Topic tìm hiểu về lịch sử Việt Nam

Lexus430sc

Xe điện
Biển số
OF-1887
Ngày cấp bằng
11/10/06
Số km
4,562
Động cơ
611,290 Mã lực
Nơi ở
VTCs
Theo những người có óc suy sét đều hiểu cái gì là thực sử, cái gì là bịa sử. Vấn đề chúng ta gốc gác ở đâu có quan trọng nữa không? Hay điều quan trọng là chúng ta có hạnh phúc ở quê hương ta đang sống? Có tự hào mảnh đất ta đang đứng? Cơm no áo ấm? Độc lập tự do hạnh phúc!? Giáo dụ y tế "như" cường quốc năm châu?
Em hỏi thật các bác: chả may có ngày các bác đột nhiên trở thành hoàng thượng, các bác cũng lại nghĩ mọi cách để giữ vương triều chứ? Thật hay bịa là do các bác bày ra cả thôi mà :(
Cho nên theo em bỏ chủ đề này đi vì càng tìm hiểu các ức, càng ức càng muốn học về các loài hoa ...
Sent from my iPhone using Forum Runner
Vầng, nhẽ thôi vậy.
Nhưng sống giữa cái thủ đô ngàn năm văn vật này khá mệt mỏi :D có được lễ hội hoa thì chen nhau dẫm đạp hái hoa bẻ cành, dịch vụ trông xe tăng giá vô tội vạ mà không ai kiểm soát. xxx còn bận làm tiền nhân dân cho đủ doanh thu đã khoán.
Tắc đường, cướp hiếp giết ngày nào cũng có. Lừa đảo trở thành quốc nạn, ngay cả trên OF cũng đã diễn ra. Nên chăng đổi thành xã hội LỪA?
 

Nhạc

Xe lăn
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
11,751
Động cơ
555,623 Mã lực
Nếu Huyền Sử là đúng thì Cháu xin lược gọn như sau cho dễ hiểu :

Cháu 3 đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh.
Đế Minh lấy Nàng Vụ Tiên sinh ra Đế Nghi và Lục Tộc (Kinh Dương Vương).
Đế Nghi sinh ra Đế Lai. Đế Lai sinh ra Bà Âu Cơ.
Lộc Tục (Kinh Dương Vương) lấy Nàng Long Nữ (con gái của Thần Long - Vua hồ Động Đình) sinh ra Sùng Lãm (Lạc Long Quân).
Vậy: Lạc Long Quân là Chú của Bà Âu Cơ.
Cái này, xưa Cụ Hoàng Xuân Hãn có nói : Cái người Việt mình nó thế !
Thế mới đẻ ra cái bọc trăm trứng mà cụ, một đàn hơi quái thai dị dạng tí
Sorry em chạy ko các cụ oánh chết :P
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
650
Động cơ
410,730 Mã lực
Em vào xem bảo tàng Quảng tây ở Nam ninh rồi các cụ ạ. Trong đó có nhiều trống đồng to nhỏ các loại và ảnh chụp sinh hoạt hiện tại của dân tốc Choang vẫn dùng trống đồng. Ngoài ra ở VN ngừoi LoLo cũng dùng trống đồng...Trên thực tế, các trống đồng đào được rải rác từ nam Trung Hoa sang đến Indonesia nhưng nhiều nhất ở Quảng tây và Bắc Việt nam. Trống đồng Đông sơn tìm thấy ở làng Đông sơn Thanh hóa cùng với các di vật khảo cổ khác nữa kết luận đây là địa bàn cư trú của người Lạc Việt cổ. Như vậy trống đồng ko của riêng bất cứ dân tộc nào nhưng rõ ràng ko phải của người Hán. VN nhận là của tổ tiên cũng ko sai đâu ạ. Chỉ cần dựa vào trống đồng, ta có thể kết luận nhiều sắc dân thiểu số hiện nay ở Trung quốc chính là hậu duệ của Bách Việt. Người Choang em nghĩ họ chính là con cháu dân Tây Âu xưa.

