HỒNG BÀNG HUYỀN SỬ
Vào năm 3.434 trước CN một nhánh chủng tộc Nam Á định cư đầu tiên ở lưu vực sông Hoàng Hà gồm :- Tộc người Viêm Việt, có 02 vị Nguyên Tổ đầu tiên của tộc Viêm Việt là Phục Hy (1)( hiệu Là Bào Hy cùng vợ là Nữ Oa ) dạy dân định cư cất nhà, dạy các tập tục văn hóa, dùng dây thừng thắt gút để ghi nhớ các sự kiện đã qua. Phục Hy xem Thiên, Địa Tượng và phát minh ra Bát Quái định ra Quy Củ của nền Nho Việt : Trời tròn Đất vuông, hay Minh Triết Hà Đồ và Lạc Thư, dịch kinh Việt Nho dùng ký tự Nòng Nọc (2)
Năm 3.118. tr. CN trong đại Tộc Viêm Việt có một vị thủ lỉnh của bộ tộc hiệu là Viêm Đế Thần Nông (3), ông tiếp tục phát triển sự nghiệp văn hóa Việt Nho của Phục Hy và Nữ Oa dạy dân cày cấy trồng lúa nước, dạy dân cất nhà ở ngoài nơi trống trải để ở, không còn phải ở hang đọng như trước đây. Ngài nếm trăm loại cỏ cây chỉ cho dân biết cách trị bệnh. Đế triều của Thần Nông truyền được 8 đời? Sau bị mất về tay của Hiên Viên Hoàng đế (4).
Trải qua thời gian dài gần 200 năm tộc Viêm Việt phát triển mạnh. Bấy giờ xuất hiện một thủ lĩnh của Bộ tộc Viêm Việt là cháu 3 đời của Viêm Đế Thần Nông, lên ngôi Vua lấy hiệu là Đế Minh. ( không rõ năm sanh và năm lên làm Vua ) Đế Minh kết hôn sau đó sanh ra Đế Nghi (2.889 trCN - 2.834 .tr CN ) (5). Khi đi tuần thú phương Nam đến vùng Ngũ Lỉnh Sơn ( Tỉnh Hồ Nam TQ. ) gặp bà Vụ Tiên cưới về sinh ra Lộc Tục,( Đức Lộc Tục sinh năm Nhâm Ngọ 2.919 tr CN. Lên ngôi nằm.2.879 trCN.)(6)
Tộc Viêm Việt phân ra nhiều bộ lạc ở rải rác từ lưu vực bờ Bắc sông Hoàng Hà đến phía Nam Động Đình Hồ có bốn mùa tám tiết, đặc biệt có một chiếc hồ ưu đãi thủy sản vật cho dân tộc Bách Việt sinh sống, đó là “Hồng Hồ,” (7) trong lòng hồ có vô vàn chim Hồng Hạc ( Hồng Hộc ) sống cộng sinh gắn bó cùng người dân tộc Viêm Việt từ nhiều đời. Vào những năm 2.885 trước CN có những tập đoàn Dân Tộc Tây Bắc Á du cư ( Văn hóa Du Mục Tiền thân của Dân Tộc Trung Hoa ) tràn xuống phía Bắc lưu vực sông Hoàng Hà và họ vượt sông dùng vũ lực xâm chiếm các Bộ Lạc Viêm Việt điển hình ở trận Trác Lộc, chủ yếu đánh cướp lương thực, bắt đi Thanh niên, Nam Nữ Tộc Viêm Việt để làm nô lệ, cuộc chiến tranh kéo dài hơn 5 năm, người tộc Viêm Việt chống trả yếu ớt, sau đó bắt đầu mở cuộc di dân về phương Nam, còn lại gần 70% tộc Viêm Việt tản lạc lẩn tránh trong vùng đất củ ( Bờ Bắc và Nam sông Hoàng Hà ), riêng 30% dân số thì di cư đến nơi Hồ Động Đình và thành lập một nhà nước có tên gọi là Xích Quỷ(8), quy tụ gồm các bộ lạc thuộc giống dân Viêm Việt được gọi chung là Dân Bách Việt.
Một Nhà Nước Xích Quỷ được thành lập vào năm Nhâm Tuất 2. 879 tr CN , một nhà nước sơ khai có tổ chức gần như một Vương Triều phong kiến, thành phần Thủ lĩnh các Tướng soái và Tráng đinh trong bộ lạc là những chiến sĩ có khả năng chống trả các cuộc xâm lăng của tộc phương Bắc để bảo vệ đất nước Xích Quỷ.
Năm 2.879 trước CN. Vua Đế Minh Lên Núi Lập Thiên Đài tế cáo Trời Đất truyền ngôi cho hai con là Đế Nghi và Kinh Dương Vương. (tại vùng núi Quế Dương một trong dải núi Ngũ Lỉnh thuộc tỉnh Hồ Nam.) Đế Nghi được làm vua Phương Bắc, còn Kinh Dương thì làm Vua thống lỉnh cả bộ Tộc Bách Việt Phương Nam, tên húy là Lộc Tục. Kinh Dương Vương Lấy con gái của Động Đình Quân tên là Long Nữ sinh ra Sùng Lảm Hiệu là Lạc Long Quân( sinh năm Bính Thìn 2.825-tr CN ) sau đó được Đức Kinh Dương Vương cho cai trị vùng Đất Phương Nam Động Đình hồ,(Lạc Long Quân Lên ngôi năm Mậu Tý 2.793 tr CN ).
