Báo chí thế này thì bảo sao....
Việc chậm trễ giờ tàu về ga ở các nước chỉ được tính bằng từng giây, chứ không thể cho phép chậm tới hàng trăm giây như Cát Linh - Hà Đông.
m.baodatviet.vn
Vấn đề tiếp theo, vị chuyên gia cũng đặt câu hỏi về đánh giá của tư vấn ACT (Pháp) khi cho biết, các lượt tàu dù chạy đạt 100% theo biểu đồ nhưng vẫn chậm giờ về ga từ 1- 2 phút.
PGS Nguyễn Văn Hiệp cho rằng điểm này không ổn, bởi ở các nước, việc chậm trễ giờ tàu về ga chỉ được tính bằng từng giây, chứ không thể cho phép chậm tới hàng trăm giây như Cát Linh - Hà Đông.
Cái này là không hiểu về đường sắt đô thị. Thời gian trễ tàu được quy định rất khác nhau giữa các nước. Trên thế giới thì đa số coi chậm 3 phút là trễ, một số thằng khắt khe nhất thì là 1 phút, còn có vài thằng cho phép trễ tới 5 phút. Nhưng tuyệt nhiên chẳng có thằng nào tính bằng giây cả! Em ví dụ mấy thằng cho trễ 5 phút loanh quanh ta (một cách làm tăng thành tích) Seoul, HongKong, Singapore
"Việc chạy chậm hơn phương án tới 1-2 phút là vấn đề rất cần phải xem xét, làm rõ nguyên nhân. Việc này không ổn chút nào", vị chuyên gia nhận định.
Bên cạnh đó, vị PGS cũng kiến nghị làm rõ thêm các tiêu chuẩn kỹ thuật đánh giá liên quan như: Độ rung lắc (chao) của đoàn tàu khi chạy đúng tốc độ thiết có đạt được không?; Các biện pháp xử lý khi bị mất điện đột ngột như thế nào?; Hay khi thử những tín hiệu cảnh báo như phía trước có sự cố; đông hành khách thì xử lý thế nào?
Ông cũng đặt câu hỏi, vì sao không chất tải bằng bao cát (thay người) để tàu vận hành có tải mà chỉ chạy không?
Công trình đường sắt đô thị có thể chia thành phần hạ tầng (cầu đường hầm) và phần thiết bị.
Về thử tải cầu đường thì nó đã thử tải bằng tàu công trình rồi (miễn là ứng suất gây ra từ 80%-100% ứng suất thực tế).
Còn tải trọng thiết bị thì nó đã thử tại xưởng theo đúng như tiêu chuẩn châu Âu. Trước đây em từng post tiêu chuẩn đầu máy toa xe của thằng TQ nó mượn tiêu chuẩn châu Âu EN 12663. Nếu tàu đã thử tại xưởng thì không cần phải thử bao cát trên tuyến nữa.
(Trường hợp thử bao cát thì hoặc là không tin mấy cái thử nghiệm ở xưởng, hoặc là tính toán với tiêu chuẩn khác nhau thôi)
Ngoài ra, ông đặt vấn đề tại các ga, mỗi vị trí lên xuống đều phải chắc chắn, cố định, có vạch sơn chiếu, việc này đã được làm chưa?
Ngay tại các toa tàu các phương án bố trí chỗ ngồi cho người già, người tàn tật, phụ nữ có thai đã được tính tới chưa? Hay phương án lên xuống, bố trí như thế nào?
Điều quan trọng nhất theo ông Hiệp là sự kết nối giữa mỗi ga, khi hành khách xuống có đủ các tuyến buýt để khách đi tiếp các hướng không hay lại phải đi tiếp bằng xe ôm, Grab... gây lộn xộn.
Mấy cái này thì có vẻ vị PGS.TS này chưa tìm hiểu về thằng CL-HĐ, mấy cái liệt kê thì nó có hết rồi.
Rồi tại mỗi ga, việc băng qua phía đường đối diện, nhất là các trục lộ giới cũng cần phải được giải quyết triệt để.
Có cảm giác vị PGS.TS này đang nói về thằng BT-ST, hiện tại chỉ mỗi thằng BT-ST chưa xây cái cầu đi bộ nào thôi, 2 thằng N-gHN và CL-HĐ làm cầu đi bộ cho ga nổi hết rồi.