[Funland] Tổng hợp thông tin về tuyến Metro số 1 Metro Bến Thành - Suối Tiên

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,261
Động cơ
796,247 Mã lực
Em vào SG chơi mấy lượt thì có nhận xét thế này. Về giao thông thì SG đang học theo HN về các giải pháp. Đọc 8 cái giải pháp kia thì HN đã và đang thực hiện rồi. Tuyến CL-HD thì có đoạn chung BRT như đã thấy. Tuyến N-gHN còn có hẳn 1 dự án tăng cường năng lực: cải tuyến xe buýt, xây cầu đi bộ, làm vỉa hè,... dẫn đến nhà ga.

Nhớ lại giải pháp chống ùn tắc thì HN đi đầu trong xây cầu vượt thép, SG học theo nhưng không đến nơi, làm cái lan can thấp tè. Sau mấy vụ va chạm bị rơi người từ trên xuống nên mới khắc phục bằng cách hàn chồng thêm một lớp. Vào SG chơi mà đi trên cầu vượt thép thấy cái lan can chắp vá nhìn cứ hài hài.
Hà Nội cũng đã có dự án hỗ trợ kết nối giao thông công cộng cho tuyến Nhổn - gaHN các cụ ạ. Nhưng đây là dự án riêng, sử dụng vốn vay ADB và thường các ông WB, ADB không có nhu cầu quảng cáo nên ít được lên báo chí. Dự án này đang thực hiện được 2 năm rồi, cũng nghiên cứu giải pháp kết nối các tuyến xe buýt dọc tuyến, cải tạo vỉa hè để khuyến khích người đi bộ sử dụng tàu điện, xây dựng thêm các cầu vượt cho người đi bộ, tích hợp vé xe buýt và vé tàu điện, nghiên cứu làm hầm đi bộ đoạn ga Cát Linh để kết nối với tuyến CL-HĐ....
Việc các tuyến kết nối thì phải chờ, nhưng vấn đề liên thông vé rất quan trọng các cụ ạ.
Ngoài ra cần các bãi gửi xe, theo em là gửi xe máy, xe đạp giá rẻ.
Việc xây nhà ga to lớn để làm TTTM là 1 ý tưởng rất hay.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
Em tưởng phải xem nguyên nhân tại sao nó rơi:
1. Do lún trụ (đo đạc dễ mà), nếu đúng nguyên nhân này thì rất to chuyện;
2. Do gối đểu tự co lại nên rơi =))=));
3. Khi lắp gối ẩu, không chịu nén == > rơi

Hoàn toàn có thể biết nguyên nhân để kiểm tra toàn bộ các gối khác :P, tại sao nó không công bố nhỉ :P
Nguyên nhân thứ 3 nhiều hơn.
Chết cái là nếu công bố nguyên nhân thật. Nghĩa là cả tuyến đường với hàng trăm nhịp cầu đã hoàn thiện cũng có thể bị sự cố tương tự. Dù sự cố ngỏ hơn. Ví dụ, gối hơi lỏng một chút. Hoặc lỏng nhưng ko bị ăn trộm gối.
Nguy hiểm ở chỗ như vậy thì các nhịp cầu ko được đặt chắc chắn. 3 gối đỡ thật, 1 gối lỏng. Dầm cầu bập bênh.
Khi đi vào hoạt động, tầu chạy qua. Dầm dao động bên nọ bên kia. Rung lắc mạnh. Bê tông liên kết ray sẽ bị nứt vỡ.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,261
Động cơ
796,247 Mã lực
em không biết thực hư thế nào, nhưng nói Nhà thầu có dấu hiệu chối bỏ thì e rằng chưa hợp lý. công trình chưa bàn giao, nhà thầu đủ thông minh tối thiểu để biết rằng trách nhiệm vẫn trong tay họ.
Vấn đề là nó không thèm thực hiện và giải trình theo yêi cầu của CĐT.
Về nguyên tắc, khi nhận được công văn thì phải trả lời, kể cả khất thời gian.
Nhưng đây ông ấy cứ im im, coi như không có chuyện gì xảy ra. Rơi thì nhặt lên lắp vào.
 