Đế Nghi, con Trưởng của Đế Minh vẫn cai trị các Bộ Lạc Viêm Việt vùng phía Bắc sông Hoàng Hà, sau truyền ngôi cho con là Đế Lai năm 2,843. Tr.CN. (9) Đến năm 2.790 trước CN. Đế Lai nhớ đến việc Nội Tổ của mình là Đế Minh đi tuần thú phương Nam gặp Tiên, nên có ý muốn đi về phương Nam du ngoạn, vì vậy Đế Lai để cho bề tôi tin cẩn của mình là anh em Xuy Vu (10) trông coi việc Nước, còn mình dẩn theo đoàn tùy tùng và gia đình đi tuần du phương Nam, khi đến hành cung của Lạc Long Quân, Đế Lai không thấy Lạc Long Quân, bấy giờ trong nước Xích Quỷ kể như vắng chủ. Đế Lai để vợ và con gái là Âu Cơ nghĩ lại Hành Cung nơi đây, riêng mình và cận thần đi du ngoạn khắp phương Nam. Trải xem các thắng cảnh hoa thơm cỏ lạ, các loại chim thú quý hiếm, hưởng đủ sơn hào hải vị, nhân khí hậu mát mẻ ôn hòa Đế Lai ưa thích quên cả chuyện trở về. Bấy giờ dân Bách Việt phương Nam đang khổ sở, vì nạn quấy nhiểu của Quan binh tùy tùng của người anh em họ Bách Việt, nên họ kêu gọi Đức Lạc Long Quân về cứu giúp họ.
Một hôm khi ở Thủy Phủ về, Lạc Long Quân thấy người con gái đẹp kiều diễm ở nơi hành cung của Ngài. Lạc Long Quân nghĩ đây là nhân duyên Thiên định nên biến hóa (11) thành một chàng trai tuấn tú khôi ngô ngỏ lời cầu hôn và đưa Âu Cơ cùng về Thủy Phủ kết duyên.
Đến khi Đế Lai trở về hành cung của Lạc Long Quân không thấy con gái nên cho Quan binh đi tìm đến Thủy Phủ, Lạc Long Quân dùng thần thông phép mầu biến hóa các loài thú dử xua đuổi bộ hạ của Đế Lai không cho đến gần Thủy Phủ. Bao nhiêu ngày vất vả tìm con không gặp, Đế Lai đành phải cùng đoàn tùy tùng đi trở về phương Bắc Hoàng Hà.
Năm 2.787 trước CN, cuộc kết duyên Âu Cơ cùng Lạc Long Quân đã 3 năm, sau đó Âu Cơ sinh một bọc trứng. Bà cho đó là điều dị thường nên đem bọc trứng ấy bỏ ngoài đồng. Tháng ngày dần qua bọc trứng nở ra trăm người con và thường ngày Đức Lạc Long Quân vẫn hay chăm nom, rồi thời gian trôi qua các người con nay đã trưởng thành người nào cũng anh minh, có tài trí, từ khi trăm con nên người. Sau đó Đức Lạc Long Quân mãi đi tuần du không về. Trong lúc ấy có những người dân Bách Việt xuống nước đánh bắt thủy sản, bị loài thuồng luồng (một Loài Cá Sấu mỏm Đao) làm hại, dân bèn kêu cứu Đức Lạc Long Quân “ Bố ơi ! Bố ơi ! Mau về cứu giúp chúng con! “ Ngài liền Xuất hiện chỉ dạy cho dân như sau: “ -Loài thủy tộc vốn ở dưới nước, chúng thấy các ngươi không cùng giống loài Thủy Tộc nên chúng làm hại, vậy từ nay kẻ nào xuống nước phải xâm vẽ mình như loài thủy tộc, thì chúng không còn hại các ngươi Nữa.” Dạy dỗ dân bộ lạc xong, Ngài biến mất. Cũng từ đó mới có tục xâm mình của dân tộc Bách Việt.
Năm 2.694 trước CN, một hôm vì nhớ quê nhà nên Âu Cơ dẫn đàn con trở về phương Bắc, bị quân canh ải của Hoàng Đế Hiên Viên ( lúc này đã diệt chi tộc Viêm Việt phía bắc, lên ngôi xưng Đế mở đầu cho những triều đại dân tộc Trung Hoa. Hiên Viên Hoàng Đế tên thật là Hữu Hùng Thị, có công đánh bắt được anh em Xuy Vưu ( Trung Quang ) tướng của Đế Dũ Võng trong trận Trác Lộc nên được dân tộc bắc Phương tôn lên làm Đế ) không cho về phương Bắc, nên Bà cùng các con phải trở về phương Nam, trên đường đi đến Tương Giang Dả ( Thuộc Tỉnh Hồ Nam )bổng Đức Lạc Long Quân hiện ra hỏi “ -Vì sao nàng định ra đi ? “ Âu Cơ Trả lời rằng :” -Thiếp cùng chàng nên nghĩa vợ chồng bấy lâu, nay vì nhớ đến song thân định đưa con trở về thăm cha mẹ ! “ Lạc Long Quân nói : “ -Ta và nàng vốn tương khắc như nước với lửa , ta là loài Rồng đứng đầu các loài dưới nước, nàng là Tiên làm người trên mặt đất, hai ta như âm dương tương hợp , nay nàng đưa con đi thì âu cũng là thiên định, nàng hãy dẫn 50 con về đất liền sinh sống, còn ta đưa 50 con xuống ven vùng biển để lập nghiệp cho chúng, nếu sau này có việc chi, khi lên ngàn xuống biển chẳng đặng bỏ nhau, có việc cần đến hãy gọi đến ta, thì tức khắc ta sẽ đến ngay .”
Nói xong Đức Lạc Long Quân dẫn 50 con đi về hướng biển Nam Hải, còn Âu Cơ đưa 50 con còn lại đi về hướng đất liền chia đất cho các con cùng cai trị. ( Đây là mật mả minh triết trong Kinh Diệc. Âm Dương nhị khí , trong Âm thăng hóa đến Dương tức là lên Núi, còn phần Dương đi dần đến Âm tức là xuống biển ). Sông Tương nước chảy hai chiều.
Quân tại Tương giang đầu,
Thiếp tại Tương giang vĩ,
Tương tư bất kiến,
Đồng ẩm Tương giang thủy.
Thưở ấy , 50 con theo Mẹ Âu Cơ đi đến vùng Ngũ Lỉnh Sơn, tất cả những người con đều tôn con trưởng lên làm thủ lĩnh bộ tộc còn được gọi là “ Kun “ hay là Hùng (Hồng) Vương, đặt tên nước là Văn Lang, theo thể chế Cha truyền con nối, còn các người con thứ được phong Lạc Hầu, Lạc Tướng chia nhau ra trấn giữ các vùng đất còn lại, trong thời Hùng Vương phân ra nhiều chức cai trị dân như :
· Lạc Hầu là những Anh Em của vua được phong thưởng cai trị các vùng đất ban cho làm Lạc Ap, hay ruộng Lạc.
· Lạc Tướng là những cận thần theo phò vua, có công với đất nước.
· Con trai trưởng của vua Hùng được gọi là Quang Lang.
· Con gái vua Hùng thì gọi là Mỵ Nương.
· Dân trong nước thì gọi là Lạc Đinh.
Các vua Hùng 4 dòng chi nối tiếp nhau cai trị nhà nước Dạ Lang ( thời kỳ chưa phát triển nền văn hóa nông nghiệp cao, ở nơi đây được 892 năm.(12)
Vào năm 2.240 trước CN, dòng chi đời Hùng Vương thứ 4 tức là Hùng Hoa Vương. Thủ lĩnh bộ tộc phương Bắc là Đế Quýnh đời Nhà Hạ, lại đem quân đánh chiếm vùng đất Bách Việt ở Bắc Ngũ Lỉnh Sơn, một trận chiến tranh mở rộng từ vùng Động Đình Hồ đến Ngũ Lỉnh sơn( gồm năm ngọn : Đại Dửu lỉnh, Kỳ điền lỉnh, Đô lung lỉnh, Minh chử lỉnh và Việt thành lỉnh. Di tích khảo cổ những nơi đây có nhiều tầng văn hóa của người Việt cổ chứng tỏ rằng chủ nhân vùng đất này là người Việt đã từng sinh tụ nơi đây nhiều thiên kỷ ). Cuộc chiến kéo dài 10 năm, sau cùng vua Hùng dòng chi thứ 4 cùng các thủ lĩnh các bộ tộc Bách Việt yếu thế nên phải bỏ lại vùng Hồ Động Đình di dân về hướng Nam, sau khi qua khỏi rặng núi Ngũ Lỉnh cứ nhắm theo hướng Nam mà đi đến vùng “ Lĩnh Nam “ ( nghĩa là phía Nam của dãy núi Ngũ Lỉnh Sơn ) tức là đất Phong Châu . Một lần Nữa dân tộc Bách Việt lập ra Nhà Nước Văn Lang( thời kỳ văn hóa nông nghiệp phát triển cao, năm 2230 Trước CN). Nước ta bấy giờ có địa giới như sau : - Phía Đông giáp biển Nam Hải, Phía Nam giáp nước Hồ Tôn( Chiêm Thành ), Phía Tây giáp nước Nam Chiếu, còn phía Bắc giáp Bắc Ngủ Lỉnh.
Hùng Vương Dòng Chi thứ 4 chia nước ra làm 15 bộ là : Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Y Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Quế Lâm, Tượng Quận.
Vua Hùng Sai người đúc Trống Đồng có chạm khắc các hình ảnh trang trí trên Trống Đồng nói lên sự thạnh trị của Đất nước ta thời bấy giờ :
· Nơi tâm của Trống có hình Mặt Trời thiên đỉnh và 14 Tia Sáng tượng trưng cho 15 bộ của Quốc Gia Văn Lang. Trống Đồng dùng cho các lễ hội, hoặc làm hiệu lệnh cho toàn dân khi có việc chi hữu sự, mỗi Bộ, mỗi Làng( Lang) đều có Trống Đồng
· Các hình người Việt Cổ đầu đội mủ lông chim mặc váy xòe múa hát tay cầm rìu, giáo thiên về tinh thần thượng vỏ . Hoặc có những dụng cụ nhạc như : Khèn, Sên, Phách , nói lên nền văn hóa và tín ngưỡng cổ truyền.
· Những hình thuyền tượng trưng Giao Long( Rồng ) khi xuống nước, Hình chim xòe cánh bay lượn tượng trưng cho Tiên là nguồn gốc Dân Tộc . Là tín ngưỡng thờ mặt Trời một tín ngưỡng phổ thông thời bấy giờ.
· Hình hai người cầm chày giả gạo trong cối đá nói lên nền nông nghiệp của người Việt Cổ phong phú.
Ngoài việc cắt đặt quan chức Tư Mả hay còn gọi là Bố Chính, Tư Đồ, Tư Khấu, Tư Không xem xét về hành chính cai trị dân của một Bộ, dưới còn có chức Quan khác gọi là Khối. Các chức Quan đều cha truyền con nối gọi đó là Phụ Đạo, và các vua cùng dòng chi người nào có tài pháp thuật cao thâm, y học thần kỳ thì được đưa lên làm vua vì vua Hùng là một vị Giáo Vương thay mặt các đấng Thần Linh được tôn sùng mà trị dân, vì thế các vua thay nhau nối ngôi đều lấy hiệu là Hùng Vương. . . chứ không thay đổi, cho đến mãi hết dòng chi vua Hùng Vương thứ 18 ( Năm 208 trước CN ).
