- Biển số
- OF-415808
- Ngày cấp bằng
- 10/4/16
- Số km
- 904
- Động cơ
- 8,385 Mã lực
- Tuổi
- 39
Làm gì có con voi nào đâu cụ.Tất nhiên, thiệt hại lớn nhất là 600k tỷ tiền gửi tạo ra ít công ăn việc làm, chỗ ở, ít giá trị thặng dư, ít hàm lượng khoa học công nghệ sxkd. Cái đó đã đủ thiệt hại cực kỳ lớn rồi (chi phí cơ hội của 600k tỷ tiền gửi).
Nhưng đó là việc đã xảy ra, con voi chui qua lỗ kim. Cái đáng quan tâm hiện nay là xử đến đâu, xử lý hậu quả thế nào
Công ty/Tập đoàn/ cá nhân sở hữu BĐS và Ngân hàng vốn là quan hệ công sinh mà. Và cơ bản, từ những vụ như OCB, Ngân hàng Xây dựng, hay SCB, hay cả vụ Bầu Kiên có nhiều CP ở nhiều Ngân hàng, và còn rất nhiều đồng chí trong đống rơm chưa bị lộ ra thì phương pháp, phương thức là như nhau:
1. Tài sản 10 đồng, định giá 100 đồng, đem vào cầm cố ngân hàng, rút ra 70 đồng, lại đi mua 7 tài sản 10 đồng, và tiếp tục vòng quay.
2. Mua 10 tài sản, mỗi tài sản 10 đồng, giá vốn 100 đồng, đem định giá 1 tài sản thành 100 đồng, cầm cố vào ngân hàng, rút ra 70 đồng. 9 tài sản còn lại tự nhiên được được giá thành 900 đồng, bán rẻ 700 đồng thì dân tình đổ xô đi mua. Vì vậy các biệt thự trung tâm có vài trăm mét vuông được định giá Trăm tỷ, nghìn tỷ là vì thế.
3. Vấn đề định giá tài sản như leo lên lưng hổ, ko riêng SCB mà tất cả hệ thống ngân hàng, Tài sản định giá 100 đồng, giờ đem bán đấu giá 70 đồng không ma nào mua (nếu bán được 70 đồng thì đem tiền trả cho dân gửi ở Ngân hàng là xong, ko bị sao cả...), vì sao, vì giá trị thực- giá thị trường chỉ 30 đồng thôi. Đúng ra phải định giá lại, nhưng cả Ngân hàng, Con nợ, và CQNN đều không ai dám định giá lại tài sản trở về 30 đồng hết, giải pháp bằng nâng giá sàn BĐS của NN lên bằng Quy định giá đất, khi nào nâng bằng 70 đồng thì là tháo gỡ xong. hehe.
Chỉnh sửa cuối: