[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,259
Động cơ
356,319 Mã lực
ý cụ là metro à. Dĩ nhiên là hay ho gấp vạn lần. :D
vâng , thấy bảo là còn phức tạp hơn món Cát Linh - Hà Đông này nhiều . Nhưng có tay to che chắn nên chưa nổi tiếng thôi. Sau vụ Thần Y và Vua Hài thì bà con lại được xem phim hay hơn
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,209
Động cơ
504,311 Mã lực
vâng , thấy bảo là còn phức tạp hơn món Cát Linh - Hà Đông này nhiều . Nhưng có tay to che chắn nên chưa nổi tiếng thôi. Sau vụ Thần Y và Vua Hài thì bà con lại được xem phim hay hơn
Có phải cái thằng mà em chứng minh nó thiết kế cái gối bị sai đúng không nhỉ?
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,756
Động cơ
538,229 Mã lực
Tàu Nhổn chạy thử ( đoạn Mai Dịch- Hồ Tùng Mậu)

13ABC588-A69E-490E-B698-942C7536416F.jpeg
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,731
Động cơ
161,707 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ví dụ họ thấy không đạt yêu cầu thì sao?
Cái kiểm tra bằng mắt thường thì đúng như vậy. Nhưng em biết một số cụ có mang theo "đồ chơi", soi bằng được nứt bê tông có vượt quá 0,2mm ko? Nhìn cũng hay hay.
Họ ra văn bản không chấp thuận kết quả nghiệm thu đó cụ. Tất nhiên họ cũng phải dựa vào các căn cứ được công nhận, chứ không ra văn bản cảm tính được.
Còn chủ đầu tư và nhà thầu trong trường hợp này sẽ ngồi lại, bàn nhau làm thế nào để khắc phục tồn tại. Mức độ Nhẹ thì bổ sung. Trung bình thì gia cố, sửa chữa. Nặng thì thậm chí phải làm lại.
Như dự án bình thường thì hay có cái gọi là "thông xe kỹ thuật". Nghiệm thu hoàn thành chưa đủ điều kiện, vẫn còn một số lỗi nhỏ... nhưng dự án đã chốt ngày hoàn thành nhân dịp kỷ niệm nọ kia thì các bên thống nhất cho "thông xe kỹ thuật", còn đâu khắc phục sau.

Ở cái dự án này thì chắc chắn là không dám áp dụng rồi :D.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
việc trì hoãn ở hội đồng kiểm tra nghiệm thu là bất bình thường so với thông báo của Bộ trước đây, dù là lỗi của ai thì báo chí cũng phải nói rõ chứ tại sao lại im bặt thế này?
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
việc trì hoãn ở hội đồng kiểm tra nghiệm thu là bất bình thường so với thông báo của Bộ trước đây, dù là lỗi của ai thì báo chí cũng phải nói rõ chứ tại sao lại im bặt thế này?
10 năm tới VN sẽ chi khoảng 50 tỷ $ cho các dự án hạ tầng các loại. Ưu tiên các dự án lớn về giao thông đô thị. Và con số lớn hơn cho 10 năm sau đó nữa.
Miếng bánh 50 tỷ$ là cuộc cạnh quyết liệt của các nước lớn sở hữu công nghệ.
Nhật, Hàn, châu Âu, Mỹ và Trung Quốc là những quốc gia đủ mạnh để tham chiến giành giật miếng bánh thi công hạ tầng ở VN (và cả ở nhiều nước khác).
Dĩ nhiên, nếu chỉ đấu sòng phẳng dựa trên tiêu chí kinh tế và kỹ thuật thì gần như Tàu sẽ trúng thầu hầu hết các dự án.
Nên việc dùng biện pháp truyền thông bẩn, rẻ tiền mà loại được 1 đối thủ sừng sỏ như Tàu ra khỏi cuộc chơi thì cũng là điều dễ hiểu.
 

