Sau vụ này, liệu có một loại trái cây mới để thế chỗ cho những loại trái cây kiểu này không cụ.
Thực ra loại mới, không phải mới, mà nó là loại rất lâu đời, nhưng từ trước giờ dân mua về sau một thời gian chỉ còn chút vỏ khô quắt, đại loại là lúc mua giá trị tương đương căn nhà mặt tiền phố chính, lúc cần lấy ra thì chỉ mua được bát phở.
Chuyện đồng tiền mất giá trị qua thời gian thì em thấy nó xảy ra ở cả đồng tiền mạnh nhất thế giới là đồng Dollar Mỹ, chứ không chỉ với riêng VND . 500usd cách đây 80-90 năm có khi mua được cả một trang trại không chừng!
tất nhiên đồng tiền vn thì mất giá trị nhiều hơn so với đồng usd. Nhưng cũng do usd có được cái may mắn thiên thời địa lợi, là đã trở thành đồng tiền dự trữ của thế giới nên tốc độ và tỷ lệ giảm giá trị mới thấp hơn so với tiền đồng vn, chứ nếu không với tốc độ in tiền của Mỹ như thế mà không còn không phải là đồng tiền dự trữ của thế giới thì khéo tiền usd chả khác gì tiền Zimbabue!
em nói thế để các cụ thấy rằng: với bất cứ đồng tiền nào, dù mạnh đến đâu, mà nếu giữ tiền mặt dưới hình thức nào, thì đều bị mất giá trị rất nhiều qua thời gian, nếu đem so với việc bỏ tiền vào bds, mà phải bỏ vào đất, chứ không phải chỉ do mua trái phiếu nhà nước! Không mua trái phiếu mà gửi tk, hay giữ tiền mặt ở nhà, thì cũng bị mất giá trị như mua trái phiếu mà thôi. Chưa kể nếu mà ăn tiêu hết thì chả giữ được gì. Chỉ có bỏ vào bds, mà phải là bỏ vào đất nhé, thì đồng tiền mới là sinh lời gấp trăm gấp ngàn lần thôi. Mà thời điểm mấy chục năm trước mấy ai nghĩ đất đai ở vn mấy chục năm sau sẽ tăng giá nhiều như thế. "Biết thế đã giàu"; giờ mọi người thường nói như vậy. Nên em cho rằng việc cụ nói về trâi phiếu nhà nước với thái độ mỉa mai như vậy là rất không nên!
Em lấy ví dụ luôn bản thân em. Năm 1992 trước thời điểm sốt đất lần 1, em từng có khoảng gần 10tr vnd (, chỉ vàng và 4tr gửi tk); chị gái ruột có giới thiệu/ tư vấn mua mảnh đất 100m2 mặt đường ở Nhân Chính, nếu em mà biết sau này tức là hiện giờ mảnh đất đấy có giá không dưới 25 tỷ, thì hồi đó chắc chắn em đã mua vội! Nhưng em đâu biết đâu chắc chắn gì về bds đất cát đâu; công việc chính thức lại chưa có nên em muốn giữ tiền, đem 4 tr gửi ngân hàng. Cứ gửi suốt đến 1997 thì bỏ 187tr (em còn nhớ là 36,5 cây vàng quy ra vnd) mua căn hộ tập thể; thời điểm đó 187tr có thể mua được miếng đất 200m2 ở Xuân La Xuân đỉnh gì đó ; bạn em mua và tư vấn em mua, nhưng em cần nhà để ở ngay nên đã chọn căn hộ. Miếng đất của bạn em giờ chắc cũng trên 20 tỷ? Còn căn hộ của em giờ may ra bán được hơn 2 tỷ.
như em đã từng chia sẻ trong còm trước, khi bỏ tiền mua trái phiếu/ công trái nhà nước thì ai cũng đã và nên xác định là mua vì Yêu nước; đóng góp một phần nhỏ bé của mình để góp phần xây dựng đất nước; đất nước được xây dựng và phát triển thì giả sử mình không đượ hưởng thì con cháu mình cũng được hưởng. Chẳng ai mua vì lợi nhuận cả. Đã xác định thế thì bỏ tiền ra mua nhẽ ra nên nhẹ lòng, cảm thấy vui vì mình đã đóng góp chút tấm lòng cho đất nước mới phải. Nhà nước cũng không hề ép buộc hay vận động mọi người phải mua nhiều trái phiếu; mỗi hộ gia đình cũng chỉ được vận động để mua với giá trị nhỏ nhất của trái phiếu mà thôi. Như em trước 1997 thì bố mẹ đứng tên chủ hộ nên không rõ bố mẹ mua bao nhiêu trái phiếu; chỉ biết chắc chắn không nhiều (vì nhà thời đó khó khăn đâu dư tiền để mua nhiều); chỉ biết là bố mẹ chưa bao giờ kêu ca hay phàn nàn cả. Còn đến năm 1997 thì em tách hộ chuyển khẩu thì ở nơi ở mới em cũng được vận động mua trái phiếu ích nước lợi nhà. Mệnh giá 1 tờ trái phiếu nhỏ nhất lúc đó là 20k. Em mua 5 tờ cũng hết có 100k, số tiền quá nhỏ cho phần đóng góp của 1 hộ gia đình. Nếu hộ nào quá khó khăn thì chỉ cần mua 1 tờ? Vì em nhớ là khi đến vận động, bâc tổ trưởng dân phố có nói là muốn mua bao nhiêu tờ cũng được; ít nhất là 1 tờ.
Cái mục trái phiếu nhà nước này em đã và luôn thấy là Ích nước Lợi nhà đúng nghĩa!
nên em nghĩ rằng khi ai đó bỏ số tiền lớn hơn hạn mức vận động cho mỗi hộ gia đình để mua trái phiếu thời điểm đó thì hoàn toàn không vì lợi nhuận ! vì yêu nước đúng nghĩa và muốn đóng góp để xây dựng đất nước, vừa ích nước mà cũng lợi nhà. Chứ chắc chắn không mua vì lợi nhuận. Mà đã bỏ tiền mua vì muốn đóng góp cho ích nước lợi nhà thì chắc chắn sẽ không có chuyện tính toán thiệt hơn, tính toán là lúc mua thì giá thế này lúc nhận còn giá trị thế này vv. Con người nếu đã vì tiền , nếu hay tính toán thiệt hơn, luôn chỉ nghĩ vì đồng tiền vì lợi nhuận như thế; em không tin những người tính toán hơn thiệt như thế lại sẵn sàng bỏ số tiền trị giá bằng cả căn nhà mặt phố để mua trái phiếu nhà nước đâu! Còn nếu từng có những người như thế bỏ số tiền lớn như thế để mua công trái thì em tin chắc rằng họ không vì lợi nhuận cũng không vì tính toán thiệt hơn đâu mà vì thật sự muốn đóng góp cho đất nước, cũng là tích công đức cho con cháu! Những người như thế không bao giờ than phiền hay kêu ca như cụ nói đâu nên cụ không cần và không nên kêu ca thay cho họ, em cho là vậy!