Như vậy đã quá hạn công bố nguyên nhân ngày 15/12 như báo chí đưa tin. Mà lại có tin Chủ đầu tư đang cầu viện JICA chọn tư vấn "đủ năng lực" thì em dự thế này.
1. Tư vấn nhà thầu công bố nguyên nhân rồi, nhưng chắc sốc quá nên Chủ đầu tư không dám công bố. (Thay vì 3 nguyên nhân trên báo, có thể nguyên nhân thật sự như thiết kế sai, giống như em vạch ra ở trang 100 vậy).
2. Chủ đầu tư biết nguyên nhân, nhưng nghe giải pháp xử lý cũng sốc quá nên ỉm đi. Cầu viện JICA chọn tư vấn khác để có giải pháp nào ít tiền hơn không?
Tóm lại là loanh quanh luẩn quẩn nhỉ.
Không, em thì đoán là chưa có ai hoặc đơn vị nào điều tra và công bố nguyên nhân.
Đơn giản là vì đây là dự án vay vốn ODA của Nhật. Quy định về vay vốn "ưu đãi" ODA của Nhật là phải phụ thuộc sự quản lý của Nhật. Tất cả các vấn đề lớn đều phải "tham vấn" phía Nhật Bản (JICA). Nếu MAUR muốn làm gì đó, chẳng hạn như điều tra nguyên nhân sự cố cũng phải xin ý kiến của JICA, nó cho phép mới được điều tra (còn JICA nó không trả lời thì phải chờ cho đến lúc nó trả lời).
Chính vì phía JICA bất hợp tác nên dự án dậm chân tại chỗ, và dự kiến sẽ còn lâu nữa mới có thể giải quyết được. Đợt vừa rồi thủ t.ướng qua thăm Nhật có mục đích chính là giải quyết vụ này, nhưng JICA của Nhật vẫn cố thủ, không chịu hợp tác.
Nếu phía VN mà tự ý giải quyết sự cố, tự ý thay thế nhà thầu mà không được sự đồng ý của JICA thì sẽ bị nó cắt giải ngân vốn và sẽ kiến ra tòa quốc tế.
Thế khó của dự án là trách nhiệm 3 bên: Chủ đầu tư, nhà thầu và bên cho vay tiền. Bên cho vay tiền đáng lẽ ra không can thiệp vào công việc của 2 bên kia, nhưng vay vốn của Nhật nên chúng nó can thiệp mà như không can thiệp, JICA nó có quyền cao nhất về quản lý dự án thông qua các điều kiện vay vốn nhưng lại không có 1 điều kiện ràng buộc gì về trách nhiệm. (Khốn nạn ở chỗ điều kiện chết người này)
Cho nên, JICA nó cứ kệ mẹ, để càng lâu nó càng thu lợi chứ không mất gì, chỉ có chủ đầu tư và chính phủ VN là bị thiệt.