Có lẽ em thuộc số ít những cụ trong topic này hiểu ý của cụ. Có thể tóm tắt luận điểm của cụ là: cụ không phản đối học tiếng Anh, vẫn cho rằng tiếng Anh có ích với một số người, nhưng không phải cho đa số. Vì thế cụ phản đối dạy tiếng Anh đại trà, bắt buộc.
Em thấy cụ đúng ở chỗ chúng ta lãng phí vì đổ chi phí dạy tiếng Anh cho 100 người, nhưng ví dụ chỉ khoảng 20 người trong số đó có dùng tiếng Anh trong công việc ở các mức độ khác nhau (con số em bịa). Nhưng vấn đề là ở chỗ:
-
Khi bốc ra ngẫu nhiên 100 đứa trẻ 7 tuổi, chúng ta đếch biết đứa nào sẽ cần dùng tiếng Anh, đứa nào không. Có hỏi chúng nó hay bố mẹ chúng nó thì phần lớn cũng đếch biết.
- Vấn đề này cũng đúng với phần lớn các môn học ở bậc phổ thông: Toán (Hình học, Đại số), Lý, Hóa, Sinh, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tin học, Giáo dục quốc phòng, Nhạc, Họa... Tất cả các môn này đều chỉ có một số nhỏ người trưởng thành sử dụng để làm việc sau này. Nhưng không ai có thể biết trước 1 đứa trẻ cụ thể sẽ cần môn nào và không cần môn nào trong tương lai khi làm việc.
- Ý tưởng phân nghề, định hướng nghề nghiệp ngay từ khi sinh ra sẽ giải quyết được vấn đề đào tạo lãng phí như cụ mong muốn. Ý tưởng này cũng đã được hiện thực hóa tại ... Hollywood, trong 1 số bộ phim. Ví dụ phim Divergent chẳng hạn
(
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Dị_biệt_(phim) )
Do tạm thời chưa có cách nào xác định nên ngành giáo dục của chúng ta hiện nay đang làm theo kiểu thà giết nhầm còn hơn bỏ sót, nên dạy tất cả các môn này ở một mức cơ bản nào đó (vì thế gọi là bậc học phổ thông). Càng lên cao thì càng co gọn lại, đào tạo sát với ngành nghề thực tế sẽ làm: Đại học, sau đại học, các chứng chỉ nghề nghiệp v.v...
Gần đây bắt đầu có tư duy phân ngành sớm hơn (9 năm thay vì 12 năm) cũng là để giảm bớt sự lãng phí của việc đào tạo phổ rộng. Giảm bớt thôi, chứ chưa có cách nào loại bỏ sự đào tạo dư thừa được.