Xa hơn thời Bách Việt, ai là chủ nhân đồng bằng sông Hồng? Có thể là thổ dân gốc Mã lai da đen, tóc quăn. Một số cụ như Đào Duy Anh... nghĩ là cư dân Việt cổ chính là con cháu của nước Việt Câu Tiễn. Sau khi nước Việt bị Sở diệt đã dùng thuyền chạy xuống phương nam hòa với các nhóm Việt khác. Riêng nhóm tấp vào cửa sông Hồng, sông Mã lấn dần dân bản địa gốc Mã lai, vừa lấn vừa đồng hóa để tạo ra dân Lạc Việt. Đây cũng chỉ là 01 giả thuyết.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bóng Chày

Tầu Hỏa
Biển số
OF-66195
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
40,080
Động cơ
832,757 Mã lực
Nhiều giả thuyết quá, đã có cụ nào có thật thuyết vào giảng cho bà con cái!

xengheo nói:
Em vào xem bảo tàng Quảng tây ở Nam ninh rồi các cụ ạ. Trong đó có nhiều trống đồng to nhỏ các loại và ảnh chụp sinh hoạt hiện tại của dân tốc Choang vẫn dùng trống đồng. Ngoài ra ở VN ngừoi LoLo cũng dùng trống đồng...Trên thực tế, các trống đồng đào được rải rác từ nam Trung Hoa sang đến Indonesia nhưng nhiều nhất ở Quảng tây và Bắc Việt nam. Trống đồng Đông sơn tìm thấy ở làng Đông sơn Thanh hóa cùng với các di vật khảo cổ khác nữa kết luận đây là địa bàn cư trú của người Lạc Việt cổ. Như vậy trống đồng ko của riêng bất cứ dân tộc nào nhưng rõ ràng ko phải của người Hán. VN nhận là của tổ tiên cũng ko sai đâu ạ. Chỉ cần dựa vào trống đồng, ta có thể kết luận nhiều sắc dân thiểu số hiện nay ở Trung quốc chính là hậu duệ của Bách Việt. Người Choang em nghĩ họ chính là con cháu dân Tây Âu xưa.

Xa hơn thời Bách Việt, ai là chủ nhân đồng bằng sông Hồng? Có thể là thổ dân gốc Mã lai da đen, tóc quăn. Một số cụ như Đào Duy Anh... nghĩ là cư dân Việt cổ chính là con cháu của nước Việt Câu Tiễn. Sau khi nước Việt bị Sở diệt đã dùng thuyền chạy xuống phương nam hòa với các nhóm Việt khác. Riêng nhóm tấp vào cửa sông Hồng, sông Mã lấn dần dân bản địa gốc Mã lai, vừa lấn vừa đồng hóa để tạo ra dân Lạc Việt. Đây cũng chỉ là 01 giả thuyết.
Sent from my iPhone using Forum Runner
 

ktphong

Xe tăng
Biển số
OF-109486
Ngày cấp bằng
18/8/11
Số km
1,317
Động cơ
400,718 Mã lực
Nhiều giả thuyết quá, đã có cụ nào có thật thuyết vào giảng cho bà con cái!
Thực thuyết là ứ có dân tộc nào cổ xưa dám nhận cộng đồng chữ ét làm con cháu. Có ai hỏi đều bảo là lai loạn xạ cả lên rồi, ko phải con cháu chúng tôi đâu.
 

Bóng Chày

Tầu Hỏa
Biển số
OF-66195
Ngày cấp bằng
13/6/10
Số km
40,080
Động cơ
832,757 Mã lực
ktphong nói:
Thực thuyết là ứ có dân tộc nào cổ xưa dám nhận cộng đồng chữ ét làm con cháu. Có ai hỏi đều bảo là lai loạn xạ cả lên rồi, ko phải con cháu chúng tôi đâu.
Sách sử chính thống trong mái trường xhcn phán thế nào ạ?

Sent from my iPhone using Forum Runner
 

Lexus430sc

Xe điện
Biển số
OF-1887
Ngày cấp bằng
11/10/06
Số km
4,562
Động cơ
611,290 Mã lực
Nơi ở
VTCs
Ngày tết rảnh rỗi, em lại moi thớt lên cho các cụ tranh luận tí cho xôm ạ :D
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,354
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Dân ta thật nhưng cháu thề có sống đến cuối đời cũng chả biết hết được sử ta..........
 

học lái

Xe điện
Biển số
OF-682
Ngày cấp bằng
8/7/06
Số km
2,195
Động cơ
595,922 Mã lực
Tuổi
43
Lịch sử Việt nam chính thức 1000 năm từ thời Ngô Quyền, còn trước đấy là đô hộ của Trung Quốc và truyền thuyết.
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,434
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.TiengAnh.biz
Em vừa lấy của Bố em quyển : Các triều Đại Việt Nam, tối nay trước khi ngủ sẽ đọc cho mở mang đầu óc :D
 

hmpstudio

Xe điện
Biển số
OF-28172
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
2,274
Động cơ
504,520 Mã lực
Nơi ở
Bald Club & 77 Club
Theo sách, tư liệu e có từng đọc thì 1 số dân tộc Tây Nguyên lại thuộc nhóm dân tộc đa đảo như : Indo...
Theo nguòn tin mật thì : vua Lý rời đô từ Hoa lư về Thăng Long là do vua Lý người Đình Bảng, Bắc Ninh, nên chuyển về Thăng Long là tiện bề công tác.
 

ktphong

Xe tăng
Biển số
OF-109486
Ngày cấp bằng
18/8/11
Số km
1,317
Động cơ
400,718 Mã lực
Theo sách, tư liệu e có từng đọc thì 1 số dân tộc Tây Nguyên lại thuộc nhóm dân tộc đa đảo như : Indo...
Về lĩnh vực này có một số công trình nghiên cứu về chủng người Mã Lai, trong đó Indonesien được hiểu là cổ mã lai. Theo đó, một số dân tộc tây nguyên như K'ho được xem là dân mã lai thuần chủng. Còn dân tộc Kinh của chúng ta ngày nay là dân lai.
 

hungxalo75

Xe tăng
Biển số
OF-21476
Ngày cấp bằng
22/9/08
Số km
1,240
Động cơ
506,820 Mã lực
Hai bà trưng là người Tầu chứ cụ, em đọc sách nào đó có chép 1 đêm bà đã hạ thủ 65 thành , nếu ở Việt nam không có đủ 65 thành cho bà hạ ?
cái này em thấy cũng bịa nốt các cụ cứ thử tính xem mỗi cái thành cách nhau bao nhiêu xa,lính thì chạy bộ còn tướng thì mới dc cưỡi voi thế thì tốc đọ con voi đi dc bao nhiêu mà trong 1 đêm chỉ nói là đi dạo qua 65 thành đã ko đi dc rồi chứ chưa nói đến đánh 65 thành
 

luklak

Xe điện
Biển số
OF-65502
Ngày cấp bằng
4/6/10
Số km
2,700
Động cơ
459,699 Mã lực
Lịch sử thủa hồng hoang thì rất là vô cùng, nhưng thủa xa xưa dân tộc việt có gốc gác tận bên tq (mình bị phương Bắc chiếm như mình chiếm xuống phía Nam)
Có 1 tài liệu e cho là có căn cứ và logic với huyền sử của mình.