Trải qua qua mấy ngàn năm dân tộc Việt chúng ta luôn chiến đấu bảo tồn nòi giống trong cuộc “Nam tiến”. Từ miền đất xa xôi trong quá khứ, khởi từ lưu vực sông Hoàng Hà đến vùng núi Ngũ Lỉnh. Dân tộc Bách Việt vẫn đứng vững xuôi về phương Nam bỏ lại miền đất quá khứ cho “dân tộc bắc phương.” Các triều đại phong kiến Bắc Phương lại xâm lược tìm cách đồng hóa dân tộc Bách Việt từ Động Đình Hồ đến Thanh Hóa xóa bỏ những vết tích nền văn hóa Bách Việt. Cũng từ đó tộc Bách Việt bị chia chẻ ra nhiều mảnh, chỉ còn lại một phần của bộ tộc Bách Việt tiến xuống đồng bằng của Phong Châu hay Giao Châu bộ, lập thành quốc gia Văn Lang
Đến năm 208 trước CN, cuối dòng chi Hùng Vương thứ 18, vua Hùng không có con trai trong chi tộc, không người tài giỏi nên truyền ngôi lại cho một Lạc Hầu tên là Thục Phán có tài về quân sự, có công ngăn chận sự bành trướng các tộc phương Bắc Đời Nhà Tần đưa 50 vạn quân sang xâm chiếm nước ta năm 218-208 Tr CN. Viên tướng Tần là Hiệu Úy Đồ Thư cùng Năm mươi vạn quân đánh chiếm một giải đất từ Ba Thục cho đến Phong Châu. Vua Hùng Vương dòng chi 18 hoàn toàn bất lực trước cuộc xâm lăng của quân Tần, tất cả dân quân bỏ Kinh Đô vào rừng không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng cử những người tuấn kiệt lên làm tướng để đêm đêm ra đánh phá Quân Tần. Trong việc suy cử một vị lãnh đạo chống phá Quân Tần không ai khác hơn là Thục Phán , vì Thục Phán là người trí dũng song toàn một Lạc Hầu thuộc tộc người Tây Au ( một nhánh của Dân Bách Việt )ở vùng đất Ba Thục( 13 ). Sau gần 10 năm chống Quân Tần , Thục Phán đã giết được Đồ Thư đánh tan rã năm mươi vạn quân của Tần Thủy Hoàng, Vua Hùng đành phải nhượng ngôi lại cho Thục Phán.
Thục Phán lên Ngôi lấy hiệu là An Dương Vương sau đó kết hợp hai tộc Tây Au Và Lạc Việt, đổi tên nước là Au Lạc và xây thành Cổ Loa hay là Tư Long Thành ( nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ,) thành này được xây theo tất cả 7 vòng hình trôn ốc, một đường thành xoắn thuận vào, thì một vòng xoáy ngược ra lên cao, cứ thế mà xây lên 3 vòng thành, sau cùng là những vòng thuận rồi đến khu vực vua ngự, đó sáng kiến của một nhà quân sự tài ba tên là Kim Quy.
Khi lập ra triều chính Au Lạc và xây xong Loa Thành. An Dương Vương củng cố quân bị vũ khí, dạy dân đúc các thứ công cụ, cày, cuốc, binh khí, tên bằng đồng thau và kỹ thuật Liên Châu nỏ do Tướng Quân Cao Lổ phát minh, là loại vũ khí tối tân lợi hại vào bậc nhất thời ấy .
Năm 206 trước CN. Khi Nhà Tần bị diệt bởi Lưu Bang và Hạng Vũ, thời này sử ký gọi là thời kỳ đầu Tam Quốc ( 14 ) . Bấy giờ có một viên tướng của Nhà Tần là Triệu Đà chạy xuôi về Nam, chiếm nước Thục và lập ra Nước Nam Việt và bắt đầu dòm ngó nước ta. Triệu Đà đã bao phen đem quân sang đánh nước ta. Quân của Triệu Đà tiến công vào thành Cổ Loa nhưng không còn người trở ra, tất cả đều chết bởi cung nỏ của quân ta, quân Triệu đại bại trở về không hiểu nguyên do thế nào, quân Triệu đều cho rằng: -An Dương Vương có “nỏ thần” (15) một phát bắn ra tiêu diệt hằng ngàn tên.
Biết mình đánh không lại An Dương Vương nên Triệu Đà đề nghị giãng hòa và cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy lấy Mỵ Nương con gái An Dương Vương. Triệu Đà chia quân giữ lại bộ Vũ Ninh ( Bắc Ninh, Hà Bắc ngày nay ) từ Bình Giang vùng sông Thiên Đức huyện Đông Ngàn trở về phía Bắc thì do Triệu Đà cai Quản, còn từ sông Thiên Đức trở về phương Nam thì của Vua An Dương Vương cai quản. Về sau Trọng Thủy nắm được bí mật thiết kế quân sự “ Thành Cổ Loa “ và “ Liên Châu Nỏ “ đưa cho Triệu Đà.
Đến năm 179 trước CN. Triệu Đà xua quân đánh chiếm được thành Cổ Loa nhờ nắm được bí quyết quân sự của Thành, vua An dương Vương bỏ chạy ra hướng biển rồi tử tiết sau 28 năm trị vì nước Au Lạc, họ Hồng Bàng đã kết thúc sau 27 thế kỷ trị vì dân tộc Bách Việt, trải qua 19 Dòng Chi hằng mấy mươi đời vua của dân tộc, đồng thời dân tộc Bách Việt phải sống hơn một ngàn năm trong những đêm dài đô hộ của các triều đại phong kiến tộc phương Bắc./.
Theo Hồng Bàng Thị :
1- Chi Càn. Hùng Dương Vương ( Lộc Tục . Hiệu là Kinh Dương Vương, sinh năm Nhâm Ngọ 2.919, lên ngôi năm 41 tuổi, vào năm Nhâm Tuất 2.879-đến đinh Hợi 2.794.tr CN tại vị được 85 năm)
2- Chi Khảm. Hùng Hiền Vương ( Sùng Lãm . Hiệu là Lạc Long Quân sinh năm Bính Thin 2.825. tr CN. Lên ngôi năm 33 tuổi, năm Mậu Tý 2.793. tr CN đến năm Bính Thin 2.525 tr CN. Tại vị và không rõ truyền được bao nhiêu đời được tất cả 269 năm.)
3- Chi Cấn. Hùng Quốc Vương .( Húy là Hùng Lân.Sinh năm Canh Ngọ 2.570 tr. CN. Lên ngôi năm 18 tuổi năm Đinh Tý 2.524 tr. CN đến năm Bính Tuất 2.255 tr. CN. Tại vị và truyền nhiều đời được tất cả 270 năm)
4- Chi Chấn: Hùng Hoa Vương .( Húy là Bửu Lang không rõ năm sinh, lên ngôi năm Đinh Hợi 2.254 tr CN đến năm Mậu Thín 1.918 tr CN. Tại vị truyền nhiều đời được tất cả 342 năm)
5- Chi Tốn : Hùng Hy Vương .( Húy là Hy Lang sinh năm Tân Mùi 2.030 tr. CN lên ngôi năm 59 tuổi năm Mậu Thìn 1.917 tr CN đến năm Mậu Tý 1.713 tr. CN. Tại vị truyền nhiều đời được 204năm.)
