Giải thích thêm nha:
Dầm dài 35m thì chuyển vị do thay đổi nhiệt khoảng 14mm (xem mục 5.4.2.2 Tiêu chuẩn thiết kế cầu). Lưu ý giãn do nhiệt sẽ giãn từ giữa dầm ra 2 đầu. Đầu cố định sẽ chuyển vị ít hơn đầu di động.
Ray dài 25m, nhưng nó hàn thành các tổ hợp 8 ray là 200m. Khi giãn nở nhiệt thì nó giãn nở từ tim ra 2 đầu. Vậy chiều dài xét ở đây là 100m, tức là gấp 6 lần đoạn chuyển vị của dầm bê tông.
https://laodong.vn/xa-hoi/lap-duong-ray-tuyen-metro-so-1-ben-thanh-suoi-tien-571837.ldo
Xem cái hình này sẽ rõ hơn. Tại đầu cố định, đường kính lỗ lớn hơn đường kính thanh khoảng >8mm theo thiết kế điển hình (phần khe hở sẽ chèn bitum). Tại đầu di động, thì nó sẽ có dạng dẹt vì chuyển vị nhiều hơn.
Khi dầm kẹp ray tại vị trí đầu ray, mặc dù hệ số giãn nở nhiệt của thép và bê tông tương đương, nhưng do chiều dài xét chuyển vị của thép gấp khoảng 6 lần bê tông, ray lại được kẹp chặt vào bê tông, nên nó gây sức ép như trên.
Có 2 trường hợp:
- Nếu khoét lỗ chuyển vị không đủ, thì nó sẽ bị ép như trường hợp 1 ở trên. Lúc đó sẽ có hiện tượng nứt, vỡ ụ chống xô; chứ không hẳn là rơi gối.
- Nếu lỗ chuyển vị đủ như trường hợp 2, thì nó sẽ bị chuyển vị vượt giới hạn ổn định của gối. Lúc đó thì khả năng rớt gối là cao. Cái này phân tích ở trang trước rồi.
Do việc chuyển vị của nó ngoài dự tính (mà đang nghi ngờ bọn nó khóa ray ở nhiệt độ tokyo chứ cóc phải nhiệt độ ở SG) thì tất lẽ dĩ ngẫu sẽ có vấn đề thôi.
PS: Bổ sung lý do tại sao lực ngang không liên quan đến trọng lượng dầm
Biến dạng = Lực ngang (Fx)/ (Mô đun cắt trượt (G) * cạnh a của gối* cạnh b của gối).
Đó là lý do tại sao dầm nặng bao nhiêu tấn cũng chả ảnh hưởng gì. Lực ngang sẽ quyết định cái biến dạng.