[Thảo luận] Tổng hợp về phí hạn chế xe cá nhân: họ cố tình thì mình phải cố gắng

ozzfan

Xe tải
Biển số
OF-26614
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
490
Động cơ
492,280 Mã lực
Cũng là bài trên Vietnamnet của 1 người VN ở nước ngoài:
"Phí" đo lòng yêu nước của ai?


Đề xuất phí giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng không ngoài thông lệ thế giới, nhưng bị dư luận phản ứng, bởi khác với họ cả về quy trình ban hành văn bản pháp luật, lẫn bản chất vấn đề. Câu hỏi trên không thể không đặt ra, khi tại buổi họp giao ban báo chí ngày 3.4, Bộ trưởng Đinh La Thăng đánh giá sự ủng hộ của người dân đối với phí giao thông do ông đề xuất "được đa số người có ô tô sẽ ủng hộ... thể hiện lòng yêu nước...".

Sự ủng hộ của người dân- thước đo cho quyết sách


Thực ra, phí giao thông là khoản tiền phải trả để được hưởng dịch vụ giao thông của Nhà nước, thuộc phạm trù kinh tế, pháp lý, tuân theo quy luật trao đổi ngang giá, không liên quan gì tới lòng yêu nước của họ cả.
Ngay cả ở Đức, Toà án Hiến pháp cũng từng ra án quyết, "người dân không có trách nhiệm đóng thuế nhiều cho nhà nước, mà hơn thế, họ có quyền tính toán pháp lý sao cho đóng thuế ít nhất", được nhiều văn phòng tư vấn thuế viết thành khẩu hiệu nơi tiếp khách.
Thuế, phí, thuộc phạm trù vật chất. Yêu nước là thuộc tính tự nhiên trong mỗi con người, do "tạo hoá ban cho họ", nằm trong phạm trù ý thức, tinh thần, được bồi đắp từ thuở ấu thơ "Quê hương là gì hở mẹ / Mà cô giáo dạy phải yêu / Quê hương là gì hở mẹ / Ai đi xa cũng nhớ nhiều" (Đỗ Trung Quân).
Thuế, phí, được tính bằng tiền, có giới hạn, trong khi lòng yêu nước là thiêng liêng, vô giá, thôi thúc họ sẵn sàng hy sinh thân mình, như bao tấm gương "Trừ Văn Thố lấp lỗ châu mai", hay "Bế Văn Đàn lấy thân chèn cứu pháo" (Tố Hữu). Giải thích tại sao, lời hiệu triệu chống Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" được tầng tầng lớp lớp, triệu người như một hưởng ứng.
Thuộc tính yêu nước, có ở mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới, không hề phân biệt đảng phái, chế độ chính trị, tín ngưỡng, thành phần, già trẻ. Yêu nước vì thế không thể mang tính chính trị, thể chế, mà vượt lên trên nó.
Thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản Pháp, trước phong trào đông đảo trí thức Nga sang Pháp du học, Nga hoàng lo ngại hỏi quần thần lợi hay hại, liền nhận được câu trả lời: "Nếu bệ hạ cho họ đi, thì sẽ mất vua. Nếu bệ hạ cấm thì sẽ mất nước".
Thế giới hiện đại, Tổ quốc phải đặt trên tất cả. Dấn thân hy sinh vì Tổ quốc là thước đo lòng yêu nước của mỗi công dân. Còn chính sách, liệu có mang lại lợi ích, hạnh phúc, cuộc sống ấm no cho người dân, tức thương dân hay không là thước đo lòng yêu nước của người cầm quyền.
Giải thích tại sao, các quốc gia tiến bộ đều lấy sự ủng hộ hưởng ứng của người dân làm thước đo cho quyết sách của họ.
Vậy ba loại phí giao thông, bảo trì đường bộ, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, hạn chế vào nội đô giờ cao điểm, do Bộ trưởng Đinh La Thăng đề xuất có thoả mãn tiêu chí trên?
Phí hay thuế giao thông không phải phát minh của Việt Nam. Ở Đức, thuế xe được thu lần đầu tiên tại Tiểu bang Hessen năm 1899, gọi là thuế xa xỉ. Hiện nay, chúng được tính theo thể tích xy lanh và mức độ khí thải.
Năm 2011 nước Đức thu được 8,4 tỷ Euro đối với chừng 51,7 triệu xe có động cơ. Cách tính thuế xe trên cũng đúng với phát biểu của Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Ai sử dụng nhiều hạ tầng người đó phải nộp tiền nhiều hơn, ô tô phải hơn xe máy...".
Nhưng nước họ không thu phí theo đoạn đường, như ý kiến của Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Đường bộ Việt Nam hiện nay khoảng 28.000km mà phí thu bằng trạm thu phí mới được 2.500 km, tức khoảng 0,7%. Các tỉnh lộ, quốc lộ chúng ta mới thu được 5%". Bởi họ đã thu thuế xe, thuế xăng, không được phép thu phí đường, vi phạm nguyên lý cấm đánh thuế song trùng.