wonderlust

Xe máy
Biển số
OF-718083
Ngày cấp bằng
28/2/20
Số km
88
Động cơ
80,765 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Ha Noi
10 năm tới VN sẽ chi khoảng 50 tỷ $ cho các dự án hạ tầng các loại. Ưu tiên các dự án lớn về giao thông đô thị. Và con số lớn hơn cho 10 năm sau đó nữa.
Miếng bánh 50 tỷ$ là cuộc cạnh quyết liệt của các nước lớn sở hữu công nghệ.
Nhật, Hàn, châu Âu, Mỹ và Trung Quốc là những quốc gia đủ mạnh để tham chiến giành giật miếng bánh thi công hạ tầng ở VN (và cả ở nhiều nước khác).
Dĩ nhiên, nếu chỉ đấu sòng phẳng dựa trên tiêu chí kinh tế và kỹ thuật thì gần như Tàu sẽ trúng thầu hầu hết các dự án.
Nên việc dùng biện pháp truyền thông bẩn, rẻ tiền mà loại được 1 đối thủ sừng sỏ như Tàu ra khỏi cuộc chơi thì cũng là điều dễ hiểu.
Cá nhân em thấy nếu mình có thể chủ động chọn lựa (không bị chi phối bởi điều kiện vay vốn) thì hàng Trung Quốc vẫn là lựa chọn số 1 về kỹ thuật - kinh tế. Em đã đi thử metro ở Bắc Kinh, Thượng Hải thấy tàu của nó tương đương thậm chí ngon hơn tàu em đi ở Seoul, Đài Bắc (do Kawasaki đóng), còn tàu cao tốc của nó em đã đi thì thấy tuyệt vời luôn (em chưa có điều kiện đi Shinkashen bên Nhật để so sánh).Tuy nhiên, dân mình cứ nghe truyền thông bảo "hàng tàu"1 cái là xồn xồn lên.
 

wonderlust

Xe máy
Biển số
OF-718083
Ngày cấp bằng
28/2/20
Số km
88
Động cơ
80,765 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Ha Noi
Cũng chưa rõ câu hỏi của cụ lắm. Theo dự kiến thì Quý 2 bàn giao xong CL-HD, Quý 4 chạy thử nghiệm đoạn trên cao N-gHN. Tuy nhiên thằng N-gHN hiện giờ vẫn còn vướng GPMB, dù chỉ ít thôi, nhưng nếu không dứt điểm thì cũng không xong được.
Nếu có thể cụ chia sẻ thêm với anh em về qui hoạch ĐSĐT của Hà Nội. Em là dân ngoại đạo nhưng nhìn cái qui hoạch mới cứ thấy nó "kì kì" kiểu gì.
 

dpbd90

Xe tải
Biển số
OF-738352
Ngày cấp bằng
5/8/20
Số km
270
Động cơ
66,837 Mã lực
Tuổi
33
Em không hiểu sao không làm đường sắt hướng tâm từ Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Lạc, Nội Bài về nội đô để tăng kết nối, giãn dân mà lại làm 2 cái đường nội thị không giải quyết được vấn đề gì vì trừ những người làm gần ga thì mn vẫn phải lấy xe máy làm vì ga quá xa (1km)
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,214 Mã lực
Em không hiểu sao không làm đường sắt hướng tâm từ Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Lạc, Nội Bài về nội đô để tăng kết nối, giãn dân mà lại làm 2 cái đường nội thị không giải quyết được vấn đề gì vì trừ những người làm gần ga thì mn vẫn phải lấy xe máy làm vì ga quá xa (1km)
Liên tỉnh thì có đường sắt Bắc Nam rồi cụ nhé. Sân bay thì là 1 dâu hỏi nhưng có lẽ là sẽ dành cho lần sau vì muốn có tuyến làm chuột bạch thử nghiệm trước đã. Còn lại thì sẽ dần dần phủ kín Thủ đô.

Tuyến đường này kết hợp xe buýt nhé. Từ các ga đến sẽ có trạm xe buýt, đồng thời sẽ bỏ các tuyến xe buýt trùng lặp với tàu điện.
 

wonderlust

Xe máy
Biển số
OF-718083
Ngày cấp bằng
28/2/20
Số km
88
Động cơ
80,765 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Ha Noi
Em không hiểu sao không làm đường sắt hướng tâm từ Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Lạc, Nội Bài về nội đô để tăng kết nối, giãn dân mà lại làm 2 cái đường nội thị không giải quyết được vấn đề gì vì trừ những người làm gần ga thì mn vẫn phải lấy xe máy làm vì ga quá xa (1km)
Đường nội thị sẽ giảm lưu lượng xe cá nhân nhiều chứ cụ, cái đấy là cấp bách nhất hiện nay. Còn việc đi từ nhà đến ga với khoảng cách 1-2km thì là điều bình thường. Dần dần sẽ có bến bãi gửi xe ở các ga lớn, người dân cũng sẽ có quen với việc đi bộ 1-2km đến ga. Như nhà em cả 2 vc sẵn sàng đi xe máy ra ga (khoảng 2-3km) rồi lên tàu, sau đó đi bộ khoảng 1km đến chỗ làm. Em thấy còn sướng hơn chán việc phải chịu đựng khoảng 1 tiếng tắc đường bằng xe máy đặc biệt với thời tiết ở HN :((.
 

dpbd90

Xe tải
Biển số
OF-738352
Ngày cấp bằng
5/8/20
Số km
270
Động cơ
66,837 Mã lực
Tuổi
33
Đường nội thị sẽ giảm lưu lượng xe cá nhân nhiều chứ cụ, cái đấy là cấp bách nhất hiện nay. Còn việc đi từ nhà đến ga với khoảng cách 1-2km thì là điều bình thường. Dần dần sẽ có bến bãi gửi xe ở các ga lớn, người dân cũng sẽ có quen với việc đi bộ 1-2km đến ga. Như nhà em cả 2 vc sẵn sàng đi xe máy ra ga (khoảng 2-3km) rồi lên tàu, sau đó đi bộ khoảng 1km đến chỗ làm. Em thấy còn sướng hơn chán việc phải chịu đựng khoảng 1 tiếng tắc đường bằng xe máy đặc biệt với thời tiết ở HN :((.
Có xe bus đấy sao cụ không đi đi ? Chứ em đi xe bus nhiều em đưa ra ý kiến đấy chứ
 
Biển số
OF-740246
Ngày cấp bằng
22/8/20
Số km
133
Động cơ
63,623 Mã lực
Tuổi
41
Phát biểu mà chẳng có trọng lượng gì nhỉ. Cứ để trẻ con họ cười cho
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,209
Động cơ
504,311 Mã lực
Nếu có thể cụ chia sẻ thêm với anh em về qui hoạch ĐSĐT của Hà Nội. Em là dân ngoại đạo nhưng nhìn cái qui hoạch mới cứ thấy nó "kì kì" kiểu gì.
Hiện giao thông HN đang thuộc phạm vi điều chỉnh của 2 quy hoạch: Quy hoạch chung (tổng thể) và Quy hoạch giao thông. Để dễ hình dung thì Quy hoạch chung > Quy hoạch giao thông, hay nói cách khác Quy hoạch giao thông phải đảm bảo mục đích của Quy hoạch chung. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy.