6- Chi Ly : Hùng Hồng Vương ( Long Tiên Lang. Sinh năm Tân Dậu 1.740 tr CN lên ngôi năm 29 tuổi Kỷ Sửu 1.712. tr CN. Đến năm Kỷ Dậu 1.632 tr CN. Tại vị truyền 2 dời vua được 81 năm .)
7- Chi Khôn : Hùng ChiêuVương .(Quốc Lang sinh năm 1.768 tr. CN lên ngôi năm 18 tuổi Canh Tuất 1.631 tr CN đến năm Kỷ Tỵ 1.431 tr CN . Tại vị truyền 5 đời vua được 200 năm.)
8- Chi Đoài: Hùng Vỹ Vương ( Vân Lang sinh năm Nhâm Thín.1.469 tr CN lên ngôi năm 39 tuổi . Từ năm Canh Ngọ 1.430 tr CN đến năm Kỷ Dậu 1.332 tr CN. Tại vị truyền 5 đời vua. Được 103 năm)
9- Chi Giáp : Hùng Định Vương .( Chân Nhân Lang sinh năm Bính Dần1.375 tr CN lên ngôi năm 45 tuổi, tư năm
1. Canh Ngọ 1.331 tr CN đến năm Kỷ Hợi 1.251tr CN. Tại vị truyền ngôi 3 đời vua được 80 năm.)
10- Chi Ất : Hùng Uy Vương.( Hoàng Long Lang sinh năm Giáp Ngọ 1.287 tr CN lên ngôi Năm 47 tuổi từ năm Canh Ngọ 1.250tr CN đến năm Kỷ Hợi .1.162 tr CN. Tại vị và truyền 3 đời vua được 90 năm.)
11- Chi Bính : Hùng Trinh Vương.( Hưng Đức Lang sinh năm Canh Tuất 1.211 tr CN lên ngôi năm 51 tuổi từ năm Canh Tý 1.161 tr CN đến năm Bính Tuât 1.055 tr CN. Tại vị và truyền 4 đời vua được 107 năm .)
12- Chi Đinh : Hùng Vỏ Vương .( Đức Hiền Lang sinh năm Bính Thân 1.105 tr CN lên ngôi năm 52 tuổi, từ năm Đinh Hợi 1.054 tr CN đến năm Nhâm Tuất 969 tr CN . Tại vị và truyền 3 đời vua được 86 năm.)
13- Chi Mậu : Hùng Việt Vương.( Húy là Tuấn Lang sinh năm Kỷ Hợi 982 tr CN lên ngôi năm 23 tuổi từ năm 968 tr CN đến năm Đinh Mùi 854 tr CN. Tại vị truyền được 115 năm.)
14- Chi Kỷ :Hùng Anh Vương.( húy Viên Lang sinh năm Đinh Mảo 894 tr CN lên ngôi năm Mậu Thân 42 tuổi từ năm 853tr CN đến năm Bính Tuất 753 tr CN. Tại vị truyền 4 đời vua được 101năm.)
15- Chi Canh : Hùng Triệu Vương.( Cảnh Chiêu Lang sinh năm Quý Sữ 788 tr CN lên ngôi năm 35 tuổi từ năm Đinh Hợi 752 tr CN đến năm Canh Thân 661 tr CN. Tại vị truyền 3 đời vua 91 năm. )
16- Chi Tân : Hùng Tạo Vương.(Đức Lang Quân sinh năm Kỷ Tỵ 712 tr CN lên ngôi năm Tân Dậu 660 tr CN đến năm Nhâm Thìn 569 tr CN . Tại vị 92 năm.)
17- Chi Nhâm : Hùng Nghị Vương ( Bảo Quang Lang sinh năm At Dậu 576 tr CN lên ngôi 9 tuổi .Năm Quý Tỵ 568 tr CN đến năm Nhâm Thân 409 tr CN. Tại vị truyền 4 đời vua được 160 năm. )
18- Chi Quý : Hùng Duệ Vương.( sinh năm Canh Thân 421 tr CN lên ngôi năm 14 tuổi từ năm Quý Dậu 408 tr CN đến 208 tr CN. Tại vị truyền được 4 đời vua là 200 năm )
19- An Dương Vương. ( Thục Phán sinh năm Quý Mảo 258 trước CN lên ngôi năm 51 tuổi từ năm 207 tr. CN đến năm 179 tr CN. Tại Vị được 28 năm.
THEO HÙNG TRIỀU NGỌC PHẢ.
PHỤC HY + NỮ OA
VIÊN ĐẾ THẦN NÔNG
TỘC VIÊM VIỆT
ĐẾ MINH
QG, XÍCH QUỶ TN, BẮC HOÀNG HÀ
KINH DƯƠNG VƯƠNG ĐẾ NGHI
DÂN TỘC BÁCH VIỆT
LẠC LONG QUÂN ĐẾ LANG
ÂU CƠ
CÁC VUA HÙNG VƯƠNG
QG. ÂU LAC
À NƯỚC ÂU LẠC
VĂN HÓA HÙNG VƯƠNG
HÀ ĐỒ LẠC THƠ THỜI CÁC VUA HÙNG:
· Cộng theo các chiều : Ngang, Dọc , Chéo đều có tổng số là 15
· Trong Hà Đồ có 55 điểm và Lạc Thư có 45 điểm tổng cộng là 100 điểm,con số ấy tương ứng với 100 trứng nở thành trăm con do Mẹ Âu Cơ sinh ra, 100 người con ấy là tổ tiên của người Bách Việt, Hà Đồ Lạc Thư chính là mật mã Văn hóa riêng của Tộc Bách Việt, đó cũng là tượng số của Bát Quái Đồ Hậu Thiên. Trong Lạc Thư những con số nằm 3 hàng ngang dọc, nếu như cộng lại tất cả ngang, dọc, chéo, đều có số tổng là 15, đó là một ma phương (carré magic), con số tổng 15 cho ta biết từ khai lập sơn hà của cha ông chúng ta lấy con số 15 ấy định cho cả một quốc gia có 15 Bộ là 15 quận của quốc gia Văn Lang.
