[Funland] Tổng hợp thông tin về tuyến Metro số 1 Metro Bến Thành - Suối Tiên

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Bài trên Vnexpress thì bảo là do "lắp đặt ray tạm". Nói cho con nít nghe thì phải.
Bố tổ, "hiện tượng cá biệt" nhưng lại xảy ra ở tận 2 vụ trí.
Ơ, nếu cụ thích thì em bẩu cả công trình là cá biệt nhá =))
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Vâng ạ

Bố mẹ ơi, một cái cầu bê tông cốt thép mà nó thế này đây. 15 NĂM

1/Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, sau 15 năm khai thác, cầu Tân Đệ đã xuất hiện nhiều hư hỏng, trong đó có hư hỏng liên quan đến kết cấu chịu lực chính của công trình.

2/"Sơ bộ đánh giá nguyên nhân là do khai thác lâu ngày, cộng với việc có thể khiếm khuyết do vữa bơm vào ống bảo vệ cáp tại vị trí đứt không được lấp đầy
Chất lượng chung của các dự án do Nhật Lùn thi công cụ ơi, lúc lập dự án lúc dek nào chả nêu tuổi thọ 100 năm. Cái vành đai 3 mới đưa vào sử dụng vài năm đã có hiện tượng xô lệch hết gối rồi, và bọn lùn đổ tại lưu lượng xe qua cầu quá lớn.
Lãnh đạo xứ Việt mà không đặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên cái lợi ích cá nhân để ỉa vào cái ODA thì con đường phát triển tiến nên còn gian nan lắm
Ờ há, phải gọi cầu Thăng long là ông tổ nhẩy. Tưởng dư lào :))
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,242
Động cơ
796,291 Mã lực
Không liên quan nhưng cái tàu này đưa về Việt Nam thì có hiệu quả hơn tàu cao tốc của Nhật không nhỉ:

 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,385
Động cơ
113,481 Mã lực
Không liên quan nhưng cái tàu này đưa về Việt Nam thì có hiệu quả hơn tàu cao tốc của Nhật không nhỉ:

Không cụ ạ. Ý nó là rẻ hơn tàu siêu tốc Maglev của Nhật, do dùng chất siêu dẫn yêu cầu nhiệt độ ấm hơn. Chứ không phải là nó rẻ hơn so với tàu cao tốc của Nhật. Tàu loại này vẫn rất đắt.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,242
Động cơ
796,291 Mã lực
Không cụ ạ. Ý nó là rẻ hơn tàu siêu tốc Maglev của Nhật, do dùng chất siêu dẫn yêu cầu nhiệt độ ấm hơn. Chứ không phải là nó rẻ hơn so với tàu cao tốc của Nhật. Tàu loại này vẫn rất đắt.
Em đang nói hiệu quả mà cụ?
Còn tất nhiên vận tốc 600 thì phải đắt hơn nhiều lần vận tốc 300 rồi cụ.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,385
Động cơ
113,481 Mã lực
Em đang nói hiệu quả mà cụ?
Còn tất nhiên vận tốc 600 thì phải đắt hơn nhiều lần vận tốc 300 rồi cụ.
À hiệu quả thì khỏi phải bàn cụ ạ. Chi phí xây dựng gấp đôi, số khách tối đa trên mỗi chuyến giảm nửa, chi phí vận hành gấp 3, chi phí duy tu bảo dưỡng bằng 4/5. Tổng lại thì không hiệu quả so với tàu cao tốc thường cụ ạ.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,209
Động cơ
504,311 Mã lực
Đọc bài này thì rút ra mấy cái sau

Chủ đầu tư lập 1 hội để quy trách nhiệm cho 3 thằng: thiết kế (systra), thi công (scc), giám sát (njpt). Tuyệt nhiên không đề cập đến ông CHỦ ĐẦU TƯ ở đâu cả (ban quản lý đường sắt). Một kiểu né trách nhiệm rất đúng bài. Nhưng LUẬT quy định rồi: ông Chủ đầu tư không phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, không chấp thuận vật tư vật liệu, không chấp thuận biện pháp thi công, không ký nghiệm thu hạng mục chuyển giai đoạn thì có mà thi công bằng mắt nhá.

Tuy nhiên, đọc cái đoạn này thì hiểu rõ hơn bản chất của cái ban quản lý đường sắt này
Maur thông báo kết thúc nhiệm vụ của tổ công tác và gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia đã phối hợp kịp thời nhằm hỗ trợ, hướng dẫn và trao đổi góp ý cho Tổng thầu EPC (Liên danh SCC) nhanh chóng tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến sự cố rơi gối cầu nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dự án.