Quy hoạch chung thủ đô năm 2011 được phê duyệt bởi Quyết định 1259 của TTg thì có vùng lõi sẽ là xung quanh sông Hồng (gọi là “trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô”). Cụ thể tuyến ĐSĐT số 4 là tuyến ĐSĐT vành đai, giao cắt và gom các tuyến hướng tâm (trừ tuyến số 8). Thằng số 4 bao quanh Q. Hoàn Kiếm, Q. Ba Đình, Q. Tây Hồ, Q. Đống Đa, Q. Hai Bà Trưng, và một phần các Quận/huyện: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh ven sông Hồng.
Các cụ nhìn bản đồ sau thấy ngay, thằng số 4 (màu bordeaux) nó ôm khu nội thành cũ và dải đất ven sông Hồng, chuẩn của tuyến gom tương lai. Quy hoạch chung do Tư vấn Mỹ + Hàn Quốc lập, có sự tham gia của Viện Kiến trúc - Bộ XD, Viện Quy hoạch - HN, Tư vấn phản biện là Úc + Pháp.
duong-sat-do-thi-ha-noi-1259.jpg



Đến năm 2016, quy hoạch giao thông thủ đô thì ông Tedi lập. Không hiểu sao ông tự dự ngắt thằng tuyến số 4 ra (tại cầu Thượng Cát), rồi kêu phải lấy thằng số 2 là tuyến gom vành đai cho giống các nước khác??? Thuyết minh báo cáo thì chả có số liệu dự báo lưu lượng theo quy hoạch dân cư gì cả, chỉ kêu thấy cần giống các nước khác rồi chốt luôn, kéo dài thằng số 2 khép kín thành vành đai??? Trong khi đó, bản chất thằng số 4 chính là tuyến gom vành đai!
Như các cụ thấy trên bản đồ, thằng số 2 (màu xanh dương) đoạn khép kín diện tích rất bé, chỉ bao quanh Q. Hoàn Kiếm, Q. Ba Đình, Q. Đống Đa và một phần Q. Cầu Giấy.
Do đi tuyến như vậy thì thằng số 2 có một đoạn rất dài trùng với thằng số 4 (từ Thượng Đình - đến Nghĩa Tân).
Duong sat do thiResize.jpg


Theo tìm hiểu thì thằng số 2 do JICA tài trợ và đã phê duyệt dự án rồi. Nếu thằng số 2 đi trùng với thằng số 4 thì về sau thằng số 4 bắt buộc phải dùng công nghệ của NB tiếp. Kết hợp thêm thông tin chủ tịch HĐQT của Tedi là người NB, mặc dù không muốn nghĩ xấu đâu nhưng cũng không thể nào lý giải được cái quy hoạch đến bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa như vậy được. Nó đập bỏ quy cái quy hoạch chung 1259 mà lấy sông Hồng làm trung tâm một cách rất thâm hiểm luôn.
 

wonderlust

Xe máy
Biển số
OF-718083
Ngày cấp bằng
28/2/20
Số km
88
Động cơ
80,765 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Ha Noi
Hiện giao thông HN đang thuộc phạm vi điều chỉnh của 2 quy hoạch: Quy hoạch chung (tổng thể) và Quy hoạch giao thông. Để dễ hình dung thì Quy hoạch chung > Quy hoạch giao thông, hay nói cách khác Quy hoạch giao thông phải đảm bảo mục đích của Quy hoạch chung. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy.

Quy hoạch chung thủ đô năm 2011 được phê duyệt bởi Quyết định 1259 của TTg thì có vùng lõi sẽ là xung quanh sông Hồng (gọi là “trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô”). Cụ thể tuyến ĐSĐT số 4 là tuyến ĐSĐT vành đai, giao cắt và gom các tuyến hướng tâm (trừ tuyến số 8). Thằng số 4 bao quanh Q. Hoàn Kiếm, Q. Ba Đình, Q. Tây Hồ, Q. Đống Đa, Q. Hai Bà Trưng, và một phần các Quận/huyện: Thanh Xuân, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh ven sông Hồng.
Các cụ nhìn bản đồ sau thấy ngay, thằng số 4 (màu bordeaux) nó ôm khu nội thành cũ và dải đất ven sông Hồng, chuẩn của tuyến gom tương lai. Quy hoạch chung do Tư vấn Mỹ + Hàn Quốc lập, có sự tham gia của Viện Kiến trúc - Bộ XD, Viện Quy hoạch - HN, Tư vấn phản biện là Úc + Pháp.
View attachment 6226249