(1) Thái Cực+ (2) Lưỡng Nghi + (4) Tứ Tượng + (8) Bát Quái = 15 * (3) Tam Tài thị hiện tức là Lạc Thư = Tượng số là 45 .
Con số 5 của Hà Lạc nơi trung cung là con số sinh kỳ diệu, từ ngàn xưa dân tộc ta đã lấy con số này làm ngày kỷ niệm Đức Mẹ Âu Cơ tức là ngày mùng 5 tháng 5 đúng vào tiết Đoan Ngọ( sau đó chúng ta bị tộc phương Bắc đưa ngày kỷ niệm của Khuất Nguyên (307-246 trước CN,) cũng nhằm ngày mùng 5 tháng 5, để đồng hóa và làm xóa dấu vết lịch sử dân tộc ta, người đời sau sẽ quên đi Văn Hóa cội nguồn Bách Việt, đó là ý đồ của tộc phương Bắc.) Chúng ta giỗ tổ nhằm ngày mùng 10 tháng 3. Có ý nghĩa như sau : - số 10, là con số thành cao nhất trong Hà Đồ, cũng gọi con số + ( thập) trong dịch lý Nòng Nọc gọi là Nhất Âm Nhất Dương Chi Vị Đạo, đó là một học thuyết âm dương nói về sự sinh thành của vũ trụ rất xa xưa, chưa ai chứng minh nó có tự bao giờ trong lịch sử văn hóa con người Đông Nam Á Châu. Bất kỳ một sự việc nào cũng phải hội đủ hai điều kiện Âm dương đối kháng và hòa hợp thống nhất, trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, tác động lẩn nhau sinh hóa vạn hữu, đó là nét cơ bản để nhận thức nắm các quy luật tự nhiên, cũng là nền tảng của tôn giáo sau này ta gọi đó Quốc Đạo, con số 3 (Tam) chỉ vào tháng trong năm, từ xưa ông cha chúng ta đã lấy Thập Thiên Can và thập nhị Địa Chi mà nói đến giờ, ngày, tháng, năm. Tháng 3 là tháng Thìn, Thìn là Rồng (vì nguồn gốc dân tộc ta là con Rồng, Cháu Tiên), con số 3 là chỉ về Tam Tài : Thiên, Địa, Nhân, bao hàm cả vũ trụ, cái bao hàm chứa vũ trụ, mà ta gọi đó là Đạo ( Đạo sinh 1, 1 sinh 3, 5 đó là sự sinh hóa của Đạo, mà nói đến Đạo là bất ly Tam, Ngũ), trong Tam Tài con người là Nhân, đồng quyền hợp nhất cùng vũ trụ, điều kỳ diệu trong ý nghĩa của thuyết Huyền sử về Hồng Bàng Con Rồng Cháu Tiên, nó cũng nói lên được những cơ bản sự sinh hóa của vạn hữu vũ trụ, theo quan niệm của cha ông chúng ta, con người là do sự kết hợp 2 thành phần Linh và Thể không bao giờ tách rời, do đó trong thời kỳ Hồng Bàng cổ sử đã trải qua, nòi giống Bách Việt vẫn vững mạnh tồn tại gần năm ngàn năm, qua bao biến cố thăng trầm lịch sử, nhưng hồn thiêng Quốc Tổ oai linh và xác thể Đất nước Sơn hà vẫn không rời xa nhau, bàn tay vô hình Thiêng Liêng cha ông chúng ta vẫn đang âm thầm lèo lái vận chuyển dòng sinh mệnh Dân Tộc Đất Nước, tiến đến kỷ nguyên văn minh tín ngưỡng, một nền văn hóa Đạo Đức tổng hợp các nền Đạo trên thế giới lập thành gương mẫu chung cho toàn nhân loại sau này, đó là một xã hội Tân Dân Thánh Đức.
Muốn có một kỷ nguyên Thánh Đức thì chính Dân tộc Bách Việt hãy đoàn kết lại trong tinh thần con chung một Cha Mẹ, một nhà , một đất nước, một tiếng nói, một tư tưởng và một việc làm thiết thực cho dân tộc, đất nước. Nước Việt Nam trở nên một cường quốc thái bình, đó chính là con đường Quốc Đạo mà cha ông chúng ta đã định phận và lèo lái sinh mệnh dân tộc chúng ta đến quốc độ Thánh Đức./.
Sưu khảo. Thiên Nhiên Kỷ
NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO :
· Dịch kinh linh thể. GS, Kim Định.
· Thái Bình Minh Triết. GS. Kim Định.
· Việt Sử Giai Thoại. GS. Nguyên Khắc Thuần.
· Khai quật kho tàng Hừng Việt. BS.YK. Nguyễn Xuân Quang
· Cổ Sử Việt Nam. GS đào Duy Anh.
· Hùng Vương ST. Ngọc Phả cổ truyền. GS.Trần Huy Bá .
· Hùng Vương Dựng Nước . Hoàng Xuân Chính.
· Thời Đại Hùng Vương . Nguyễn Đổng Chi. Văn Tân. Nguyễn Linh. Lê Văn Lang. Hoàng Hưng.
Phần Chú giải:
(1)-/ PHỤC HY: 3434 tr. TL
Theo cổ sử Trung Hoa là một vị vua trong Tam Hoàng : Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế thời thượng cổ , dậy dân đánh cá, thuần dưởng chăn nuôi súc vật, Vạch ra Bát Quái, cũng là ông tổ chữ viết. Cũng có thuyết nói về Phục Hy là thuyết Tam Hoàng : Phục Hy, Toại Nhân, Nữ Oa
Phục Hy còn có tên là Thái Hạo, Bào Hy hiệu Thanh Tinh (Rồng Xanh). Theo truyền thuyết Phục Hy lấy Bà Nữ Oa tạo ra quy củ hôn nhân chồng vợ, dạy kết thằng ( Gút Dây) để ghi nhớ các sự việc.