Chưa Có Dép

Xe điện
Biển số
OF-337469
Ngày cấp bằng
6/10/14
Số km
2,864
Động cơ
306,085 Mã lực
Gia nô (Jav nô) trên OF cũng đông ko kém, với đám gia nô này chỉ cần bọn Jav cúi đầu cho vài cái là sẵn sàng bỏ qua hết tội lỗi để xưng tụng bọn nó thành thánh ngay:))
Có Jav nô thì thế nào chả có Khựa nô, Mẽo nô, Nga nô cụ trẻ nhỉ, mà khéo chả phải nô đâu, khựa thật cũng nên ;))
 

provtc

Xe container
Biển số
OF-39612
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
5,289
Động cơ
523,094 Mã lực
Nơi ở
Hoa luân cung
Chắc bác ấy đang học thì đau bụng, em nghe bảo là độ vững chắc của cây cầu tính bằng độ yếu của chỗ yếu nhất.
Có cụ còn bảo thay là được kia kìa, cả cái cầu nứt sụt chỗ nào thay chỗ đó là xong mới sợ chứ
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,261
Động cơ
796,247 Mã lực

manhanoi

Xe tăng
Biển số
OF-343571
Ngày cấp bằng
20/11/14
Số km
1,244
Động cơ
283,392 Mã lực
Nguyên nhân thứ 3 nhiều hơn.
Chết cái là nếu công bố nguyên nhân thật. Nghĩa là cả tuyến đường với hàng trăm nhịp cầu đã hoàn thiện cũng có thể bị sự cố tương tự. Dù sự cố ngỏ hơn. Ví dụ, gối hơi lỏng một chút. Hoặc lỏng nhưng ko bị ăn trộm gối.
Nguy hiểm ở chỗ như vậy thì các nhịp cầu ko được đặt chắc chắn. 3 gối đỡ thật, 1 gối lỏng. Dầm cầu bập bênh.
Khi đi vào hoạt động, tầu chạy qua. Dầm dao động bên nọ bên kia. Rung lắc mạnh. Bê tông liên kết ray sẽ bị nứt vỡ.
Em nghĩ nên nhìn thẳng vào vấn đề, đi kiểm tra lại toàn bộ gối, cân chỉnh trước khi nứt vỡ thêm dầm U :P
 

binbin2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747096
Ngày cấp bằng
21/10/20
Số km
364
Động cơ
60,830 Mã lực
Vấn đề là nó không thèm thực hiện và giải trình theo yêi cầu của CĐT.
Về nguyên tắc, khi nhận được công văn thì phải trả lời, kể cả khất thời gian.
Nhưng đây ông ấy cứ im im, coi như không có chuyện gì xảy ra. Rơi thì nhặt lên lắp vào.
Khoản này phải hỏi kinh nghiệm nhà thầu TQ. :D
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,261
Động cơ
796,247 Mã lực
Em nghĩ nên nhìn thẳng vào vấn đề, đi kiểm tra lại toàn bộ gối, cân chỉnh trước khi nứt vỡ thêm dầm U :P
CĐT yêu cầu thế nhưng nhà thầu nói đây là sự cố đơn lẻ và không giải thích thêm.
 

provtc

Xe container
Biển số
OF-39612
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
5,289
Động cơ
523,094 Mã lực
Nơi ở
Hoa luân cung
Nghiệm thu chưa, bàn giao chưa mà to còi?
Hay như cái CLHĐ tới giờ vẫn chưa đc nghiệm thu mà đã đòi lết?
Rất tiếc những sự cố to to thì toàn anh Nhật bủn, CLHĐ nó mà bị nứt trượt như này chắc thôi 100 tầng ko đủ để chửi
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,242
Động cơ
504,508 Mã lực
Việc sử dụng thông tin đơn thuần trên báo chí để đánh giá suất đầu tư trung bình là không phù hợp đâu bác. Vì công trình có rất nhiều hạng mục không giống nhau, cần quy về mặt bằng chung mới tính được.
Ví dụ như ở Sài gòn, xây cầu vượt Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Oanh, phải giải tỏa một loạt nhà dọc chân cầu. Tiền này mà tính vào tiền công trình thì chịu sao nỗi.
Như ngày xưa mở rộng đường Nguyễn Văn Trỗi - NKKN, tiền giải tỏa đền bù chiếu phần lớn tổng dự toán. Thế lâu lâu mấy bác Nghị gật Quốc hội nhà mình mới gào lên con đường đắt nhất hành tinh.
Không phải báo chí tự dưng có những con số đấy đâu. Họ có đầy đủ các Quyết định phê duyệt đấy.
Nếu cụ không muốn so Suất đầu tư thì em đọc luôn chi phí xây dựng 2 cái cầu kia cho cụ rõ luôn, ngay trong QĐ phê duyệt dự án luôn, cái ở SG là 235 tỷ, ở HN là 136 tỷ.
 