Khác về bản chất vấn đề...


Ở ta chọn thu phí đường, vậy phải lập bao nhiêu trạm thu phí cho toàn bộ đường sá ô tô có thể chạy, trên toàn quốc?
Chưa nói, cách thu chi đó gọi là kinh doanh, dù không lấy lãi, liệu có đúng với hạ tầng thuộc chức năng dịch vụ công của Nhà nước? Ở các nước hiện đại, người ta cũng áp dụng thu phí cho một số cung đường, nhưng chỉ đóng vai trò lựa chọn, không bắt buộc, lái xe có thể chọn cung đường khác không phí, bởi họ đã nộp thuế ô tô và nhiên liệu.
Nguồn thu thứ hai dành cho giao thông ở Đức là thuế xăng lên tới 40 tỷ Euro trên tổng thu thuế 555 tỷ Euro. Từ hai nguồn thu trên, riêng chính phủ Liên bang đầu tư cho đường sá lên tới 11 tỷ Euro hàng năm, chiếm 47% tổng ngân sách đầu tư, để có được một mạng lưới giao thông Đức hiện nay với 34.000 km đường sắt, 53.000 km đường quốc lộ, và 7.300 km đường thủy (diện tích Đức tương đương ta). Riêng chỉ để bảo dưỡng hệ thống này đã lên tới 5 tỷ Euro hàng năm.
Khác thuế, phí giao thông các nước đánh trực tiếp vào qúa trình sử dụng. Phí xe vào trung tâm được áp dụng điển hình ở Singapore. Tại Hồng Kông được một thời gian buộc phải bỏ, do dân chúng phản kháng. Tại Na Uy áp dụng năm từ 1985 với giá chừng 3 Euro đươc giải thích để bảo dưỡng đường. Tại nhiều nơi khác được cắt nghĩa bảo vệ môi trường, hạn chế xe cá nhân, tăng sử dụng giao thông công cộng.
Từ tháng 2.2003, phí giao thông được áp dụng ở Luân Đôn mỗi ngày vào nội đô hết chừng 12 Euro (năm 2011). Tại Stockholm, Thụy điển, chính quyền thành phố phải trưng cầu dân ý ngày 24.9.2006, về dự luật thu phí vào trung tâm, với 53,1% phiếu thuận.
Đề xuất phí giao thông của Bộ trưởng Đinh La Thăng không ngoài thông lệ thế giới, nhưng bị dư luận phản ứng, bởi khác với họ cả về quy trình ban hành văn bản pháp luật, lẫn bản chất vấn đề.
Trước hết họ không thu phí với mục đích "gây khó" phương tiện giao thông cá nhân. Bởi đó là quyền cơ bản của công dân, là phương tiện sinh hoạt và mưu sinh của họ. Hiến pháp buộc Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm; bất cứ luật gì, cơ quan nào của Nhà nước cũng phải tuân thủ.
Để bảo vệ môi trường cả tự nhiên và xã hội khi vào trung tâm, họ hạn chế xe cá nhân, được hiểu theo nghĩa ưu tiên bù giá cho giao thông công cộng để người sử dụng chọn lựa phương tiện này. Chứ không có nghĩa cưỡng bức bằng cách bắt nộp tiền quá giá trị họ sử dụng, kiểu phạt.
Giải thích tại sao, người ta phải xây hệ thống nhà, bãi đỗ xe khắp nơi, khi vào khu vực đi bộ, xây mạng lưới tầu hoả nội đô, cao và ngầm, ô tô buýt, xe điện, bảo đảm nhu cầu giao thông đa dạng của người dân, trước khi áp dụng chính sách thu phí.
Và phí trong trường hợp này được hiểu là chi phí hạ tầng thực tế người sử dụng phải trả, khi không muốn hưởng ưu đãi giao thông công cộng của Nhà nước.
Trong khi đó, tên phí đề xuất của ta đã nói rõ mục đích cuối cùng của nó là... hạn chế; và mang tính cưỡng bức. Bởi trong khi chưa bảo đảm được hệ thống giao thông công cộng thuận lợi thay thế. Cuộc sống đi lại, làm ăn, của người dân, do không còn con đường lựa chọn nào khác, chắc chắn sẽ bị đảo lộn, ảnh hưởng trầm trọng.
Chưa hết, thu phí được Bộ trưởng tuyên bố, chỉ "gắn với một giai đoạn phát triển nhất định, tình hình tốt hơn sẽ bỏ", nghĩa là "phí hạn chế" đóng chức năng... phạt tiền, không phải hạch toán tài chính giữa thu, chi, cho giao thông tính trên một km và đơn vị xe, phải gánh chịu.

