Dear các cụ, e có đọc các bài của các cụ viết về việc này, e cũng xin mà muộn có vài ý kiến nhứ sau:
1. E cảm thấy nhiều cụ rất hả hê và tư duy rất tiêu cực về thái độ của người Nhật cũng như văn hóa xin lỗi của họ:
+ E cũng hiểu một phần rằng là nhiều những nghi thức xin lỗi, cáo lỗi, nhận trách nhiệm của người Nhật so với chúng ta nhiều khi khiến ta cảm thấy "màu mè", thừa thãi, hình thức. Tuy nhiên, nhìn một cách thực tế thì chúng ta cũng nên hiểu tích cực hơn rằng đó cũng là một phần trong văn hóa của họ, chúng ta có thể thấy hình thức không phù hợp nhưng cũng nên tôn trọng chứ không nên chê bôi vậy.
+ Thông qua những hành đồng đó, chúng ta thấy rằng văn hóa trọng thể diện, giữ lời, giữ cam kết, cách xử lý văn minh và rất ngại khi làm phiền hà người khác hoặc khi ai đó gây ra tổn thương, thiệt hại cho người khác. Nhiều khi một lời xin lỗi, không cần thiết phải suy sét đã là thật lòng hay chưa nhưng kịp thời thì ít nhiều khiến cho vấn đề trở lên dễ xử lý và tiếp cận hơn, tất nhiên không phải xin lỗi xong là xong, sau đó là hàng loạt vấn đề cần phải giải quyết tuân thủ theo thỏa thuận hợp đồng hoặc cam kết.
+ Trong một số trường hợp vì quá trọng danh dự nên nhiều khi họ có dấu đi lỗi gây ra nhưng trong thâm tâm đó là lời nói dối rất "khó khăn" (chứ không phải nói dối không biết ngượng) và họ luôn biết cách xử lý những vấn đề đó và khắc phục triệt để nhất có thể và rất nhanh.
+ Các cụ cứ tự đặt mình vào vị trí của người khác, khi mắc lỗi mình thì nói lời xin lỗi có dễ hay không là sẽ hiểu, hơn nữa tinh thần chiến đấu của người Nhật ntn thì các cụ thừa hiểu, nên để họ cúi đầu nhận/ xin lỗi là điều không dễ dàng chút nào, do vậy, mình cũng ít nhất nên ghi nhận cách xử lý văn minh của họ trước.
+ Các cụ đã thấy không nghiều nước họ khui tham nhũng từ bên họ để bắt phanh phui bên mình, điều này là yếu tố tích cực giúp cho mình có động lực để làm đúng và tuân thủ pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng và sử dụng hiệu quả vốn vay. Như vậy họ làm đâu phải là hình thức.
2. Về vấn đề đầu tư ODA cho các Dự án của Nhật, riêng cái này e nghĩ cũng nên nhìn nhận lại sòng phẳng là:
+ Mục tiêu chính của đầu tư ODA nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và chuyển giao công nghệ/ đào tạo người bản địa cho các nước đang phát triển. Riêng về khoản này thì e nghĩ Nhật là thực hiện tốt bởi lẽ chúng ta đang hưởng lợi nhiều từ các hạ tầng được đầu tư bởi ODA của Nhật. Ngoài ra, trong quá trình thi công, nhà thầu Nhật đã liên danh/ liên doanh hoặc sử dụng thầu phụ là công ty Việt nam, tuyển dụng các kỹ sư và công nhân Việt nam, được đào tạo trong công việc, thông qua đó, chúng ta có 1 lớp các công ty và lớp kỹ sư học được cách làm việc cũng như tiếp cận được cách làm chuyên nghiệp của họ. Điều này khác với một số nước tài trợ ODA cho Vn đó là, một số dự án nhạy cảm thì họ mang đến cả công nhân sang, hoàn toàn ko dùng người bản địa, hoặc nếu một số DA hạ tầng thì họ chỉ đưa người phụ trách tài chính sang còn lại thuê khoán hết cho bản địa tự xoay xở mà không có đào tạo hoặc chuyển giao.
+ Về lợi nhuận thì nước nào cũng vậy, đầu tư thì phải có lợi nhuận nên không có gì là lạ khi họ đưa tối đa các nguồn và các đơn vị xuất xứ từ Nhật để tham gia thực hiện Dự án. Tuy nhiên việc này cũng xuất phát từ việc từ thời điểm vốn ODA thực hiện tại VN, khi đó với khả năng hiện hữu chúng ta chưa đủ năng lực để có thể tự thực hiện được hay quản lý được các Dự án lớn vận hành và tuân thủ theo đúng quy định thầu quốc tế nên người Nhật tham gia vào tất cả các khâu. Tuy nhiên, hiện từng bước, chúng ta đã có một đội ngũ đủ để tự thực hiện các Dự án tương tự, đây là thành quả của quá trình hợp tác và chuyển giao.