toansong

Xe tải
Biển số
OF-209362
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
433
Động cơ
348,820 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Dear các cụ, e có đọc các bài của các cụ viết về việc này, e cũng xin mà muộn có vài ý kiến nhứ sau:

1. E cảm thấy nhiều cụ rất hả hê và tư duy rất tiêu cực về thái độ của người Nhật cũng như văn hóa xin lỗi của họ:

+ E cũng hiểu một phần rằng là nhiều những nghi thức xin lỗi, cáo lỗi, nhận trách nhiệm của người Nhật so với chúng ta nhiều khi khiến ta cảm thấy "màu mè", thừa thãi, hình thức. Tuy nhiên, nhìn một cách thực tế thì chúng ta cũng nên hiểu tích cực hơn rằng đó cũng là một phần trong văn hóa của họ, chúng ta có thể thấy hình thức không phù hợp nhưng cũng nên tôn trọng chứ không nên chê bôi vậy.
+ Thông qua những hành đồng đó, chúng ta thấy rằng văn hóa trọng thể diện, giữ lời, giữ cam kết, cách xử lý văn minh và rất ngại khi làm phiền hà người khác hoặc khi ai đó gây ra tổn thương, thiệt hại cho người khác. Nhiều khi một lời xin lỗi, không cần thiết phải suy sét đã là thật lòng hay chưa nhưng kịp thời thì ít nhiều khiến cho vấn đề trở lên dễ xử lý và tiếp cận hơn, tất nhiên không phải xin lỗi xong là xong, sau đó là hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết tuân thủ theo thỏa thuận hợp đồng hoặc cam kết.
+ Trong một số trường hợp vì quá trọng danh dự nên nhiều khi họ có dấu đi lỗi gây ra nhưng trong thâm tâm đó là lời nói dối rất "khó khăn" (chứ không phải nói dối không biết ngượng) và họ luôn biết cách xử lý những vấn đề đó và khắc phục triệt để nhất có thể và rất nhanh.
+ Các cụ cứ tự đặt mình vào vị trí của người khác, khi mắc lỗi mình thì nói lời xin lỗi có dễ hay không là sẽ hiểu, hơn nữa tinh thần chiến đấu của người Nhật ntn thì các cụ thừa hiểu, nên để họ cúi đầu nhận/ xin lỗi là điều không dễ dàng chút nào, do vậy, mình cũng ít nhất nên ghi nhận cách xử lý văn minh của họ trước.
+ Các cụ đã thấy không nghiều nước họ khui tham nhũng từ bên họ để bắt phanh phui bên mình, điều này là yếu tố tích cực giúp cho mình có động lực để làm đúng và tuân thủ pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng và sử dụng hiệu quả vốn vay. Như vậy họ làm đâu phải là hình thức.

