ôm 2, 3 bộ vì order sai đời xe trong những ngày đầu mới biết chơi khóa vi sai khoản hơn 2 năm trước.
Có một đoạn phim trên youtube mô phỏng nguyên lý hoạt động của bộ vi sai khá hay và rất nên xem, đơn giản mà dễ hiểu xem xong thì sẽ hình dung được nguyên lý hoạt động của vi sai và khóa vi sai.
[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?v=F40ZBDAG8-o[/YOUTUBE]
Khi có khóa vi sai rồi nên tận dụng tối đa để xe qua nhẹ nhàng không phải chạy đà vừa nguy hiểm vừa ảnh hưởng tới hệ thống giảm xóc, đừng đợi tới lúc mắc lầy rồi mới đóng khóa vi sai, tới lúc đội bụng rồi thì khóa vi sai cũng thành vô tác dụng.
Những xe cầu mềm có khóa vi sai trước nên cẩn thận khi xài, chỉ đóng khóa trước khi 2 bánh nằm tương đối thẳng và tránh đánh lái qua lại dễ làm gãy láp. Thực ra cấu tạo của cầu mềm vốn đã rất mong manh, có khi không cầu đóng khóa, chỉ cần xe đang gài cầu trước, 2 bánh không cân bằng là láp trước đã có thể bị gãy. Thế mới có chuyện dạo này Land cộc cầu cứng đang trở thành hiện tượng bên cạnh phong trào cởi truồng vì môi trường và để .... tiết kiệm xăng.
Sau khi lắp khóa vi sai thì xe được đóng tem chứng nhận Unstoppable
Lưu ý, xe có khóa vi sai khi cho mượn hoặc giao cho người khác lái nên dặn dò cẩn thận, không nên táy máy bật bơm đóng khóa khi đang trên đường cao tốc. Hiện tượng xảy ra là xe đang chạy, mở khóa cọc cọc, nghe một tiếng bốp, hai láp bị xoắn lại như quẩy nóng, bạc đạn bể tan, bi bạc đạn chui vô khóa vi sai, nhai nát các bánh răng hành tinh, hộp sọ khóa vi sai nứt làm đôi. Tổng thiệt hại là 1 khóa vi sai = 1,550 USD, 2 cây láp mỗi cây hình như 11 triệu, gioăng, phốt và tiền công thêm vài củ nữa là còn may nếu chưa lật xe.
Tóm lại khóa vi sai không phải là đồ chơi gắn cho có, sử dụng khóa đúng cách sẽ rất thú vị và nhất là giảm bớt thiệt hại không đáng có. Của bền do người.
Khóa vi sai là công đoạn cuối cùng của một chiếc Hilux full option, sau khi kiểm tra các thông số so sánh trước và sau khi độ, chạy thử xe (off-road và onroad), kiểm tra xiết lại bu loong, con tán lần cuối và đi kiếm Lưu Diệc Phi.
Bãi test xe nhà trồng
Hình này lúc xe chưa thay mâm pro-com và lốp BFGoodrich vì gặp trục trặc với bộ mâm Procom 16" offset = - 4. Củ thắng trước bị chạm vào mâm nhưng không thể lắp spacer được vì bản thân bộ mâm này offset đã quá lớn.
Nếu chêm thêm spacer nữa thì xe nhìn như quái vật