Khó tìm được cá nhân...chịu trách nhiệm


Bộ trưởng lý giải đề xuất của mình, bằng viện dẫn Luật Giao thông đường bộ năm 2009, Nghị quyết số 21 UBTVQH, văn bản số 256, ngày 25/11/2011 báo cáo Quốc hội, Nghị quyết của BCH TƯ **** kỳ họp 4, cho thấy một vấn đề khác lớn hơn rất nhiều liên quan tới quy trình ban hành văn bản luật của một Nhà nước pháp trị.
Quy trình ở ta hiện bao gồm một dãy công đoạn, bắt đầu từ chính trị, chuyển sang Quốc hội, tới Chính phủ, Bộ trưởng, cứ thế cho tới cấp Nhà nước cùng quyết định trực tiếp toàn bộ chính sách, chỉ thích hợp cho nền kinh tế quản lý tập trung, chỉ đạo, mệnh lệnh từ trên xuống, nhằm thực hiện chính sách kế hoạch Nhà nước đã được chính trị định sẵn.
Hệ quả, một khi thực hiện có vấn đề, bất cứ công đoạn nào cũng cho mình chỉ thừa hành, bằng cách dẫn liệu công đoạn trước đó, rốt cuộc khó tìm được cá nhân chịu trách nhiệm cả về chính trị lẫn pháp lý, đổ hết lên tập thể... chia đều. Giải thích tại sao hầu như bất cứ sự cố gì diễn ra ở điạ phương đều không thể tự quyết định, phải chuyển tuần tự lên các cấp cao hơn.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, cá nhân, đều độc lập tự chịu trách nhiệm, theo luật định (ngoại trừ một số trường hợp theo luật định). Đòi hỏi văn bản lập pháp phải có giá trị thực hiện trực tiếp và chế tài mọi cấp thi hành, đúng thời điểm hiệu lực.
Với tư cách người đứng đầu hành pháp của một bộ, Bộ trưởng trình dự luật phải chịu trách nhiệm cá nhân về mặt chính trị dù bao nhiêu cấp thông qua, và với tư cách đứng đầu cơ quan hành chính ngành phải chịu trách nhiệm pháp lý cá nhân, nếu bộ thực thi vi phạm pháp luật.
Luật Giao thông 2009, nếu theo quy trình của họ, phải do Bộ trưởng Giao thông soạn thảo ở mức độ chi tiết, sau khi qua các rào cản Chính phủ, Quốc hội, Chủ tịch nước ký ban hành, các cấp điạ phương ban ngành phải tự động thực hiện được, không cần bất cứ văn bản nào của bộ. Ngoại trừ khi thực hiện có vấn đề buộc phải hướng dẫn, nhưng chỉ đối với vấn đề đó, và không được chệch ra khỏi những chuẩn mực, quy tắc xử sự, quy định sẵn trong luật. Với trách nhiệm đánh đổi cả sinh mạng chính trị lẫn pháp lý như vậy, người đứng đầu phải thận trọng, thăm dò dư luận, tham khảo ý kiến, cho khảo sát thực tế, thẩm định khoa học, trước khi đề xuất.
Mặt khác, nền kinh tế thị trường không bao cấp như trong kinh tế quản lý tập trung, từng cá nhân độc lập với nhà nước, vì vậy bất cứ khoản gì người dân phải đóng hay được trợ cấp, dù đồng lẻ, đều phải được đại diện cho họ là Quốc hội thông qua, không thể phó mặc cho hành pháp tự quyết như thời bao cấp được.
Vấn nạn giao thông ở ta hiện nay không có gì bí ẩn như tin học vi tính, ai ra đường đều thấy cả, không cần bàn cãi. Vấn đề còn lại nằm ở phương án lựa chọn cùng giải pháp tài chính giải quyết. Chính phủ đã có quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Tổng mức đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị ở hai thành phố lớn là Hà Nội và t/p Hồ Chí Minh dự toán 12,7 tỷ USD. Các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội được hình thành với ba tuyến chính và hai tuyến nhánh, tổng chiều dài khoảng 128km.
Đường sắt đô thị tại t/p Hồ Chí Minh được qui hoạch thành hai hệ thống, xe điện và xe điện ngầm với sáu tuyến dài 92km, tổng đầu tư đến năm 2020 khoảng 5,5 tỷ USD.
Vậy cần nhanh chóng ưu tiên cân đối tài chính triển khai quy hoạch trên, cùng lúc với đường bộ nội đô, thay vì những giải pháp tình thế buộc dân chúng phải gánh chịu chi phí, hậu hoạ, như vừa đề xuất. Hay quy hoạch tổng thể không khả thi? Hay chưa phải là một văn bản lập pháp, không có hiệu lực? Vậy chờ tới bao giờ?
Trách nhiệm Bộ trưởng không cho phép hành động chậm trễ trước vấn nạn giao thông ở ta hiện nay, nhưng phải bảo đảm được cuộc sống thường nhật của người dân không xấu hơn, cũng như quyền hiến định tự do đi lại của họ, chức năng xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nước, nếu không người dân sẽ bất bình khi buộc họ phải đánh đổi.



Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-04-10-phi-do-long-yeu-nuoc-cua-ai-
 

diepnh81

Xe tăng
Biển số
OF-46943
Ngày cấp bằng
19/9/09
Số km
1,632
Động cơ
477,739 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị mới Xa La-Hà Đông
em lên phản đối các cụ ạ tranh thủ lên phản đối đi

e copy nhé :
Đúng là nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại, tôi chưa thấy BT nào mà suy nghĩ thiển cận, thiếu hiểu biêt như BT này. Đưa ra cái phí mà đọc đã thấy thể hiện sự thiếu hiểu biết rồi, phí gì mà "hạn chế phương tiện cà nhân" phí là để mua lấy sự phục vụ tốt chứ ai lại mua lấy sự trói buộc như thế??? Hạn chế kiểu gì khi dân vẫn phải đi mưu sinh, vẫn phải di chuyển khi mà xe bus, phương tiện hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu của dân??? Để hạn chế, hãy nghĩ cách giãn dân, đừng xây chung cư cao tầng trong nội thành nữa, di chuyển trường học, bệnh viện ra ngoại thành, phát triển hệ thống hạ tầng cơ sở, phương tiện GT công cộng. Khi có hệ thống GTCT tốt thì chẳng ai ngu gì dùng phương tiện cá nhân với chi phí cao hơn nhiều cả. BT nên biết tiếp thu ý kiến người dân, nên đi vào lòng dân để hiểu, BT nên lên các diễn đàn otofun, otosaigon mà tham khảo dân bức xúc thế nào.....
Có thằng Đặng Việt ANh nói ngu quá, e phải chửi nó tiếp:
‎@Viet Anh Đặng: Tôi nghe bạn nói biết ngay bạn là cấp dưới anh #, tôi nghĩ bạn nên nhìn nhận vấn đề vào vai 1 người dân chứ không phải nói bợ đỡ cho lãnh đạo thế, bạn bảo anh # là người làm kinh tế giỏi mà thanh tra nhà nước đang tìm ra vô vàn sai phạm của Petro Việt Nam và Sông Đà rồi cũng không nogại lệ đâu, vậy thất thoát 18,000 tỷ là giỏi hả??? Chắc giỏi phá với chuyển tiền nhà nước về nhà mình, thế chẳng bảo k0 thèm nhận hối lộ của cấp dưới vì ăn gì mấy tiền lẻ của các chú, hàng nghìn tỉ từ nhà nước, mà nhà nước đây là tiền từ đâu??? Từ thuế dân đấy bạn ạ, từ tiền thuế đăng ký, mua xe của dân đấy, tôi đi xe 500tr thì trong đó 300tr là đóng thuế thực hiện nghĩa vụ công dân rồi, giờ còn muốn đè nghiến ra thu thêm hàng tháng, hàng năm...thật là tham lam thái quá. Bạn nghĩ làm liêm khiết mà có nhà to thế ở Mỹ Đình? bao nhiêu của nổi của chìm, lương nhà nước mà hào phóng mưng tuổi nhân viên dịp tết chăng??? Từ ban đầu BT # lên tôi cũng hy vọng nhiều lắm, hi vọng tiến độ 1 loạt CT chậm có thể tốt đẹp lên, tuy nhiên giờ thất vọng toàn phần, toàn "tối kiến" và coi dân ta như "chuột bạch" với hết thí nghiệm này với thí nghiệm khác.....CHÁN TOÀN TẬP
 