2. Về vấn đề đầu tư ODA cho các Dự án của Nhật, riêng cái này e nghĩ cũng nên nhìn nhận lại sòng phẳng là:

+ Mục tiêu chính của đầu tư ODA nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và chuyển giao công nghệ/ đào tạo người bản địa cho các nước đang phát triển. Riêng về khoản này thì e nghĩ Nhật là thực hiện tốt bởi lẽ chúng ta đang hưởng lợi nhiều từ các hạ tầng được đầu tư bởi ODA của Nhật. Ngoài ra, trong quá trình thi công, nhà thầu Nhật đã liên danh/ liên doanh hoặc sử dụng thầu phụ là công ty Việt nam, tuyển dụng các kỹ sư và công nhân Việt nam, được đào tạo trong công việc, thông qua đó, chúng ta có 1 lớp các công ty và lớp kỹ sư học được cách làm việc cũng như tiếp cận được cách làm chuyên nghiệp của họ. Điều này khác với một số nước tài trợ ODA cho Vn đó là, một số dự án nhạy cảm thì họ mang đến cả công nhân sang, hoàn toàn ko dùng người bản địa, hoặc nếu một số DA hạ tầng thì họ chỉ đưa người phụ trách tài chính sang còn lại thuê khoán hết cho bản địa tự xoay xở mà không có đào tạo hoặc chuyển giao.
+ Về lợi nhuận thì nước nào cũng vậy, đầu tư thì phải có lợi nhuận nên không có gì là lạ khi họ đưa tối đa các nguồn và các đơn vị xuất xứ từ Nhật để tham gia thực hiện Dự án. Tuy nhiên việc này cũng xuất phát từ việc từ thời điểm vốn ODA thực hiện tại VN, khi đó với khả năng hiện hữu chúng ta chưa đủ năng lực để có thể tự thực hiện được hay quản lý được các Dự án lớn vận hành và tuân thủ theo đúng quy định thầu quốc tế nên người Nhật tham gia vào tất cả các khâu. Tuy nhiên, hiện từng bước, chúng ta đã có một đội ngũ đủ để tự thực hiện các Dự án tương tự, đây là thành quả của quá trình hợp tác và chuyển giao.
+ Nhiều cụ vẫn tiêu cực về việc vay vốn ODA, thực ra như các cụ thôi, làm ăn thì phải vay Bank, Bank tính lãi cũng khét mù, nai lưng ra trả nợ lãi. ODA thì lãi suất ưu đãi rất thấp và vay dài hạn, có vay thì có trả sao lại bảo CP họ xoa tay lấy tiền, tiền là tiền của họ cơ mà, mình phải trả chứ sao lại nghĩ như họ ăn cướp vậy. Chẳng lẽ họ cho không mình thì họ lấy gì ra phát triển, nó là xuất khẩu tư bản, thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, các cụ nên nhớ mình còn phải sang xin họ cho vay ưu đãi chứ không phải là họ ấn vào tay mình đâu nhé (tất nhiên có DA quá béo bở thì họ đèn xanh muốn đầu tư thì mình làm cao không nói). Hiện kinh tế mình đã mạnh lên, tự chủ động huy động nguồn vốn nội lực để đầu tư theo hình thức PPP, tuy nhiên cũng cần hàng chục năm nữa (20 năm) mới không cần dùng vồn ODA do còn rất nhiền công trình hạ tầng và Dự án đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao phải đầu tư để phát triển.
+ Có cụ ý kiến là Nhật chỉ lợi dụng mình là thuộc địa kinh tế, nuôi mình chống Tàu. Vâng, vậy không có nhứng nước như Nhật thì mình sẽ làm được gì, mình có tự lực được hết, mình có tự gây ảnh hưởng át chết được họ. Bản chất vẫn là dựa vào nhau thôi, ai làm gì cũng có mục đích cả, nhưng nếu mục đính là chung thì tự nhiên thành bạn thế thôi. Không nên mang tư tưởng dân tộc hẹp hòi ra để suy nghĩ cho tổng thể các mối quan hệ khác được. Trước đây đánh nhau, Liên xô và TQ bơm cho mình oánh Mỹ thì sao, giờ bảo họ là lợi dùng mình đánh Mỹ thật cũng không sai?. Khi mình mạnh tự khắc sẽ giảm phụ thuộc, vậy thôi.

3. Về vấn đề xảy ra ở HCM Line1:

+ Việc này có các bên liên quan từ Tư vấn, CĐT, Nhà thầu cùng các đơn vị thuộc chức năng quản lý nhà nước như Hội đồng nghiệm thu NN, Cục quản lý chất lượng của Bộ GT, các đơn vị thẩm định độc lập,... Họ có đủ chuyên môn để đánh giá và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các cụ nói là đang chạy tàu thì rơi dầm, thực ra nói thì dễ, nhưng ai dám để điều ấy xảy ra vì nó liên quan đến pháp luật trực tiếp, quan hệ chính trị 2 nước. Thế nên, việc tìm ra nguyên nhân và xử lý là phải làm triệt để, có điều vấn đề nó đơn lẻ, chưa từng xảy ra nên không vội mà ra được câu trả lời đánh giá đúng luôn. Hơn nữa dù là nguyên nhân gì, thì cũng thừa giải pháp đề làm sao cái gối nó ko bị rơi nữa, các cụ nghĩ được thế thì họ nghĩ xa hơn thế rất nhiều, ít nhất họ cũng phải lo cho cái thân của họ.
+ Sự việc này chỉ là một sự việc sự cố công trình, nó xảy ra vào thời điểm nhạy cảm, nên mọi thứ trở lên hot, một phần vì các DA đường sắt vốn đã tai tiếng, hơn nữa đây là DA của Nhật nên để xảy ra sự cố chất lượng này lại càng khiến người ta đặt câu hỏi thực sự cho chất lượng chung các DA đường sắt hiện tại. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể, các sự cố xảy ra trong lĩnh vực xây lắp là không hiếm, thậm chí nó phổ biến bởi lẽ không ai tính hết được tất cả các vấn đề có thể xảy ra trong thực tế dù là đã tính toán rất kỹ trong thiết kế (kể cả có những vấn đề tưởng chừng rất hiển nhiên sẽ không xảy ra mà nó vẫn xảy ra). Việc xảy ra sự cố thì cách giải quyết vấn đề mới là quan trọng chứ không phải là chính sự cố đã xảy ra, vì đơn giản nó là điều khó trách khỏi với bất kì Dự án lớn và phức tạp nào.
+ Các vấn đề chung của các Dự án đường sắt hiện tại, e thấy một phần cũng lỗi vì năng lực quản lý của các Ban QL. Thực tế, các Ban QL này chưa từng có kinh nghiệm quản lý các Dự án tương tự bao giờ, hầu hết là "vừa học vừa làm" do vậy khó tránh khỏi dự trậm trễ trong cách giải quyết dẫn tới hậu quả là làm sai và kiện tụng. E thấy các nước như e biết, ví dụ Myanmar, khi họ làm một Dự án hạ tầng mới, họ không biết vì chưa làm bao giờ, họ gửi người của Ban QL xuống ngồi cùng Nhà thầu, làm việc và học từ Nhà thầu cách làm dù người đó cũng lớn tuổi, sau Dự án khác mới làm quản lý. Cái đó khác với mình, là các Ban QL thường là nhân sự người thân quen giới thiệu, chưa làm nhưng lại ngồi quản lý nên sinh ra cơ sự vậy.

Cuối cùng, e không bênh vực hay thiên vị gì, nhưng chúng ta phải nhìn nhận fair các vấn đề, rõ ràng rằng cái gì họ thiện chí hỗ trợ chúng ta, cái gì họ cần chúng ta hợp tác, cái gì cần có điểm dừng thì hoàn toàn là do ta quyết định.
 
Chỉnh sửa cuối:

binbin2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747096
Ngày cấp bằng
21/10/20
Số km
364
Động cơ
60,830 Mã lực
Rất tiếc những sự cố to to thì toàn anh Nhật bủn, CLHĐ nó mà bị nứt trượt như này chắc thôi 100 tầng ko đủ để chửi
Thế à,

Đại dự án khốn khổ vì nhà thầu Trung Quốc: Ai dám xử mạnh tay?

Nhiều dự án có nhà thầu Trung Quốc lâm cảnh chậm trễ, đội vốn, kiện tụng... Nhiều chủ đầu tư đã phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc, kể cả chấp nhận bị kiện.
Điều bắt buộc Việt Nam phải chấp nhận dùng nhà thầu Trung Quốc
Sáu tồn tại trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc
Nhiều dự án gặp khó vì nhà thầu
Trả lời cử tri, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay: Thời gian qua có nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án của Việt Nam, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như: thi công chậm tiến độ; chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao, xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành...
Thực tế, nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư không phải là không có cơ sở. Không khó để liệt kê những công trình, dự án có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc mang nhiều tai tiếng.
Đại dự án khốn khổ vì nhà thầu Trung Quốc: Ai dám xử mạnh tay?
Dự án đạm Ninh Bình lận đận sau khi vay vốn và sử dụng nhà thầu Trung Quốc
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chỉ là một trong số nhiều dự án gặp vấn đề khi vay vốn Trung Quốc, sử dụng nhà thầu Trung Quốc.


Nhiều dự án của ngành Công Thương cũng "ngậm đắng nuốt cay" khi phải đối mặt với nhà thầu Trung Quốc.
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp hợp đồng EPC với Tổng thầu là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) và các nhà thầu phụ. Đây là dự án đầu tư xây dựng dở dang, được khởi công từ tháng 9/2007 nhưng đã phải tạm dừng thi công từ quí I/2013 do gặp khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn vì dự án bị kéo dài và tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng cao. Mặt khác, hợp đồng EPC ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu Trung Quốc đã phát sinh tranh chấp, vướng mắc đến nay vẫn chưa giải quyết được làm cho dự án càng bị kéo dài và khó khăn hơn.
Nhiều dự án Nhà máy sản xuất phân bón sử dụng nhà thầu Trung Quốc là Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc... cũng trong tình cảnh tương tự. Do các bên không dàn xếp được nên hiện đã phải chuẩn bị sẵn sàng phương án giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài quốc tế.
Đại dự án khốn khổ vì nhà thầu Trung Quốc: Ai dám xử mạnh tay?
Việt Nam phải tự chủ về vốn, tránh việc vay vốn Trung Quốc quá nhiều.
Mạnh tay với nhà thầu Trung Quốc


Không ít dự án thủy điện khi nhà thầu Trung Quốc trúng thầu cũng rất “lận đận”, buộc phải ra tuyên bố “đường ai nấy đi”. Ví dụ như dự án thủy điện Thượng Kon Tum có quy mô công suất lắp máy 220 MW, được thiết kế xây dựng trên sông Đắk Nghé.

Trong quá trình thực hiện thi công Dự án, do tình hình tiến độ thi công tuyến năng lượng và nhà máy chậm trễ nghiêm trọng và thái độ thiếu thiện chí hợp tác của nhà thầu Trung Quốc, Công ty VSH đã có Nghị quyết chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc và ra thông báo chấm dứt hợp đồng vào tháng 7/2014.
Sau khi Công ty VSH chính thức thông báo chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc và thu hồi toàn bộ giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng, thì nhà thầu Trung Quốc đã gửi đơn kiện lên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), đề nghị phân xử các nội dung liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng. Công ty VSH cũng đã có Hồ sơ tự bảo vệ và Đơn gửi VIAC đề nghị phân xử về việc nhà thầu Trung Quốc vi phạm hợp đồng.
Hiện tại, chủ đầu tư thủy điện này đang phối hợp cùng với các công ty tư vấn luật được thuê để giải quyết vụ kiện, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, chứng cứ và bổ sung các tài liệu pháp lý cần thiết, chuẩn bị lời chứng về sự kiện để tranh tụng.
“Việc xử lý vụ kiện về chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc là phức tạp và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả của dự án”, báo cáo của Bộ Công Thương đánh giá.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư liệt kê hàng loạt nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,242
Động cơ
504,508 Mã lực
Theo bài báo này thì thằng Systra, là nhà thầu phụ của Tổng thầu Nhật đang trốn tránh

Thằng Systra là thằng đăng ký sở hữu trí tuệ cái dầm U này. Tuy nhiên quản lý chất lượng thiết kế vẫn là Tổng thầu. Có thể do lỗi thiết kế dầm thật nên nó mới lẩn như thế.
 

provtc

Xe container
Biển số
OF-39612
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
5,289
Động cơ
523,094 Mã lực
Nơi ở
Hoa luân cung
Thế à,

Đại dự án khốn khổ vì nhà thầu Trung Quốc: Ai dám xử mạnh tay?

Nhiều dự án có nhà thầu Trung Quốc lâm cảnh chậm trễ, đội vốn, kiện tụng... Nhiều chủ đầu tư đã phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc, kể cả chấp nhận bị kiện.
Điều bắt buộc Việt Nam phải chấp nhận dùng nhà thầu Trung Quốc
Sáu tồn tại trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc
Nhiều dự án gặp khó vì nhà thầu
Trả lời cử tri, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay: Thời gian qua có nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án của Việt Nam, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số tình trạng như: thi công chậm tiến độ; chất lượng của hàng hóa, công trình sau khi hoàn thành không cao, xuống cấp nhanh sau khi hết hạn bảo hành...
Thực tế, nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư không phải là không có cơ sở. Không khó để liệt kê những công trình, dự án có sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc mang nhiều tai tiếng.
Đại dự án khốn khổ vì nhà thầu Trung Quốc: Ai dám xử mạnh tay?
Dự án đạm Ninh Bình lận đận sau khi vay vốn và sử dụng nhà thầu Trung Quốc
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chỉ là một trong số nhiều dự án gặp vấn đề khi vay vốn Trung Quốc, sử dụng nhà thầu Trung Quốc.


Nhiều dự án của ngành Công Thương cũng "ngậm đắng nuốt cay" khi phải đối mặt với nhà thầu Trung Quốc.
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp hợp đồng EPC với Tổng thầu là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) và các nhà thầu phụ. Đây là dự án đầu tư xây dựng dở dang, được khởi công từ tháng 9/2007 nhưng đã phải tạm dừng thi công từ quí I/2013 do gặp khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn vì dự án bị kéo dài và tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng cao. Mặt khác, hợp đồng EPC ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu Trung Quốc đã phát sinh tranh chấp, vướng mắc đến nay vẫn chưa giải quyết được làm cho dự án càng bị kéo dài và khó khăn hơn.
Nhiều dự án Nhà máy sản xuất phân bón sử dụng nhà thầu Trung Quốc là Dự án nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình; Dự án cải tạo, mở rộng nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc... cũng trong tình cảnh tương tự. Do các bên không dàn xếp được nên hiện đã phải chuẩn bị sẵn sàng phương án giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài quốc tế.
Đại dự án khốn khổ vì nhà thầu Trung Quốc: Ai dám xử mạnh tay?
Việt Nam phải tự chủ về vốn, tránh việc vay vốn Trung Quốc quá nhiều.
Mạnh tay với nhà thầu Trung Quốc


Không ít dự án thủy điện khi nhà thầu Trung Quốc trúng thầu cũng rất “lận đận”, buộc phải ra tuyên bố “đường ai nấy đi”. Ví dụ như dự án thủy điện Thượng Kon Tum có quy mô công suất lắp máy 220 MW, được thiết kế xây dựng trên sông Đắk Nghé.