Đến năm 2016, quy hoạch giao thông thủ đô thì ông Tedi lập. Không hiểu sao ông tự dự ngắt thằng tuyến số 4 ra (tại cầu Thượng Cát), rồi kêu phải lấy thằng số 2 là tuyến gom vành đai cho giống các nước khác??? Thuyết minh báo cáo thì chả có số liệu dự báo lưu lượng theo quy hoạch dân cư gì cả, chỉ kêu thấy cần giống các nước khác rồi chốt luôn, kéo dài thằng số 2 khép kín thành vành đai??? Trong khi đó, bản chất thằng số 4 chính là tuyến gom vành đai!
Như các cụ thấy trên bản đồ, thằng số 2 (màu xanh dương) đoạn khép kín diện tích rất bé, chỉ bao quanh Q. Hoàn Kiếm, Q. Ba Đình, Q. Đống Đa và một phần Q. Cầu Giấy.
Do đi tuyến như vậy thì thằng số 2 có một đoạn rất dài trùng với thằng số 4 (từ Thượng Đình - đến Nghĩa Tân).
View attachment 6226251

Theo tìm hiểu thì thằng số 2 do JICA tài trợ và đã phê duyệt dự án rồi. Nếu thằng số 2 đi trùng với thằng số 4 thì về sau thằng số 4 bắt buộc phải dùng công nghệ của NB tiếp. Kết hợp thêm thông tin chủ tịch HĐQT của Tedi là người NB, mặc dù không muốn nghĩ xấu đâu nhưng cũng không thể nào lý giải được cái quy hoạch đến bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa như vậy được. Nó đập bỏ quy cái quy hoạch chung 1259 mà lấy sông Hồng làm trung tâm một cách rất thâm hiểm luôn.
Cám ơn cụ đã chia sẻ, chỗ cụ phân tích đúng là chỗ em băn khoăn. Chả hiểu sao 2 tuyến phải đi chung 1 đoạn dài thế, hoàn toàn không cần thiết. Em còn 1 điểm thắc mắc nữa nhờ cụ khai sáng giúp. Thông thường ở các hệ thống metro khác, em thấy điểm giao giữa các tuyến thường là 1 ga trung chuyển, người đi tàu có thể chuyển từ tuyến nọ sang tuyến kia mà không cần phải ra khỏi ga (và thường là không cần phải đổi vé). Điều này theo em là rất quan trọng, nó chính là sự tiện lợi đặc biệt của metro so với các loại hình giao thông công cộng khác. Nhưng hệ thống dự kiến ở Hà Nội thì em không thấy làm thế. Đáng ra, thì các nút giao như ngã tư Sở, ngã tư Vọng, nút giao Nguyễn Xiển, Cát Linh vv. phải là các ga trung trung chuyển lớn nhưng thực tế ở các nút giao này ga của các tuyến lại độc lập với nhau. Ví dụ, nhà em muốn đi từ Hà Đông lên ga Hà Nội, đầu tiên sẽ bắt tuyến 2A đến Cát Linh rồi ra khỏi ga Cát Linh, đi bộ xuống ga gầm tuyến số 03 mua vé đợi tàu rồi mới đi tiếp đến ga Hà Nội. Quá trình chuyển tàu rất bất tiện mà mất nhiều thời gian.
 