Tác giả: Bác-sĩ TRẦN ÐẠI SỸ- Giám đốc Trung Quốc sự vụ, viện Pháp – Á ( Pháp )
( Bài viết được trình bày tại Viện Pháp-Á năm 1991)

- Đạo thờ vua Bà hiện đang tồn tại tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của lòng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn sót lại. Vua Bà mà người Trung-Hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng;
- Sử Hán là bộ Sử-ký của Tư-mã Thiên. Sử Việt như bộ Ðại-Việt sử ký toàn thư, Khâm-định Việt-sử thông giám cương mục, đều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch, thời Triệu Ðà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Trường-sa, hồ Ðộng-đình.
Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu Ðà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần Thủy- Hoàng sai Ðồ Thư mang quân sang đánh Âu-lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận:
• Nam-hải (Quảng-đông và một phần Phúc-kiến),
• Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-nam và một phần Quí châu- Theo chú dẫn này thì tổ tiên ông Mao Trạch Đông vốn là người Việt Nam, là con dân của Vua Trưng… ),
• Tượng-quận (Vân-nam và một phần Quý-châu).


Bản Đồ Thời Lĩnh Nam
Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả bài diễn văn của Giáo sư Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt là IFA). Nguyên văn bằng tiếng Pháp, đây là bản dịch tiếng Việt của Tăng Hồng Minh, một người Việt gốc Hoa sống tại Pari. Trong dịp khai giảng niên học này, IFA đã mời một số đông các học giả, trí thức và ký giả tham dự. Sau bài diễn văn, có cuộc trao đổi rất thú vị.
Trong khoảng thời gian 1977-1992, tác giả làm việc cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaçeutique, viết tắt là CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-Hoa (Commité Médical Franco-Chinois viết tắt là CMFC), nên đã được các đồng nghiệp giúp đỡ, dùng hệ thống ADN để tìm lại nguồn gốc dân tộc Việt-Nam.

7 BẰNG CHỨNG XÁC NHẬN ĐƯỜNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NƯỚC VĂN LANG THỜI VUA TRƯNG:
1. Núi Ngũ-lĩnh.
Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc-kinh, rồi đổi máy bay ở Bắc-kinh đi Trường-sa. Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều nằm ở tỉnh này.
Đầu tiên tôi đi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc
• Một là Ðại-dữu lĩnh.
• Hai là Quế-dương, Kỳ-điền lĩnh.
• Ba là Cửu-chân, Ðô-lung lĩnh.
• Bốn là Lâm gia, Minh-chữ lĩnh.
• Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh.
Về vị trí:
• Ngọn Thủy-an, Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-đông.
• Ngọn Ðại-dữu chạy từ huyện Ðại-dữu (Nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-đông.
• Ngọn Cửu-chân, Ðô-lung chạy từ Ðạo-huyện tỉnh Hồ-nam tới Gia- huyện tỉnh Quảng-tây.
• Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng-Ðông.
• Ngọn Quế-dương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-tây.
Lập tức tôi thuê xe đi một vòng thăm các núi này. Tôi đi mất mười ngày, trải gần 15.000 cây số.
Như vậy là Ngũ-lĩnh có thật, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục mà lĩnh địa Việt tới hồ Động-đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này:
• Một là vua Minh tế trời ở trên núi Ngũ-lĩnh là nơi người gặp tiên rồi chia địa giớị Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm nên vua Nghi chỉ giữ từ Bắc ngạn mà thôị Còn vua Kinh-Dương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Ðộng-đình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia.
• Hai là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam không theo về Bắc, thành thử hồ Ðộng-đình mới thuộc lãnh địa Việt.
Kết luận 1:
« Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa ».
2. Tìm Thiên-đài nơi tế cáo trời đất của vua Minh.
Tương truyền vua Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-dương, phân chia lãnh thổ Lĩnh-Bắc tức Trung-Quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-dương có mấy chục ngọn núi nhỏ không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào? Trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương-giang. Điều này dễ hiểu, tỷ như ngày nay, du khách nhìn bản đồ sẽ không thấy địa điểm Sài-gòn. Nhưng trong dân chúng, họ vẫn nhớ tên cũ.
Tôi đi thăm Thiên-đài.
Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn nhưng không có người trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nhiều chỗ ngói bị lở, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn nhiều chỗ gần như lún sâu. Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong cột kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều. Những câu đối, chữ còn, chữ mất.
Tại thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Ðầu đề ghi:
Thiên-đài di sự lục
Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn.
Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào?
Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hy. Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn sọan, phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772). Chu Minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loaị văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật.
Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ được học loại văn đó vào hồi sáu, bảy tuổi thì ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn, Minh-Văn còn kể thêm:
« Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Dương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế-dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm đươc núi. Về đời Đường để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây ».

