Em đưa lên đây với mục đích giúp các bác hiểu đúng về bảo dưỡng xe, vừa giúp xe vận hành tốt vừa đỡ tốn xèng cho các bác.
Tuy nhiên đây chỉ là tổng kết của riêng em mang hơi hướng của kinh nghiệm cá nhân, nếu có gì chưa đúng mong được lượng thứ!!!!!!!!
1. Thay dầu ở 1000 km đầu tiên:
Hầu hết các bác đều cho rằng phải thay dầu máy ở 1000 km đầu tiên vì sợ "mạt" kim loại gia công, xin thưa với các cụ, các phụ tùng được SX cho xe hiện đại ngày nay nó còn sạch hơn cả răng của các cụ sau khi đã đánh bằng kem đánh răng P/S đúng cách. Công nghệ chế tạo ngày càng chính xác và các loại gioăng đang dần biến mất mà thay vào đó là keo hoặc là không gì cả.
Do vậy theo khuyến cáo của Hyundai Việt Nam, xe máy xăng nên thay dầu ở 6000km, máy dầu 5000km.
Câu đầu tiên này thì cụ sai chắc rồi! Động cơ mới là trái tim của chiếc xe, hệ thống điện tử chỉ là phụ trợ và thay thế đơn giản hơn động cơ rất nhiều. Quá trình bào mòn động cơ chia làm 3 Giai đoạn như sau :
GĐ1: Bào mòn trong quá trình sử dụng lần đầu; ở giai đoạn này các chi tiết được đúc hay tôi trong dây chuyền thì lớp bên ngoài rất dễ bị bào mòn vì độ mịn là không đồng nhất trên bề mặt sản phẩm cho dù công nghệ cao đến đâu nên Hãng khuyến cáo nên thay dầu ở 1000km vì GĐ này như rốt đa, các chi tiết được ma sát trơn tru trong môi trường dầu và mạt kim loại sẽ rất nhiều (sau 1 thời gian mài mòn nếu mạt kim loại không được đẩy ra ngoài thì các bề mặt tiếp xúc cơ khí sẽ bị mài mòn quá mức có xúc tác của mạt sắt và lúc đó bề mặt các chi tiết động của cơ không khác nào “kính phun cát”) Giai đoạn này, do có lẫn các mạt kim loại trong động cơ làm thay đổi hoàn toàn tính chất hóa học của dầu bôi trơn,nhiệt độ sôi của dầu sẽ thay đổi rất lớn nếu để lâu không thay sẽ mất hết công dụng của dầu.Vì vậy tuyệt đối không để động cơ làm việc hết công suất thiết kế động cơ hoặc để động cơ làm việc liên tục ở 1 tốc độ nhất định định (thuật ngữ chuyên ngành thường gọi là mỏi động cơ) trong GĐ này vì khi đó động cơ sẽ bị mài mòn quá mức bởi chính chất thải ra sau khi được mài mòn.
GĐ2: Bào mòn vật lý; GĐ này các bộ phận cơ khí sẽ bị mòn tự nhiên trong quá trình hoạt động của động cơ do các tác động lý,hóa; ở giai đoạn này bề mặt kim loại đã được mài mòn trong GĐ1 sẽ vào phần “cứng hơn” không còn “mềm” như lớp bên ngoài, mạt kim loại sẽ ít hơn rất nhiều do vậy không nhất thiết phải thay dầu ngắn như GĐ1.Độ bền của vật liệu trong GĐ này là tốt nhất các chi tiết sẽ trơn tru hơn và bền bỉ hơn, cảm giác lái sẽ tốt hơn, động cơ êm và mượt hơn.
GĐ3: Bào mòn phá: GĐ này được coi như là đoạn cuối của tuổi thọ động cơ, nó quyết định động cơ có hoạt động được chính xác như các thông số quy định khi thiết kế không.GĐ này sẽ xuất hiện sự xuống cấp của 1 số chi tiết hoạt động với điều kiện khác nhau, một số chi tiết sẽ bị mài mòn rất nhanh do bị các chi tiết khác tự “phá hủy” lẫn nhau, các tham số vật lý bị giảm rõ rệt. Trong giai đoạn này chế độ thay dầu sẽ khác với GĐ2, tần suất sẽ tăng hơn, cự ly sẽ giảm xuống, như thế mới giữ được tuổi thọ của động cơ.Trong giai đoạn này bắt buộc một số chi tiết phải thay thế do trị số bị giảm để tránh phá hủy lẫn nhau ở mức độ không kiểm soát được.
Điều cuối cùng em muốn nhấn mạnh là: Ngoài các chế độ tác động đến tuổi thọ làm việc của động cơ như người lái, đường sá, tải trọng thì dầu là điều kiện tiên quyết để tăng tuổi thọ động cơ,sau đó đến lọc gió.một chiếc xe ở cùng một điều kiện làm việc nếu thay dầu ở mức 5000km cách lần thay trước sẽ bền bỉ hơn một chiếc xe cùng loại thay dầu ở mức 10000km cách lần thay trước.Tuy nhiên không nên thay dầu ở cự ly giữa 2 lần ngắn quá vì như thế sẽ gây lãng phí một cách không cần thiết (khi đó tính chất hóa học của dầu bôi trơn vẫn ở mức cho phép). Các bác nên có một cuốn sổ nhật ký ghi chép những thay đổi hay tác động vào chiếc xe của mình trong quá trình sử dụng để ở trong xe, trong đó có chú ý mục dầu bôi trơn để ghi chép số km thay dầu làm cơ sở cho lần thay dầu tiếp theo. Chú ý rằng điều kiện làm việc như đường sá như cao nguyên,đèo,đồi, núi, độ dốc lớn sẽ cho phép thay dầu trước và không theo quy định của NSX để đảm bảo tuổi thọ động cơ vì các khuyến cáo họ đưa ra thường là căn cứ theo điều kiện làm việc của xe ở đồng bằng, địa hình bằng phẳng.
Cám ơn các bác đã đọc bài