+ Nhiều cụ vẫn tiêu cực về việc vay vốn ODA, thực ra như các cụ thôi, làm ăn thì phải vay Bank, Bank tính lãi cũng khét mù, nai lưng ra trả nợ lãi. ODA thì lãi suất ưu đãi rất thấp và vay dài hạn, có vay thì có trả sao lại bảo CP họ xoa tay lấy tiền, tiền là tiền của họ cơ mà, mình phải trả chứ sao lại nghĩ như họ ăn cướp vậy. Chẳng lẽ họ cho không mình thì họ lấy gì ra phát triển, nó là xuất khẩu tư bản, thỏa thuận đôi bên cùng có lợi, các cụ nên nhớ mình còn phải sang xin họ cho vay ưu đãi chứ không phải là họ ấn vào tay mình đâu nhé (tất nhiên có DA quá béo bở thì họ đèn xanh muốn đầu tư thì mình làm cao không nói). Hiện kinh tế mình đã mạnh lên, tự chủ động huy động nguồn vốn nội lực để đầu tư theo hình thức PPP, tuy nhiên cũng cần hàng chục năm nữa (20 năm) mới không cần dùng vồn ODA do còn rất nhiền công trình hạ tầng và Dự án đòi hỏi vốn lớn và công nghệ cao phải đầu tư để phát triển.
+ Có cụ ý kiến là Nhật chỉ lợi dụng mình là thuộc địa kinh tế, nuôi mình chống Tàu. Vâng, vậy không có nhứng nước như Nhật thì mình sẽ làm được gì, mình có tự lực được hết, mình có tự gây ảnh hưởng át chết được họ. Bản chất vẫn là dựa vào nhau thôi, ai làm gì cũng có mục đích cả, nhưng nếu mục đính là chung thì tự nhiên thành bạn thế thôi. Không nên mang tư tưởng dân tộc hẹp hòi ra để suy nghĩ cho tổng thể các mối quan hệ khác được. Trước đây đánh nhau, Liên xô và TQ bơm cho mình oánh Mỹ thì sao, giờ bảo họ là lợi dùng mình đánh Mỹ thật cũng không sai?. Khi mình mạnh tự khắc sẽ giảm phụ thuộc, vậy thôi.
3. Về vấn đề xảy ra ở HCM Line1:
+ Việc này có các bên liên quan từ Tư vấn, CĐT, Nhà thầu cùng các đơn vị thuộc chức năng quản lý nhà nước như Hội đồng nghiệm thu NN, Cục quản lý chất lượng của Bộ GT, các đơn vị thẩm định độc lập,... Họ có đủ chuyên môn để đánh giá và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các cụ nói là đang chạy tàu thì rơi dầm, thực ra nói thì dễ, nhưng ai dám để điều ấy xảy ra vì nó liên quan đến pháp luật trực tiếp, quan hệ chính trị 2 nước. Thế nên, việc tìm ra nguyên nhân và xử lý là phải làm triệt để, có điều vấn đề nó đơn lẻ, chưa từng xảy ra nên không vội mà ra được câu trả lời đánh giá đúng luôn. Hơn nữa dù là nguyên nhân gì, thì cũng thừa giải pháp đề làm sao cái gối nó ko bị rơi nữa, các cụ nghĩ được thế thì họ nghĩ xa hơn thế rất nhiều, ít nhất họ cũng phải lo cho cái thân của họ.
+ Sự việc này chỉ là một sự việc sự cố công trình, nó xảy ra vào thời điểm nhạy cảm, nên mọi thứ trở lên hot, một phần vì các DA đường sắt vốn đã tai tiếng, hơn nữa đây là DA của Nhật nên để xảy ra sự cố chất lượng này lại càng khiến người ta đặt câu hỏi thực sự cho chất lượng chung các DA đường sắt hiện tại. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể, các sự cố xảy ra trong lĩnh vực xây lắp là không hiếm, thậm chí nó phổ biến bởi lẽ không ai tính hết được tất cả các vấn đề có thể xảy ra trong thực tế dù là đã tính toán rất kỹ trong thiết kế (kể cả có những vấn đề tưởng chừng rất hiển nhiên sẽ không xảy ra mà nó vẫn xảy ra). Việc xảy ra sự cố thì cách giải quyết vấn đề mới là quan trọng chứ không phải là chính sự cố đã xảy ra, vì đơn giản nó là điều khó trách khỏi với bất kì Dự án lớn và phức tạp nào.
+ Các vấn đề chung của các Dự án đường sắt hiện tại, e thấy một phần cũng lỗi vì năng lực quản lý của các Ban QL. Thực tế, các Ban QL này chưa từng có kinh nghiệm quản lý các Dự án tương tự bao giờ, hầu hết là "vừa học vừa làm" do vậy khó tránh khỏi dự trậm trễ trong cách giải quyết dẫn tới hậu quả là làm sai và kiện tụng. E thấy các nước như e biết, ví dụ Myanmar, khi họ làm một Dự án hạ tầng mới, họ không biết vì chưa làm bao giờ, họ gửi người của Ban QL xuống ngồi cùng Nhà thầu, làm việc và học từ Nhà thầu cách làm dù người đó cũng lớn tuổi, sau Dự án khác mới làm quản lý. Cái đó khác với mình, là các Ban QL thường là nhân sự người thân quen giới thiệu, chưa làm nhưng lại ngồi quản lý nên sinh ra cơ sự vậy.
Cuối cùng, e không bênh vực hay thiên vị gì, nhưng chúng ta phải nhìn nhận fair các vấn đề, rõ ràng rằng cái gì họ thiện chí hỗ trợ chúng ta, cái gì họ cần chúng ta hợp tác, cái gì cần có điểm dừng thì hoàn toàn là do ta quyết định.