Tôi biết vua Bà là vua Trưng, còn tướng Ðào Hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Ðào Kỳ. Ngài Ðào Kỳ lĩnh chức Ðại Tư-mã thời vua Trưng. Còn tướng Ðào Hiển-Hiệu tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Nữ tướng Hoàng Thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi Trường-sa, hồ Ðộng-đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chặn ở Thiên-đài, đợi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây.
Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối:
Thoát thân Nam thành xưng sư tổ,
Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật- kinh.
Hai câu này ngụ ý ca tụng Thái-tử Tất-Ðạt-Ða đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh.
Tam bảo linh ứng, phong điều vũ thuận,
Phật công hiển hách quốc thái an dân.
Hai câu này là ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận, gió hòa đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an.
Nơi có dấu vết Thiên-đài, còn đôi câu đối khắc vào đá:
Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc.
Lĩnh địa niên niên dữ Việt-thường.
Nghĩa là: Từ sau vụ vua Minh tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao đời phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với giòng giống Việt-thường.
Chỗ miếu thờ của Ðào Hiển-Hiệu có đôi câu đối:
Nhất kiếm Nam-hồ kinh Vũ-đế,
Thiên đao Bắc-lĩnh trấn Lưu Long.
Nghĩa là: Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Ðộng-đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán. Ý chỉ nữ tướng Phật-Nguyệt đánh bại Mã Viện ở phía Nam hồ Ðộng-đình. Một nghìn tay đao do Hiển-Hiệu thủ ở Bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu Long.
Kết luận 2:
« Như vậy việc vua Minh tế cáo trời đất là có thật. Vì có Thiên-đài nên thời Lĩnh-Nam mới có trận hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lãnh địa thời vua Trưng cũng như Văn-Lang xưa qủa tới Ngũ-lĩnh, hồ Động-đình ».

