Một cách đơn giản thì dầm bập bênh nên gối dịch chuyển? Còn tại sao bập bệnh thì có thể do thì công hoặc thiết kế?
Nếu thì công chỉ là đơn lẻ nhưng đây tới 30 cái thì là có tính sai hệ thống nên khả năng hơn 50% là thiết kế.
Sự cố là tổng hợp của rất nhiều lỗi. Lỗi thiết kế, lỗi thi công, lỗi quản lý giám sát, lỗi... ăn trộm.
Dầm chữ U lắp ghép, kết nối bằng cáp Dự ứng lực.
Bất kỳ ai từng trực tiếp thi công dầm Dự ứng lực đều biết thực tế nó ko giống thiết kế.
Ví dụ: Dầm 33m có 7 bó cáp, trong đó có 2 bó cáp ở bụng dầm. Vậy mà ko kinh nghiệm có thể khiến dầm cong như con tôm.
Nhẹ nhất là dầm bị vặn bụng. Bụng dầm rộng có 65 cm mà nghiêng 4-5mm là thường.
Chưa kể dầm cong khi kéo căng. Điểm tiếp xúc với gối cao su không song song như bản vẽ, mà đầu cao đầu thấp....
Cái dầm nhỏ, giản đơn mà thực tế điểm tiếp xúc gối cao su đã ko đều như vậy rồi. Đừng nói dầm chữ U to tướng, lắp ghép từ các đốt rời rạc lại với nhau. Không vênh như bánh đa mới lạ.
Lỗi thiết kế là không biết sự sai khác trong thực tế thi công để cảnh báo trong bản vẽ. Chết nữa loại dầm U này chỉ có 4 gối một nhịp, các loại dầm khác có từ 8 đến vài chục gối.
Lỗi tư vấn giám sát + quản lý (chủ đầu tư) không có kinh nghiệm thực tế. Mõ tre sách in suốt ngày quy trình, tiêu chuẩn với bản vẽ. Hiện trường lại quan liêu, chắc chẳng bao giờ chui xuống xà mũ xem cái dầm có tiếp xúc tốt với gối cao su hay không.
Lỗi Nhà thầu non kinh nghiệm, cẩu thả, không có lương tâm nghề nghiệp phản ánh lỗi tiếp xúc không tốt giữa dầm và gối cao su với Chủ đầu tư, hoặc chủ động bỏ tiền khắc phục cho được việc (lót thêm mấy tấm thép cho chắc là xong)
Không loại trừ trường hợp công nhân ăn trộm gối. Bằng chứng: Có 30 gối trên hơn 1000 gối có hiện tượng xê dịch. Tỉ lệ 3 phần trăm. Xê dịch có vài mm, chưa đến 1cm. Nhưng có 1 gối duy nhất "rơi hẳn ra ngoài", xê dịch hàng chục cm (khoảng 50cm). Làm sập dầm. Sự cố rất khác biệt với lý luận lỗi thiết kế gối.