Trong quá trình thực hiện thi công Dự án, do tình hình tiến độ thi công tuyến năng lượng và nhà máy chậm trễ nghiêm trọng và thái độ thiếu thiện chí hợp tác của nhà thầu Trung Quốc, Công ty VSH đã có Nghị quyết chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc và ra thông báo chấm dứt hợp đồng vào tháng 7/2014.
Sau khi Công ty VSH chính thức thông báo chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc và thu hồi toàn bộ giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng, thì nhà thầu Trung Quốc đã gửi đơn kiện lên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), đề nghị phân xử các nội dung liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng. Công ty VSH cũng đã có Hồ sơ tự bảo vệ và Đơn gửi VIAC đề nghị phân xử về việc nhà thầu Trung Quốc vi phạm hợp đồng.
Hiện tại, chủ đầu tư thủy điện này đang phối hợp cùng với các công ty tư vấn luật được thuê để giải quyết vụ kiện, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, chứng cứ và bổ sung các tài liệu pháp lý cần thiết, chuẩn bị lời chứng về sự kiện để tranh tụng.
“Việc xử lý vụ kiện về chấm dứt hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc là phức tạp và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả của dự án”, báo cáo của Bộ Công Thương đánh giá.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư liệt kê hàng loạt nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu.
Cụ chả hiểu vấn đề gì cả, nói chuyện chán bỏ mẹ, kỹ thuật yếu kém -vụ cần thơ sập cầu chết người, đến vụ này nứt trượt gối dầm - giả sử tàu đang vận hành trật 1 phát chắc đi cả trăm mạng, còn chậm tiến độ nó là chuyện khác.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,386 Mã lực
Tuổi
63
Em nghĩ nên nhìn thẳng vào vấn đề, đi kiểm tra lại toàn bộ gối, cân chỉnh trước khi nứt vỡ thêm dầm U :P
Vấn đề đầu tiên là tiền đâu.
Phải kích toàn bộ các nhịp dầm lên kê lại. Chi phí không rẻ chút nào.
Ngoài ra, phải tháo toàn bộ ray trước khi kích dầm. Chưa kể cao độ dầm có thể thay đổi khi kích lại, như vậy lại phải đổ lại bê tông gối kê ray.
Phức tạp, tốn kém lắm.
Nói chung, vụ này hòa cả làng. Giỏi lắm thì cho công nhân chèn thêm thép đệm những chỗ thấy hở quá. Hở ít thì... thôi.
Dùng được vài năm, hết bảo hành. Lúc đó lại chi tiền ra đại tu sửa chữa. Đó là việc của nhiệm kỳ tương lai.
 

sontung89

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-84405
Ngày cấp bằng
6/2/11
Số km
1,356
Động cơ
426,063 Mã lực
Nơi ở
9/49 ngõ 465 Đội Cấn
Bài báo kiểu định hướng thân tàu bới móc, đến chán cái lũ báo chó việt nam. *** gì thì nhìn vào mấy cái dự án chục nghìn tỷ của vn và sự liên quan vốn tàu và vốn nhật là thấy nó như thế nào thôi. Dự án nào công trình nào chẳng có sự cố, vấn đề là có giải quyết đc sự cố đó hay ko
Với nhật thì sự cố có thể giải quyết được, còn với tàu thì đôi khi là tặc lưỡi đành chấp nhận chạy kiểu què cụt
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,873
Động cơ
1,281 Mã lực
Vấn đề đầu tiên là tiền đâu.
Phải kích toàn bộ các nhịp dầm lên kê lại. Chi phí không rẻ chút nào.
Ngoài ra, phải tháo toàn bộ ray trước khi kích dầm. Chưa kể cao độ dầm có thể thay đổi khi kích lại, như vậy lại phải đổ lại bê tông gối kê ray.
Phức tạp, tốn kém lắm.
Nói chung, vụ này hòa cả làng. Giỏi lắm thì cho công nhân chèn thêm thép đệm những chỗ thấy hở quá. Hở ít thì... thôi.
Dùng được vài năm, hết bảo hành. Lúc đó lại chi tiền ra đại tu sửa chữa. Đó là việc của nhiệm kỳ tương lai.
Cụ viết thế này làm em nghe mùi ...tiền.
Đọc các sách dạy kinh doanh của tư bản thì thấy chúng coi việc thiết kế sản phẩm trước khi bán hàng và dịch vụ bảo trì sản phẩm sau khi bán hàng là mang lại lợi nhuận cao nhất.
Cho nên cách thiết kế làm sao để hết bảo hành là phải hỏng, và chỉ cần hỏng mà cái mình có duy nhất. Chính vì yêu cầu tối đa hóa lợi nhuận như vậy nên phải thiết kế lươn lẹo, dùng từ ngữ đẹp như : hiện đại, mỹ quan, công nghệ cao....để lòe chủ đầu tư. Nhưng mục đích cao nhất vẫn là tối đa hóa lợi nhuận trong tương lai khi cung cấp dịch vụ bảo trì cho cả vòng đời dự án.
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,013
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Có vẻ củi Cát Linh sắp vào lò nên mấy anh tung người dèm pha thiên hạ....Đường này cũng vào lò cả thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top