3. Cánh đồng Tương nơi hò hẹn hàng năm của Quốc Tổ, Quốc Mẫu
Nhắc lại: Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương:
• Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần.
• Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi khắp bốn phương quy dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần.
Tôi đoán:
• Cả hai vị Quốc-tổ Kinh-Dương, Lạc-Long sau khi kết hôn đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó trên hồ Ðộng-đình.
• Phía Nam hồ Ðộng-đình là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 km, lưu vực tới 92500km2, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-tây. Vậy cánh đồng Tương sẽ nằm trong lưu vực Tương giang.
Tôi thuê thuyền đi từ cảng Dương-lâm nơi xuất phát ra Tương-giang là hồ Động-đình, xuống Nam, qua Tương-âm, tôi dừng lại, nghiên cứu địa thế cùng thăm chùa Bạch-mã. Đây là địa phận quận Ích-dương.Vô tình tôi tìm ra một nhánh sông Âu-giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ còn 2-3 mẫu mà thôi. Suốt lộ trình từ hồ Động-đình trở xuống, trên cửa sông Tương cũng như hai bên bờ chim Âu bay lượn khắp nơi. Đặc biệt trên Âu-giang, Âu-hồ, giống chim này càng nhiều vô kể. Từ Âu-giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-sa thủ phủ của Hồ-nam rồi tới các quận lỵ Tương-đàm, Chu-châu, Hành-dương, Quế-dương.
Không khó nhọc tôi tìm ra:
• « Cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-đình, Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-giang. Phía Tây là vùng Chiêu-dương, Lãnh-thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy, Thạch-khê-thủy ».
Sau khi tìm ra cánh đồng Tương, Thiên-đài, cùng những đàn chim âu, tôi giải đoán như thế này:
• « Quốc-tổ Lạc Long kết hôn với công chúa con Đế-Lai, hẳn công chúa cũng có tên. Nhưng vì lâu ngày người ta không nhớ được tên ngài, nên đã lấy con chim Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-đình, Tương-giang mà gọi là Âu-Cơ (Cơ là vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-mẫu là Âu-Cơ, thì họ nghĩ ngay đến Quốc-mẫu sinh đẻ. Khi chim Âu đẻ thì phải đẻ ra trứng. Còn con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con có nghĩa là tất cả dân ttrong nước đều là con Quốc-mẫu »
Kết luận 3:
« Đã có cánh đồng Tương, thì chuyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài. Nay chứng cớ được kiểm điểm, thì lãnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động-đình »
4. Hồ Ðộng-đình và Tam-sơn
Hồ Động-đình nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ được coi như nơi phát tích ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-bắc, tức đất Kinh-châu thuở xưa. Địa khu phía Nam sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-nam. Hồ Động-đình nằm trong tỉnh Hồ-nam. Hồ thông với sông Trường-giang bằng hai con sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-giang, rồi đổ vào Tương-giang. Trên Bắc-ngạn hồ có núi Tam-sơn. Tôi đã lên đây ba lần. Tương truyền các các nữ tướng thời vua Trưng như Trưng-Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan đánh chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để thấy rõ phong cảnh, rồi tả trận đánh trong bộ Cẩm-khê-di-hận (6). Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa cạn là 38,5 mét, về mùa nước lớn là 39,20 mét. Tra trong chính sử thì quả hồ Động-đình thuộc lãnh địa Văn-Lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Võng thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng-Đế. Sử gia Trung-Quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc. Nói theo triết học Tây phương thì vua Du-Võng gốc từ Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong vùng đồng bằng ở phương Nam lấy hỏa làm biểu hiệu nên còn gọi là Viêm-đế. Còn vua Hoàng-đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nhiệp giàu nhưng không giỏi võ bị nên bị thua. Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ-đế bản kỷ chép rằng:
«…Thời vua Hoàng-đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Triều Thần-Nông không đủ khả năng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng-Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu thì Suy-Vưu mạnh nhất.
Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng-Đế. Vua Hoàng-Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công.
Suy-Vưu làm lọan, không tuân đế hiệu. Hoàng-Đế triệu tập chư hầu cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy Vưu. Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận vua Hoàng-Đế đem quân chinh phục.
Lãnh thổ của Hoàng-Đế, Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông. Phía Tây tới núi Không-động, Kê-đầu. Nam tới Giang, Hùng, Tương… »(7)
Sông Giang đây tức là sông Trường-giang, Hùng đây tức là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi Nhân đời Tống lập giải Sử-ký nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa.
Kết luận 4:
« Từ chính sử, huyền-sử đều cho biết lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-đình. Khi vua Hoàng-Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng còn kéo dài đến 2439 năm nữa. Lãnh thổ Trung-quốc thời Hoàng-Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Phía Nam bao gồm Trường-sa, hồ Động-đình vẫn thuộc Văn-lang.
Khi chính sử ghi chép như vậy thì việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Ðộng-đình, núi Tam-sơn không còn là huyền thoại nữa. Vậy chuyện các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,142
Động cơ
548,847 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Ngày xưa lý lịch khai cơ bản là :

BẦN NÔNG - KINH - LƯƠNG -LỚP 7.

