Đấy là nhà cụ vì “nòng yêu lước”, được vận động để mua một ít. Nhưng ông tôi, đổi từ cái nhà to sang 2 cái nhà bé chia cho các con trai, còn dư trị giá 2 cái hộ TT Nghĩa Tân ko mua mà nghe theo tiếng của ai đó mua công trái và suýt phải tự tử vì tiếc. Đòn đau nên nhớ lâu là vậy, bây giờ lúc nhớ lúc quên nhưng kể về chuyện này thì cụ kể như máy.
Theo như hình ảnh những tờ công trái cụ chup gửi lên đây thì em thấy là số tiền cũng không lớn, không đủ mua một góc nhà VS căn hộ tt Nghĩa Tân thời điểm đó chứ đừng nói đủ mua 2 căn! Hay là nhà cụ vẫn còn nhiều tờ khác chưa kịp gửi lên đây?
khi bỏ tiền mua công trái nhà nước thì ai cũng đã và nên xác định là mua vì Yêu nước; đóng góp một phần nhỏ bé của mình để góp phần xây dựng đất nước; đất nước được xây dựng và phát triển thì giả sử mình không đượ hưởng thì con cháu mình cũng được hưởng. Chẳng ai mua vì lợi nhuận cả. Đã xác định thế thì bỏ tiền ra mua nhẽ ra nên nhẹ lòng, cảm thấy vui vì mình đã đóng góp chút tấm lòng cho đất nước mới phải. Nhà nước cũng không hề ép buộc hay vận động mọi người phải mua nhiều trái phiếu; mỗi hộ gia đình cũng chỉ được vận động để mua với giá trị nhỏ nhất của trái phiếu mà thôi. Như em trước 1997 thì bố mẹ đứng tên chủ hộ nên không rõ bố mẹ mua bao nhiêu trái phiếu; chỉ biết chắc chắn không nhiều (vì nhà thời đó khó khăn đâu dư tiền để mua nhiều); chỉ biết là bố mẹ chưa bao giờ kêu ca hay phàn nàn cả. Còn đến năm 1997 thì em tách hộ chuyển khẩu thì ở nơi ở mới em cũng được vận động mua trái phiếu ích nước lợi nhà. Mệnh giá 1 tờ trái phiếu nhỏ nhất lúc đó là 20k. Em mua 5 tờ cũng hết có 100k, số tiền quá nhỏ cho phần đóng góp của 1 hộ gia đình. Nếu hộ nào quá khó khăn thì chỉ cần mua 1 tờ? Vì em nhớ là khi đến vận động, bâc tổ trưởng dân phố có nói là muốn mua bao nhiêu tờ cũng được; ít nhất là 1 tờ.
Cái mục trái phiếu nhà nước này em đã và luôn thấy là Ích nước Lợi nhà đúng nghĩa!
nên em nghĩ rằng khi ông của cụ bỏ tiền mua trái phiếu thời điểm đó thì hoàn toàn không vì lợi nhuận ! vì yêu nước đúng nghĩa và muốn đóng góp để xây dựng đất nước, vừa ích nước mà cũng lợi nhà. Chứ chắc chắn ông cụ không mua vì lợi nhuận. Mà đã bỏ tiền mua vì muốn đóng góp cho ích nước lợi nhà, sau này lại tính toán thiệt hơn đến mức phải suýt tự tử? Em thấy sao sao í. Con người nếu vì tiền mà phải tiếc đến mức muốn tụ tử; vì đồng tiền vì lợi nhuận như thế; em không tin một người tính toán cho bản thân như thế lại sẵn sàng bỏ số tiền trij giá đến gần 2 căn hộ TT nghĩa tân thời điểm đó để mua trái phiếu nhà nước!
Nên câu chuyện của cụ em thấy không thật! (Những năm 1980s ,một căn hộ TT là một tài sản rất lớn, niềm mơ ước của rất rất nhiều người! Nhà bạn em năm 1986 hay 1987 gì đó em không nhớ chính xác, bán 1 căn hộ ở nhà lắp ghép D2 Tập thể Văn Chương diện tích chắc khoản 30m2 mà được 5 cây vàng; lúc đó 1 chỉ vàng có thể mua được cả 1000m đất ở Hà Nội, có khi mua được cả 2000 hay 3000m2 nếu là ao hồ hay đất ruộng). Đến tận năm 1992 trước thời điểm sốt đất mà một mảnh đất 60m2 ở đường Đào Tấn bây giờ (thời điểm đó còn chưa có tên đường) mà chị bạn em cũng chỉ phải bỏ ra 2 chỉ vàng để mua; mua xong thì sốt đất năm 1992 mảnh đất của chị lên giá thành 2 cây vàng. Còn năm 1995 bạn em bỏ 5000usd gần như toàn bộ số ngoại tệ bạn tích góp được sau 1 nhiệm kỳ công tác ở LHQ, để mua một mảnh đầm lầy ở TP HCM; mảnh đầm lầy đó lên giá gầp cả mấy trăm lần sau sốt đất đợt 2 (hình như 2000?) . Từ mảnh đất đó mà giờ ts của bạn chắc cũng khoảng 1000 tỷ ? Vì nghe nói villa Thảo Điền 1500m2 bạn bỏ ra 38 tỷ để mua năm 2012 giờ có giá trên 500 tỷ?
Năm 1992 đó lúc trước và sau thời điểm sốt đất, em đi dạy học tích góp được 5 chỉ vàng và 4tr tiền mặt (khoảng 8 chỉ vàng). Nếu bỏ số tiền đó mua đất thời điểm đó thì chắc trúng to! Mua được 100m2 mặt đường ở Nhân Chính mà giờ chắc cũng phải trị giá ít nhất 25 tỷ. Nhưng thời điểm đó công việc của em chưa ổn định , chỉ là đi dạy thêm ngoài, chưa có việc làm chính thức nên không dám mua đất. Mà thời điểm đó thì nhà có sẵn rồi đắt và giá trị hơn đất rất rất nhiều, do mua đất thì phải có tiền xây nhà, mà dân ta hồi đó còn khó khăn ít người có tiền