Dạ em cám ơn cụ.
Sự việc này cao sẵn rồi, em chỉ góp cái miệng thôi.
Nhưng nói đúng điều cần nói cũng có tác dụng nhất định.
Mình có làm gì đâu mà cảm ơn
nói đúng điều cần nói cũng chỉ mới một bước thôi, thứ hai phải thực tế nữa chứ nói cho sướng mồm cũng chẳng để làm gì.
Thí dụ nói chuyện xiết chặt ngân hàng hay bds, cũng nên làm dần thôi chứ không thể kỳ vọng làm ngay như các nước phát triển, có tiềm lực lớn được.
Tiềm lực của mình rất hạn hẹp. Ví dụ tỷ phú tư nhân theo Forbes:
- Phạm Nhật Vượng: 4,3 tỷ USD (Vin Group)
- Nguyễn Thị Phương Thảo: 2,2 tỷ USD (HD bank, Vietjet, Sovico)
- Trần Đình Long: 1,8 tỷ USD (Hòa Phát)
- Hồ Hùng Anh: 1,5 tỷ USD (Techcombank, Masterise)
- Trần Bá Dương: 1,5 tỷ USD (Thaco, Đại Quang Minh)
- Nguyễn Đăng Quang: 1,3 tỷ USD (Masan, Techcombank)
Ng.ân sách nn 85 tỷ $/năm, thiếu trước thiếu sau; FDI thì 17 tỷ; kiều hối khoảng 19 tỷ.
Trong khi Thái Lan:
1. Chearavanont brothers $34 B Food & Beverage
2. Chalerm Yoovidhya & family $33.4 B Food & Beverage
3. Charoen Sirivadhanabhakdi $13.6 B Food & Beverage
4. Chirathivat family $12.4 B Fashion & Retail
5. Sarath Ratanavadi $11.3 B Energy
Indonesia:
1. R. Budi & Michael Hartono $47.7 B Diversified
2. Low Tuck Kwong $12.1 B Energy
3. Widjaja family $10.8 B Diversified
4. Sri Prakash Lohia $7.7 B Manufacturing
5. Anthoni Salim & family $7.5 B Diversified
Thị trường ck VN cũng chỉ bằng khoảng 35% thị trường Indonesia, Thái Lan. Tổng vốn hóa hơn 200 tỷ $, nhưng trong đó vốn ảo cũng rất nhiều.
Vốn lớn không có thì chỉ tiểu thủ công nghiệp, giật gấu vá vai thôi
nên vẫn phải dựa vào ngân hàng tỷ lệ tín dụng trong tổng đầu tư xã hội rất cao (hơn 60%, tổng dư nợ tín dụng hơn 500 tỷ $); vẫn phải phình ngân hàng lên với tốc độ tăng tín dụng tầm 10-15%/năm không có cách gì khác.
Chỉ là làm sao thị trường minh bạch hơn, quản lý nn tốt hơn, môi trường đầu tư hấp dẫn hơn. Đau đủ rồi đấy
hy vọng có bước cải thiện trong thời gian tới, vẫn niềm tin tất thắng