Bác chủ thớt đặt vấn đề dân tộc Kinh từ đâu ra cũng hay!Cái nước mình bị bọn Tàu nó chà đạp, có tí sách sử nào nó đốt mẹ nó hết,chưa kể ông sau lên đào mả ông trưóc đem trôi sông.Thế thành ra quả báo,con cháu bây giờ tự phết giấy dán keo làm nên lịch sử dân tộc.Thành ra tít mù nó lại vòng quanh.
Em đọc trong "Thần,Người và Đất Việt" - (TG Tạ trí Đại Trường,NXB Văn Hóa Thông Tin 2005) thì thấy nói ông cụ Hùng cũng chỉ mới được cử làm quốc tổ vào khoảng thế kỷ thứ 14 với vai trò của sử gia Hồ Tông Thốc.Đến đời vua Lê Thánh Tông,năm 1470 mới chính thức lập ngọc phả Hùng Vương để hậu thuẫn cho nghi lễ nhà vua xưng Đế và lập Đàn tế trời với danh vị độc lập thoát ra khỏi phận phiên thuộc.Ngay đến Nguyễn Trãi soạn Cáo Bình Ngô năm 1428 cũng đâu có nhắc đến Hùng Vương.
Cho nên,nghiên kiú về lịch sử Việt Nam chả khác gì mò trăng đáy nước.
 
Chỉnh sửa cuối:

Viva la vida

Xe tăng
Biển số
OF-97013
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
1,507
Động cơ
409,666 Mã lực
......thấy nói ông cụ Hùng cũng chỉ mới được cử làm quốc tổ vào quảng đầu nhà Trần kèm theo sắc phong của vua Trần,chứ thời nhà Lý thì chả Hùng hiếc gì hết.
Cho nên,nghiên kiú về lịch sử Việt Nam chả khác gì mò chim đáy bể.
Cụ đọc loạt bài của nguyên nguyên em đưa đầu topic nhé, có bài về đời Lý nêu ra các nghi vấn hay phết, đại loại thế này:
-đời Lý nhà vua có cho lập đền thờ Hai Bà Trưng và đền thờ Xuy Vưu (là lần duy nhất trong lịch sử của VN có ghi lại sự kiện lập đền thờ ông này), vốn được coi là tổ của một bộ tộc du mục ở Bắc Trung Quốc (Bắc chứ không phải Nam TQ nhá), theo truyền thuyết của người Hán thì Hoàng Đế là tổ của người Hán, đánh nhau và thắng Xuy Vưu làm cho con cháu Xuy Vưu phải chạy đi chỗ khác.
-dân Hàn Quốc coi Xuy Vưu là tổ tiên, lại cũng ăn thịt chó như mình
-trong thời Lý có 2 lần hoàng tộc nhà Lý chạy loạn bằng đường biển sang Hàn Quốc, tại sao không chạy đâu lại cứ chạy sang xứ Hàn?
 

Nhạc

Xe lăn
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
11,751
Động cơ
555,623 Mã lực
Cụ đọc loạt bài của nguyên nguyên em đưa đầu topic nhé, có bài về đời Lý nêu ra các nghi vấn hay phết, đại loại thế này:
-đời Lý nhà vua có cho lập đền thờ Hai Bà Trưng và đền thờ Xuy Vưu (là lần duy nhất trong lịch sử của VN có ghi lại sự kiện lập đền thờ ông này), vốn được coi là tổ của một bộ tộc du mục ở Bắc Trung Quốc (Bắc chứ không phải Nam TQ nhá), theo truyền thuyết của người Hán thì Hoàng Đế là tổ của người Hán, đánh nhau và thắng Xuy Vưu làm cho con cháu Xuy Vưu phải chạy đi chỗ khác.
-dân Hàn Quốc coi Xuy Vưu là tổ tiên, lại cũng ăn thịt chó như mình
-trong thời Lý có 2 lần hoàng tộc nhà Lý chạy loạn bằng đường biển sang Hàn Quốc, tại sao không chạy đâu lại cứ chạy sang xứ Hàn?
Xong có chạy đến nơi ko cụ, xa thế cơ mà.
Thế từ nay phải nói là: Chung quy chỉ tại Xuy Vưu ạ :P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top