Go on

Xe điện
Biển số
OF-579322
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
2,448
Động cơ
257,995 Mã lực
Em không hiểu sao không làm đường sắt hướng tâm từ Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Lạc, Nội Bài về nội đô để tăng kết nối, giãn dân mà lại làm 2 cái đường nội thị không giải quyết được vấn đề gì vì trừ những người làm gần ga thì mn vẫn phải lấy xe máy làm vì ga quá xa (1km)
Xèng cụ ạ
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,209
Động cơ
504,311 Mã lực
Cám ơn cụ đã chia sẻ, chỗ cụ phân tích đúng là chỗ em băn khoăn. Chả hiểu sao 2 tuyến phải đi chung 1 đoạn dài thế, hoàn toàn không cần thiết. Em còn 1 điểm thắc mắc nữa nhờ cụ khai sáng giúp. Thông thường ở các hệ thống metro khác, em thấy điểm giao giữa các tuyến thường là 1 ga trung chuyển, người đi tàu có thể chuyển từ tuyến nọ sang tuyến kia mà không cần phải ra khỏi ga (và thường là không cần phải đổi vé). Điều này theo em là rất quan trọng, nó chính là sự tiện lợi đặc biệt của metro so với các loại hình giao thông công cộng khác. Nhưng hệ thống dự kiến ở Hà Nội thì em không thấy làm thế. Đáng ra, thì các nút giao như ngã tư Sở, ngã tư Vọng, nút giao Nguyễn Xiển, Cát Linh vv. phải là các ga trung trung chuyển lớn nhưng thực tế ở các nút giao này ga của các tuyến lại độc lập với nhau. Ví dụ, nhà em muốn đi từ Hà Đông lên ga Hà Nội, đầu tiên sẽ bắt tuyến 2A đến Cát Linh rồi ra khỏi ga Cát Linh, đi bộ xuống ga gầm tuyến số 03 mua vé đợi tàu rồi mới đi tiếp đến ga Hà Nội. Quá trình chuyển tàu rất bất tiện mà mất nhiều thời gian.
Để trả lời thắc mắc của cụ thì phải chia các vấn đề như sau:
1. Quy hoạch không gian ngầm
Cái này manh nha từ 10 năm nay, nhưng chưa đâu vào đâu.
Nếu quy hoạch tốt, các trạm trung chuyển, nơi các tuyến đsdt giao nhau có kết nối liên thông giữa các tuyến, hành khách sẽ khỏi phải ra ngoài ga để chuyển tuyến.
2. Xây dựng kết nối liên thông giữa các tuyến
Về tuyến số 2a và tuyến số 3, đã có dự án xây hầm đi bộ nối nhà ga của 2 tuyến này với nhau. Trong tương lai hành khách sẽ không phải băng qua đường.
Tuy nhiên đây chỉ là xử lý cục bộ. Vấn đề là bắt buộc phải có 1 quy hoạch không gian ngầm.
3. Hệ thống thẻ vé.
Hiện tại HN vẫn đang thiết lập chuẩn thẻ vé dùng chung cho giao thông công cộng (Jica tài trợ). Về nguyên tắc, tài khoản vé của hệ thống liên thông sẽ xác định điểm vào - xác định điểm ra, rồi mới trừ tiền (Hiện nay, tuyến số 2a hay số 3 đều là trả tiền trước: mua vé theo chặng, nếu không đúng chặng thì phải thêm tiền mới ra cửa được).
Vì liên thông thẻ vé như vậy thì hiện nay vẫn chưa thống nhất chuẩn chung (xu hướng sẽ là ABT - Account based ticketing thay vì CBT - card based ticketing), và phải thuận tiện cho thanh toán (touch, contactless, nfc, qr code... hay thậm chí thanh toán bằng nhận diện khuôn mặt hay mống mắt).
Cái này thì đòi hỏi chi phí hạ tầng cao, trang bị đầu đọc cho tất cả các loại thẻ, các loại thanh toán, và trung tâm điều hành cũng phải kết nối liên ngân hàng. Nên trong tương lai gần vẫn chưa tích hợp thẻ vé dùng chung được.

Tóm lại, về di chuyển từ tuyến 2a sang tuyến số 3 và ngược lại thì đã có giải pháp kết nối. Còn liên thông toàn mạng lại là câu chuyện của Quy hoạch không gian ngầm và Hệ thống thẻ vé; mà 2 cái này HN vẫn chưa xong nha cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top