Phục Hy không thể là người Trung Hoa vì Phục Hy là con của Thần Viêm Đế Mặt Trời, cho nên Phục Hy Nữ Oa đều là họ Tiên Rồng..
(2) còn được gọi là Dịch Nòng Nọc thoát thai từ hình của những đoạn dây thắt gút đó là chữ tối cổ của loài người, sau này chúng ta gọi đó là chữ Khoa đẩu và định các quẻ theo các hiện tượng củaThiên địa. Các ký tự chỉ về tứ tượng của Dịch Nòng Nọc đây là phần tứ hành :
TỨ TƯỢNG:
I I = Lửa = Nọc = Thái Dương.
OO= Nước = Nòng = Thái âm.
I O= Khí = Nọc+Nòng = Thiếu Âm.
O I= Đất = Nòng + Nọc = Thiếu Dương
TƯỢNG BÁT QUÁI TIÊN THIÊN:
CÀN = I I I = nọc+nọc+nọc. ( - - - )
DOÀI= O I I = nòng+ nọc + nọc. ( o - - )
LI = I O I = nọc + nòng + nọc. ( - o - )
CHẤN = O O I = nòng + nòng + nọc. ( o o - )
KHÔN = O O O = nòng + nòng + nòng. ( o o o )
CẤN = I O O = nọc + nòng + nòng. ( - o o )
KHẢM = O I O = nòng + nọc + nòng. (o - o )
TỐN = I I O = nọc + nọc + nòng. ( - - o )
Phục Hy và Nữ Oa là nguyên tổ của Viêm Việt tộc có công sáng tạo văn hóa Việt Nho ( Sau bị Hiên Viên Hoàng Đế thủy tổ của Tộc Trung Hoa chiếm lấy và khai thác trở thành kinh dịch của Trung Hoa .) và hướng dẫn bộ tộc Viêm Việt sinh sống bằng nghề canh tác trồng trọt lúa nước và đánh bắt thủy hải sản. Dòng chi Phục Hy làm vua được 315 năm truyền được 5 đời đều lấy hiệu là Phục Hy.)
(3)-/ THẦN NÔNG, 3118 tr TL
Theo truyền thuyết Thần Nông là một vị vua trong ba vị vua của sử Trung Hoa như đã nói trên, Thần Nông là một vị Thần Nông Nghiệp, ông có đầu giống như đầu Bò, người dạy dân chúng biết cách làm Nông Nghiệp, trồng trọt, dùng cây cỏ để chửa bệnh, ngày nay còn quyển sách thuốc “ Thần Nông Bản Thảo “ Ong có hiệu là Viêm Đế, Người ta cho rằng ông là vị thần gió, hoặc là vị Thần Lửa. Theo sử của Trung Hoa Ong làm vua và truyền được 8 đời rồi mới bị Hiên Viên Hoàng Đế tiêu diệt.
(4)-/ HIÊN VIÊN HOÀNG ĐẾ. 2697 tr. TL
Vào năm 2697 tr. TL. Huỳnh Đế Hiên Viên tên thật là Hữu Hùng Thị, Thủ lĩnh của dân tộc Tây Bắc Á, là dân tộc Du Mục tràn xuống phía Nam sông Hoàng Hà, đánh chiếm các bộ tộc định cư nông nghiệp và lên ngôi vua sau khi diệt anh em Xuy Vưu và Đế Du Võng là Hoàng Triều con cháu Thần Nông Bắc Hoàng Hà.2750-2696 tr.CN. Hiên Viên cầm quân đánh chiếm thêm bờ Nam sông Hoàng Hà là vùng đất của các bộ tộc Viêm Việt Thần Nông Nam, chiếm lấy đất đai và văn hóa của dân tộc Viêm Việt lập ra các triều đại của Trung Hoa sau này. Người Trung Hoa xem Hoàng Đế là vị Quốc Tổ của mình.
(5)-/ĐẾ NGHI. 2889-2884. Tr. TL
Là con của Đế Minh là anh lớn của Thái Tử Lộc Tục, được Đế Minh cho làm Vua Phương Bắc Hoàng Hà sau truyền ngôi cho con là Đế Lai 2843-2794. Và Đế Lai truyền ngôi lại cho con là Đế Ly 2793- 2751 tr. TL. Rồi Truyền cho Đế Du Võng 2750-2696 tr. TL mới bị mất Nước.
(6)-/ KINH DƯƠNG VƯƠNG 2879- 2794 TR. TL.
Thái Tử Lộc Tục sau được cha truyền ngôi làm vua phương Nam năm Nhâm Tuất 2.879 tr CN , lấy hiệu là Kinh Dương Vương, anh một cha khác mẹ của Kinh Dương Vương là Đế Nghi ( 2.889- 2.884 tr. CN ), lấy Bà Long Nữ Sinh ra Sùng Lảm sau này nhường ngôi cho con, Sùng Lảm lấy Hiệu là Lạc Long Quân.
(7)-/ Hồng Hồ.