chihieuchicong

Xe máy
Biển số
OF-133498
Ngày cấp bằng
6/3/12
Số km
53
Động cơ
371,710 Mã lực
Cụ # nhà mình thì chả phải nói, cụ này # lâu rồi.:D
 

chihieuchicong

Xe máy
Biển số
OF-133498
Ngày cấp bằng
6/3/12
Số km
53
Động cơ
371,710 Mã lực
ý kiến cụ này hay, bán em 1000 cái, em rán tất cả các loại xe nhà em luôn
 

mynn020484

Xe tải
Biển số
OF-138121
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
208
Động cơ
369,680 Mã lực
Chịu khó đóng phí để xe cộ giảm. Đường xá thênh thang hơn.
 

EC155

Xe đạp
Biển số
OF-13082
Ngày cấp bằng
11/2/08
Số km
25
Động cơ
519,950 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ xem Location của các fan ủng hộ #, đa số trong ngành dầu khí. Chắc là trước đây gia đình được ơn mưa móc của # b-(
Ối cụ ơi, bạn bè em bên DK cũng đang phản đối ầm ầm. Dân DK cũng là dân làm công ăn lương, kể cả lương cao cũng là mồ hôi nước mắt của họ chứ có nhặt được tiền đâu mà bảo nộp thế nào là nộp. Trông tưởng nhiều fan nhưng có khi chỉ 1 vài cá nhân, đăng kí nhiều nick thôi. Trò cũ mừ cụ.
 

500km/h

Xe hơi
Biển số
OF-75451
Ngày cấp bằng
15/10/10
Số km
100
Động cơ
423,004 Mã lực
Nơi ở
Lê Thanh Nghị Hai Bà Trưng Hà Nội
Website
techsmart.vn
anh # a ý bảo là chửi cũng dc anh ý đang "quyết liệt" nên mình thấp cổ bé họng thì làm sao cưỡng được khi anh ý tung chưởng hazzz nghĩ mà chán khi so sánh khập khiễng . cái hay thì không học văn minh của nước ngoài thì không học chỉ đi thu thập các kiểu phí các kiểu thuế trên thế giới để áp dụng vào vn thôi chứ người dân thì được gì .....................
 

dinhkem

Xe đạp
Biển số
OF-133568
Ngày cấp bằng
7/3/12
Số km
37
Động cơ
371,580 Mã lực
Để xem hồi sau thế nào, rồi # cũng không muộn :))
 

BMWer

Xe tải
Biển số
OF-3829
Ngày cấp bằng
16/3/07
Số km
240
Động cơ
555,300 Mã lực
Ơ sao cái thớt này mãi em mới tìm thấy là sao??
 

