Bài của cụ có 2 ý, em có thể giải thích từng vấn đề như sau:
- Tại sao N-gHN cần 3 toa máy/4 toa, BT-ST cần 2 toa máy/3 toa?
Cái này có 2 nguyên nhân: Đầu tiên đây là có 2 tuyến có đoạn từ ngầm -> nổi và ngược lại nên độ dốc rất lớn. Cần số toa máy lớn để phòng trường hợp đặc biệt (mưa gió sân trơn bóng ướt
, lỡ một toa máy chết nghẻo đúng đoạn dốc,...) thì mới có thể kéo tàu đi được. Còn thằng CL-HD chạy hoàn toàn trên cao, không có thay đổi độ dốc lớn (à, có đoạn vào depot thì có xuống dốc nhưng chạy không tải rồi, nên vô tư).
Thứ 2 là cái tiêu chuẩn Strasya mà bọn NB lừa BGTVT duyệt không thể nào áp dụng được ở VN, nên cấu hình tàu phải đổi lại hết.
- Kiểu dáng dầm máng của BT-ST:
Đây có thể gọi là một trong những điểm thiết kế như kít của BT-ST. Vì nó chạy đường riêng, chẳng xung đột với ai mà cần gì phải làm giảm chiều cao kết cấu (Dầm máng mục đích chính là giảm chiều cao kết cấu). Và nó còn lừa đảo là có những đoạn nó đặt luôn cái dầm hộp lên rồi vuốt 2 cái lan can lên cho nó giống máng (không phải toàn là máng đâu) (các cụ cứ lượn masteri an phú là thấy, hoặc đi dọc xa lộ HN cũng sẽ nhận ra). Thằng N-gHN thì nó làm 2 máng U, do trọng lượng nhẹ hơn nên nó chơi gác cả máng, không lâu la lắp từng đốt như BT-ST.
Cái vụ thiết kế tuyến thay đổi cao độ thì em đã post trên này rồi, ngại post lại, nhưng thiết kế trắc dọc tuyến của BT-ST cũng như kít nốt.