Khi lập thành Quốc Gia Xích Quỷ ở Phương Nam có cái hồ lớn gọi đó là Hồng Hồ vì trong hồ có vô vàn chim Hồng Hoàng, Bồ Cắt là một loại chim Hạc sống cộng sinh cùng dân tộc Việm Việt, trong lúc tiết trời lạnh giá mùa đông loài chim Hồng Hạc ấy thiên di về phương Nam để lánh mùa đông, người xưa biết dùng lông chim Hồng để trang điểm trên mủ, áo, và cũng lấy biểu tượng của chim là đại diện cho một tinh thần dân tộc sống tự do trong bầu trời bao la, là con của thần mặt trời, thần lửa, thần gió, thần mặt trăng.v.v. . . Người Viêm Việt Cổ chạm khắc hoa văn trang trí trên vật dụng sinh hoạt như đồ đất nung và trên đá. Dân tộc Viêm Việt cư trú từng nhóm vài mươi người đến trăm người tạo nên một bộ lạc, nhiều nhóm liên kết lại gọi chung là dân tộc Bách Việt. Tộc Bách Việt sống chủ yếu nghề trồng lúa, chăn nuôi, thuần dưỡng thú vật ở lưu vực sông Hoàng Hà và đánh bắt hải sản các vùng sông, hồ, ven biển Nam Hải. Tộc Bách Việt đã có một nền văn hóa phong phú, biết dệt vỏ cây đay làm áo quần, sản xuất ra các dụng cụ bằng đất nung, những công cụ Rìu, Cày, Cuốc bằng đá dùng trong canh tác, vv.. . ..
(8) NƯỚC XÍCH QUỶ. 2879 tr. TL
Khi được cha truyền ngôi Kinh Dương Vương thành lập Quốc Gia có tên là Xích Quỷ có ý nghĩa là đất nước của” Mặt Trời Đỏ”. Người Việt cổ thường lấy phẩm đất màu đỏ trang điểm trên người như màu của ngọn lửa đỏ, cũng có nghĩa là “ người lửa đỏ “ hay Nước Xích Quỷ là của tộc Người lửa đỏ hay Người Mặt Trời Lửa Đỏ ( Một trong 4 chi của đại Tộc Viêm Việt là : Lửa, Nước, Gió, Đá ). Cũng là phần Tứ Hành Của Vũ Trụ theo quan niệm của người Việt cổ, là trứng vũ trụ Nòng Nang, chia làm hai phần : Nòng Âm và Nọc Dương, hai họ Bộc Nòng gồm những Bộc mặt trời dỉa tròn như các nước
ây Thục , Ba Thục , các chi Tày, Thái, Nùng, Dao. . . và Việt Nọc Mặt trời Thái Dương gồm cả trăm Việt như Man Việt, Dương Việt, Lạc Việt, Lang Việt. . . các nước như Việt Câu Tiễn, U Việt, Ngô Việt, Mân Việt, Kinh Sở . . .Việt Nam là lịch sử thực thể có hiện thực còn thấy trước mắt chúng ta ngày nay. Đối với Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Hùng Vương là một thể chứng lịch sử qua dạng truyền thuyết, không phải là do các nhà Việt Nho bịa ra, bằng chứng bốn chi người Mặt Trời là bốn họ Việt của Đế Minh mà Trung Hoa gọi là Tứ Di, Tứ Man vẫn còn thực thể trên vùng phía Bắc nước ta dưới tên Man ( Mán, Mường. . . ) Kẻ, Ná (Nàng) Lang. Và cùng với bốn Châu: Châu Man, Châu Kì, Châu Giao, Châu Phong. . . . Tóm lại 50 con thuộc ngành Au ( Theo Mẹ Âu Cơ) là Au, Tày, Thái, Nùng. . . . Còn 50 con theo ngànhh Lạc ( Theo Cha Lạc Long Quân) là Giao, Lạc Dân, đông Di, Khuyển Nhung. .
Việc bọc trứng nở trăm con của Lạc Long Quân, Âu Cơ thể hiện qua các sắc dân tộc ở ngay Việt Nam hay trong vùng Đông Nam A mà chúng ta đã thấy, đều xuất phát từ gốc Việt mà ra.
(9) Đế Lai là con Đế Nghi lên ngôi năm 2.843 tr CN sau truyền ngôi cho con là Đế Ly và Đế Ly truyền ngôi cho Đế Du Võng thì vùng Bắc Viêm Việt mới bị rơi vào tay Hiên Viên Hoàng Đế của Trung Hoa.
(10)-/ Xuy Vu. Là tùy tướng của Đế Lai Hoàng Triều Thần Nông Bắc Hoàng Hà truyền xuống đến đời Đế Du Võng . Xuy Vưu có 81 anh em, theo giúp các vua Con Cháu Thần Nông Bắc trải qua 3 đời, cũng dòng dỏi họ Khương Viêm Đế Thần Nông, họ có công đánh trả lại cuộc xâm lăng của Hiên Viên Hoàng Đế, nhưng về sau cũng bị bại và mất nước.
(11)-/ Tục truyền rằng đức Lạc Long Quân có thần thông biến hóa, có tài sống dưới nước như ở trên cạn, Ngài có lập một Thủy Phủ cai quản cả trên cạn và dưới nước.
(12)-/Dòng chi thứ 4 của Hùng Hoa Vương húy là Bửu Lang sinh năm Canh Ngọ 2270, lên ngôi năm Đinh Hợi 2254 tr. CN truyền nhiều đời đến năm 1918 tr. CN. Được 336 năm mới đến dòng chi thứ 5 là Hùng Hy Vương
(13)-/Nước Ba Thục có trước thời Tam Quốc của Trung Hoa cũng là Dân Tộc thuộc dòng Bách Việt, một bộ lạc lớn mạnh ở phía Bắc nước Văn Lang, thường chống giữ ngăn chận những cuộc xâm lăng tộc Hoa Phương Bắc.
(14)-/Sau khi nhà Tần bị Hạng Vỏ và Lưu Bang diệt các lãnh chúa cát cứ địa phương xưng Vương gồm : Hán , Ngô , Sở . sau này Lưu Bang thống nhất được Trung Hoa.
(15)-/ Tướng Quân Cao Lổ là một nhà kỹ thuật quân sự tài ba, ông tạo ra loại Nỏ Liên Châu mỗi lần bắn một phát được 4, 6 mũi tên đồng có chiều dài 1,5 m, một loại Nỏ phòng thủ rất mạnh và hiệu quả nhờ tầm bắn xa, do 2 người sử dụng được đặt cố định trên thành có bệ xoay chuyển hướng bắn. Quân Triệu ngỡ ngàng khi bị thương vong quá nhiều do cung nỏ gây nên và chúng cho rằng An Dương Vương có Nỏ Thần./.
OS