Quang.nhadat

Xe buýt
Biển số
OF-32223
Ngày cấp bằng
24/3/09
Số km
509
Động cơ
484,080 Mã lực
chán thế, em mới lấy cái xe mà đã bị dọa lên dọa xuống rồi :((
 

ozzfan

Xe tải
Biển số
OF-26614
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
490
Động cơ
492,280 Mã lực
Ồ, cứ tưởng thớt bị xóa, hóa ra là chuyển xuống đây. Em vốt cho cụ nào moi được cái thớt này lên. Các cụ nhớ duy trì nhé, Bộ GTVT đang im lặng để chờ dư luận qua đi rồi lại nghĩ ra trò mới đấy.
 

diepnh81

Xe tăng
Biển số
OF-46943
Ngày cấp bằng
19/9/09
Số km
1,632
Động cơ
477,739 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị mới Xa La-Hà Đông
E cũng nghĩ như cụ, đợt này báo chí k0 đc nói gì, chắc để giảm sự phẫn nộ của quần chúng xuống, em nghĩ, hội offer phải quyết liệt lên, k0 là bị chèn ép tới bến đấy
 

langtulanhlung

Xe điện
Biển số
OF-117674
Ngày cấp bằng
21/10/11
Số km
2,332
Động cơ
406,807 Mã lực
Nơi ở
Bốn phương trời
Quyết liệt thì làm được gì các cụ ơi, tụi chúng bịt ngay từ Media đại chúng rồi, VNexpress cũng chỉ dám đăng trên mục ý kiến bạn đọc. Ôi dân mình khổ quá các cụ nhỉ
 

RacerF1

Xe hơi
Biển số
OF-13889
Ngày cấp bằng
11/3/08
Số km
124
Động cơ
518,129 Mã lực
Nơi ở
với vợ 2
Anh # có khi nào ghé qua thăm diễn đàn OF nhà mình không nhỉ?Bao người dân kêu than , chửi mắng anh mà anh cứ như điếc,không khác gì " đàn gẩy tai trâu ", người dân nói mãi thì anh cũng phải hiểu ra chứ,chả nhẽ " nước đổ lá khoai "?
Anh # chả cần qua OF nhà mình và cũng chả cần lên các forum khác anh ý cũng thừa biết cái sự bất hợp lý rồi, dưng như cụ chủ nói để che lấp đi cái khả năng bất lực về quản lý, bất lực về tầm nhìn yếu kèm về khả năng hoạch định của lãnh đạo ngành GT nên bác ý vẫn cứ phải nhắm mắt làm cái sự bất hợp lý đó, âu cũng là cách đổ khó khăn của nghành cho dân đen hứng chịu hết ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
Thêm nữa theo em dự thì anh # có khi cũng chỉ là phát ngôn viên cho nó đúng theo ngành dọc thôi, còn cái sự này có khi nó được đưa ra ở tầm cao hơn cả anh # cơ .... :((:((:((, nếu đúng thế thì quả là loạn hết rồi các cụ nhể
 

thanglong116

Xe máy
Biển số
OF-9804
Ngày cấp bằng
18/9/07
Số km
67
Động cơ
534,922 Mã lực
Ơ tại sao cái thớt này lại trôi về tận đây, tìm mãi mới thấy tưởng bị delete rồi!
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
11,356
Động cơ
633,576 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Cố gắng đóng tiền hay cố gắng phản đối hả cụ?
 

dinhkem

Xe đạp
Biển số
OF-133568
Ngày cấp bằng
7/3/12
Số km
37
Động cơ
371,580 Mã lực
Trên vnexpress có mấy cụ hô hào xăng tăng lên hẳn 50K/l, thậm chí cả 100K/l. Dân khỏi đi xe luôn, đường khỏi phải lo tắc, xe đạp lại nhiều như hồi mới mở cửa, bác # khỏi phải lo mở thêm đường ;))
 

langtuvantinh

Xe hơi
Biển số
OF-122619
Ngày cấp bằng
1/12/11
Số km
138
Động cơ
382,290 Mã lực
Em thấy sở hữu con 4b ở nước mình sao khổ vậy.. khổ từ A --> Z, trăm loại thuể phí, giống thời phong kiến quá
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top