Thời điểm xảy ra sự cố là trong thời điểm Nghị định 46/2015/NĐ-CP còn hiệu lực. Đối với công trình cấp đặc biệt (metro), dự án quan trọng quốc gia (> 10k tỷ) thì cứ có bất kỳ sự cố nào xảy ra thì đều xếp vào sự cố cấp I. Thẩm quyền thành lập Tổ điều tra là BỘ quản lý chuyên ngành nhá, maur (ban quản lý đường sắt) tuổi gì mà đòi lập tổ điều tra.
Chắc biết sai luật nên vội vội vàng vàng giải tán tổ này ngay, mặc dù chả chỉ ra được nguyên nhân là gì, nhưng vẫn cố gán trách nhiệm cho những thằng khác, miễn là không phải là mình.

Chiêu này ngành xây dựng chẳng ai lạ!
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,209
Động cơ
504,311 Mã lực
Trên bảo, dưới không nghe :)) Nói chung tầm này méo tin thằng nào hết, cứ phải kiểm tra chứng nhận an toàn cho chắc
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,209
Động cơ
504,311 Mã lực
Đọc báo này thì có thêm giả thiết vị trí nối ray tạm trùng với vị trí khe giữa 2 dầm nên có tác động cộng gộp
Sau khi đọc bài này thì em nảy sinh thêm một giả thiết (xin cảm ơn thiên tài abcz đã tài trợ ý tưởng này).
Do tà vẹt đều đặt trên hộp chống rung (bản chất là mấy miếng cao su), và đoạn ray rất ngắn chỉ từ 150-200 m (do chưa hàn liền) thì nhiệt giãn nở chỉ khoảng vài mm thôi. Nhưng với tính bảo thủ của bọn JAP + qua kinh nghiệm thấy bọn nó tính địa chất các cầu Hoàng Long, Cần Thơ, Thanh Trì..., biết đâu nó lấy nhiệt độ khoá ray theo TOKYO thì bỏ mama, lúc đó cái độ giãn sẽ ở mức tối đa (nhiệt độ SG cao hơn nhiệt độ tokyo là cái chắc).
Lúc đó thì không chỉ đặt ray tạm nảy sinh vấn đề, mà khi hàn liền toàn bộ ray thì vẫn có vấn đề nhá.

Xin cảm ơn thiên tài một lần nữa.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Trên bảo, dưới không nghe :)) Nói chung tầm này méo tin thằng nào hết, cứ phải kiểm tra chứng nhận an toàn cho chắc
Toàn bộ nhân tài cả nước tụ lại mà không đánh giá được, lại đi thuê thằng cuốc tế nào, cả đời chúng nó làm được mấy cái Metro rồi? Sau này không an toàn chúng nó có đền bù được không?
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,019
Động cơ
727,952 Mã lực
Toàn bộ nhân tài cả nước tụ lại mà không đánh giá được, lại đi thuê thằng cuốc tế nào, cả đời chúng nó làm được mấy cái Metro rồi? Sau này không an toàn chúng nó có đền bù được không?
Bác muốn đánh giá an toàn, bác cần 1 Bộ tiêu chuẩn.
Có Bộ tiêu chuẩn rồi, cần có vài chú được đào tạo và cấp chứng chỉ phù hợp bộ tiêu chuẩn đó. Thằng đó ký, Bản oánh dá mới có giá trị.
Có Kỹ sư rồi, cần có thiết bị tương thích với những tiêu chuẩn nêu trên.
Và tất nhiên, tụi nó chịu trách nhiệm cho sự an toàn của những công trình chúng nó đánh giá.

Chứ cái sự oánh dá, tôi làm rồi, làm hết sức cẩn thận chuẩn chỉ, chỉ cần nhân tài 1 quận rưỡi là đủ; tôi ký rồi, trình lên trển rồi.
 

Chutu007

Xe đạp
Biển số
OF-464381
Ngày cấp bằng
22/10/16
Số km
32
Động cơ
202,381 Mã lực
Tuổi
38
Sau khi đọc bài này thì em nảy sinh thêm một giả thiết (xin cảm ơn thiên tài abcz đã tài trợ ý tưởng này).
Do tà vẹt đều đặt trên hộp chống rung (bản chất là mấy miếng cao su), và đoạn ray rất ngắn chỉ từ 150-200 m (do chưa hàn liền) thì nhiệt giãn nở chỉ khoảng vài mm thôi. Nhưng với tính bảo thủ của bọn JAP + qua kinh nghiệm thấy bọn nó tính địa chất các cầu Hoàng Long, Cần Thơ, Thanh Trì..., biết đâu nó lấy nhiệt độ khoá ray theo TOKYO thì bỏ mama, lúc đó cái độ giãn sẽ ở mức tối đa (nhiệt độ SG cao hơn nhiệt độ tokyo là cái chắc).
Lúc đó thì không chỉ đặt ray tạm nảy sinh vấn đề, mà khi hàn liền toàn bộ ray thì vẫn có vấn đề nhá.

Xin cảm ơn thiên tài một lần nữa.
Đúng rồi cụ, cơ bản là một cái dầm 500 tấn, mà các chuyên gia làm như có 500kg, đúng là tấu hài.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,209
Động cơ
504,311 Mã lực
Không phải như vậy.
Lực đẩy ngang tác dụng lên dầm theo phương dọc. Dịch chuyển cái dầm phụ thuộc cái gối (tiết diện gối, mặt tiếp xúc, mô đun trượt của cao su). Ví dụ đơn giản, cái dầm 500 tấn mà đặt trên gối con lăn thì để nó di chuyển thì lực kéo cũng chỉ cần vài trăm kg thôi, kiểu giống như mấy ông lực sĩ kéo xe 30 tấn vậy.

Ở đây là ray đôi, tức là có 4 ray. Em giả sử nó tính nhầm nhiệt độ khoá ray nên lực giãn của ray lớn nhất. Giả thiết max là 92MPa đi (tối đa theo UIC 774-3R). Thì với 4 ray loại UIC 54 này, lực giãn nó lên tới 250 tấn rồi.

Em nhẩm tính với tiết diện gối là 500x800mm (cho cả 4 gối luôn cho xông xênh), mô đun trượt là 100N/cm2. Thì nó cũng chỉ giữ ổn định với lực 160 tấn thôi. Lớn hơn là nó bị biến dạng vượt chiều cao các lớp cao su rồi (khoảng 2/3 chiều cao gối).[1]

Em đối chiếu tiếp với catalogue 1 thằng bán gối cao su tương đương thì độ dịch chuyển cho phép nó chỉ khoảng 1/3-1/2 chiều cao gối. [2]

Từ [1], [2] thì em đoán ra bọn này vỡ mồm thật rồi. Là thiết kế sai chứ chẳng phải lỗi thi công gì cả.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,385 Mã lực
Tuổi
63
Không phải như vậy.
Lực đẩy ngang tác dụng lên dầm theo phương dọc. Dịch chuyển cái dầm phụ thuộc cái gối (tiết diện gối, mặt tiếp xúc, mô đun trượt của cao su). Ví dụ đơn giản, cái dầm 500 tấn mà đặt trên gối con lăn thì để nó di chuyển thì lực kéo cũng chỉ cần vài trăm kg thôi, kiểu giống như mấy ông lực sĩ kéo xe 30 tấn vậy.

Ở đây là ray đôi, tức là có 4 ray. Em giả sử nó tính nhầm nhiệt độ khoá ray nên lực giãn của ray lớn nhất. Giả thiết max là 92MPa đi (tối đa theo UIC 774-3R). Thì với 4 ray loại UIC 54 này, lực giãn nó lên tới 250 tấn rồi.

Em nhẩm tính với tiết diện gối là 500x800mm (cho cả 4 gối luôn cho xông xênh), mô đun trượt là 100N/cm2. Thì nó cũng chỉ giữ ổn định với lực 160 tấn thôi. Lớn hơn là nó bị biến dạng vượt chiều cao các lớp cao su rồi (khoảng 2/3 chiều cao gối).[1]

Em đối chiếu tiếp với catalogue 1 thằng bán gối cao su tương đương thì độ dịch chuyển cho phép nó chỉ khoảng 1/3-1/2 chiều cao gối. [2]

Từ [1], [2] thì em đoán ra bọn này vỡ mồm thật rồi. Là thiết kế sai chứ chẳng phải lỗi thi công gì cả.
Lý luận lực giãn ray kéo dầm trượt vô lý.
Bởi vì dầm cầu có một đầu thanh neo cố định. Khe hở bên cố định chỉ 3mm.
Về bản chất, dầm cầu không thể xê dịch được, kể cả trường hợp thiên tai như lũ lụt, động đất. Đừng nói tới lực đẩy mấy thanh ray con con.
Dầm chỉ giãn nở nhiệt thôi. Và mọi tính toán về gối cao su chỉ phục vụ giới hạn giãn nở nhiệt của dầm bê tông.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,385 Mã lực
Tuổi
63
Tới bây giờ. Các kết luận của Chủ đầu tư và các chuyên gia cũng ko hề đề cập đến chuyện gối cao su bị rơi ở phía gối cố định hay di động trong thiết kế.
Nếu gối rơi bên phía gối cố định thì mọi giải thích là vô nghĩa.
Chỉ có một kết luận duy nhất là dầm bị vênh khi kéo căng, gối hở bị ăn trộm.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,209
Động cơ
504,311 Mã lực
Lý luận lực giãn ray kéo dầm trượt vô lý.
Bởi vì dầm cầu có một đầu thanh neo cố định. Khe hở bên cố định chỉ 3mm.
Về bản chất, dầm cầu không thể xê dịch được, kể cả trường hợp thiên tai như lũ lụt, động đất. Đừng nói tới lực đẩy mấy thanh ray con con.
Dầm chỉ giãn nở nhiệt thôi. Và mọi tính toán về gối cao su chỉ phục vụ giới hạn giãn nở nhiệt của dầm bê tông.
Nếu cụ không hiểu những gì em gõ thì xin cụ tìm đọc cái này rồi nói chuyện tiếp cũng chưa muộn
Untitled.jpg



Tới bây giờ. Các kết luận của Chủ đầu tư và các chuyên gia cũng ko hề đề cập đến chuyện gối cao su bị rơi ở phía gối cố định hay di động trong thiết kế.
Nếu gối rơi bên phía gối cố định thì mọi giải thích là vô nghĩa.
Chỉ có một kết luận duy nhất là dầm bị vênh khi kéo căng, gối hở bị ăn trộm.
Nếu cụ không biết gối rơi ở phía di động hay cố định thì xin đừng quote em nữa. Cụ nên tìm đọc Nhập môn mố trụ cầu trước.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,385 Mã lực
Tuổi
63
Nếu cụ không hiểu những gì em gõ thì xin cụ tìm đọc cái này rồi nói chuyện tiếp cũng chưa muộn
View attachment 6000043



Nếu cụ không biết gối rơi ở phía di động hay cố định thì xin đừng quote em nữa. Cụ nên tìm đọc Nhập môn mố trụ cầu trước.
Cụ giải thích hộ em cái thanh neo cố định nó làm việc gì cái.
Em ko có bản vẽ nên đang chờ các chuyên gia đưa lên mạng bản vẽ thiết kế trụ cầu bị rơi gối đây. Cụ có thì đăng lên đi.
Nói chung em trình lùn nên không thể hiểu được cái dầm bê tông có vài thanh thép to như cổ tay giữ cố định thì làm sao mà bị mấy thanh ray nó kéo đi kéo lại được.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Cụ giải thích hộ em cái thanh neo cố định nó làm việc gì cái.
Em ko có bản vẽ nên đang chờ các chuyên gia đưa lên mạng bản vẽ thiết kế trụ cầu bị rơi gối đây. Cụ có thì đăng lên đi.
Nói chung em trình lùn nên không thể hiểu được cái dầm bê tông có vài thanh thép to như cổ tay giữ cố định thì làm sao mà bị mấy thanh ray nó kéo đi kéo lại được.
Lực sinh ra do co dãn nhiệt kinh khủng lắm cụ ạ. Nó có thể kéo đứt ray đấy.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Lực sinh ra do co dãn nhiệt kinh khủng lắm cụ ạ. Nó có thể kéo đứt ray đấy.
Em không tin cái việc ray tạm (mới nối 200m mỗi đoạn) có thể kéo được cái gối ra khỏi vị trí. Về nguyên lý thì giản nợ nhiệt của bê tông và thép là gần bằng nhau, thép giản nở thì bê tông cũng giản nở. Mà ray giản nỡ thì nó sẽ rụng ở nhiều vị trí khác nữa, vì ray đã lắp toàn tuyến chứ không phải chỉ 1-2 vị trí.
Còn nếu "tự nhiên rơi gối" thì quá trình vận hành hàng chục năm sẽ như thế nào? Nguy cơ thảm họa lù lù như thế thì ai chịu trách nhiệm?
Cái này chỉ có thể là thiết kế sai. Việc đơn giản nhất là chọn cái dầm superT như CLHĐ hoặc chí ít cũng dầm U đơn như Nhổn-Ga HN tốt gấp vạn lần cái dầm Lego BTST.
Rồi còn gối, chọn cái gối chậu như CLHĐ thì quá ngon. (Xem gối của CLHĐ nó còn có thêm cả cái cover bảo vệ tránh thời tiết mua gió, nói chung là rất kỹ càng trong thiết kế và thi công).
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,385 Mã lực
Tuổi
63
Lực sinh ra do co dãn nhiệt kinh khủng lắm cụ ạ. Nó có thể kéo đứt ray đấy.
Nếu kéo cong được mấy thanh neo cố định thì phải nói ray Nhật làm từ vật liệu ngoài hành tinh cụ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top