Đúng đấy cụ ạ thuế là thuế mà phí là phí. Thuế thì bắt buộc phí thì không ạTheo em Phí và thuế của bộ GTVT phải định nghĩa thế này. Không biết các cụ nghĩ thế nào ợ:
Theo Từ điển Tiếng Việt: Thuế là một nghĩa vụ của người hay tổ chức kinh doanh phải nộp vào ngân sách nhà nước theo mức quy định. Trong từ điển tiếng Anh (Dictionary.com) thuế được định nghĩa là: “Một khoản đóng góp tài chính bắt buộc mà một chính phủ áp đặt nhằm tăng ngân sách, được đánh vào thu nhập hay tài sản của cá nhân hoặc tổ chức, chi phí sản xuất hay giá bán hàng hóa và dịch vụ…(a compulsory financial contribution imposed by a government to raise revenue, levied on the income or property of persons or organizations, on the production costs or sales prices of goods and services, etc)".
Trái lại, phí là một khoản tiền phải trả cho một dịch vụ (công hay tư) được nhận (từ điển tiếng Việt), hoặc là một khoản tiền trả cho dịch vụ, hoặc trả để có được đặc quyền nào đó – chẳng hạn phí nhập học (từ điển tiếng Anh – a sum paid or charged for a privilege).
Như vậy có thể hiểu, thuế mang tính chất nghĩa vụ với một nhà nước, mà nhà nước XHCN Việt Nam là của dân, do dân và vì dân, nên nó là nghĩa vụ của một cá nhân với một dân tộc (người dân Việt Nam nói chung), tổ quốc.
Thuế là thứ bắt buộc phải nộp, cho dù anh có thích hay không thích. Nó còn có nghĩa là nếu anh thực hiện nó, anh cũng có thể không được khen là tốt, nhưng nếu anh không thực hiện, chắc chắn anh vi phạm. Bởi vậy, nó không phải là quyền lợi, mà chỉ có thể là nghĩa vụ, một việc đương nhiên phải làm, không thể khác được.
Những người nộp thuế thừa cũng không đáng được khen, vì nghĩa vụ không nhất thiết phải làm thừa. Những người nộp thiếu, trốn thuế thì phải bị phạt, vì đó là trốn tránh một nghĩa vụ với đất nước, với dân tộc. Cũng vì thế, nộp thuế không phải là hành động yêu nước, nhưng trốn thuế chắc chắn là hành động phản quốc, bởi vì thuế là nghĩa vụ lớn nhất mà một công dân/tổ chức kinh doanh trong một đất nước phải thực hiện.
Có hai loại thuế chính: Thuế trực thu và thuế gián thu; và từ đó sinh ra các loại thuế cụ thể khác như: Thuế nhập khẩu cá nhân, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp…nhưng hầu như ai ai cũng tự động nộp vào ngân sách một khoản thuế nhất định nào đó, vì nó được thu gián tiếp, thụ động, hầu như ít người nhận ra, ví dụ như thuế VAT.
Phí thì khác. Nó giống như một khoản phải trả trong một giao kèo giữa cá nhân với cá nhân (bao gồm cả tập thể). Một khi sử dụng một dịch vụ nào đó, người sử dụng đã đồng ý trả phí, và nếu không trả phí, có nghĩa là: Người sử dụng ấy đã vi phạm hợp đồng.
Tính chất hợp đồng giữa cá nhân với nhau không lớn như giữa cá nhân với tổ quốc, dân tộc (trường hợp thuế). Và vì thế, nộp phí là hành động tuân thủ hợp đồng, không nộp là vi phạm hợp đồng, người cung cấp có thể dừng cung cấp dịch vụ và đưa ra pháp luật kiện tụng. Cũng chính vì vậy, đóng phí (dù là phí gì, lớn đến đâu, và số lượng gấp thuế đến cả trăm lần) cũng không bao giờ là hành động yêu nước hay đáng tự hào gì cả. Nó chỉ đơn thuần là hành động mang tính chất cá nhân với nhau. Đóng phí tức là chấp nhận hợp đồng, thực hiện đúng hợp đồng. Không đóng phí mà sử dụng dịch vụ là vi phạm hợp đồng, có thể bị kiện hoặc cắt hợp đồng.
Hai khoản phí mà Bộ trưởng Thăng nói là "phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí lưu hành ô tô đi vào trung tâm thành phố giờ cao điểm" thì không thể được xem là phí. Đơn giản, nếu người dân không đóng (vi phạm hợp đồng), Bộ trưởng có quyền cắt dịch vụ, tức là “không hạn chế phương tiện cá nhân nữa”. Và thế thì người không đóng phí họ chả mất gì (họ đang mong thế). Vì vậy, “hạn chế phương tiện cá nhân” không phải là một dịch vụ để có thể thu phí. Nó là một biện pháp (hay thủ đoạn) chiến lược, hoặc biện pháp chính sách và cần một luật hoặc sắc lệnh để thực hiện.
Chỉnh sửa cuối: