[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,263
Động cơ
110,785 Mã lực
Phát hiện số 12 được ACT khẳng định thông qua các thí nghiệm hiện trường. Theo đó, hành khách có thể dùng tay nắm cửa khẩn cấp để mở cửa tàu khi đoàn tàu chưa dừng hẳn. Thử nghiệm khác cho thấy chiếc túi có thể bị mắc kẹt trong cửa tàu với hệ quả kéo lê hành khách đang đứng tại ke ga.
Cái phát hiện số 12 này em thấy cũng hợp lý. Với trình độ của Tàu bây giờ thì nâng cấp mấy cái đó cũng đơn giản.

Ngoài ra, phát hiện số 16 cũng cho thấy thiết kế đầu máy toa xe chưa được chứng minh sẽ đảm bảo an toàn trong điều kiện mưa to đến 664 mm/ngày và gió lớn đến 34 m/s.
Phát hiện số 16 thì kể cũng đúng nhưng chắc cũng không sao. Mưa 600mm/ngày là tương đương với 1 ngày mưa bằng 1/3 lượng mưa cả năm. Còn gió 34m/s thì tương đương gió giật cấp 12, tức là bão vào HN. Đó là những điều kiện rất khó xảy ra.
 

datdo2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728248
Ngày cấp bằng
7/5/20
Số km
215
Động cơ
76,215 Mã lực
Cái phát hiện số 12 này em thấy cũng hợp lý. Với trình độ của Tàu bây giờ thì nâng cấp mấy cái đó cũng đơn giản.


Phát hiện số 16 thì kể cũng đúng nhưng chắc cũng không sao. Mưa 600mm/ngày là tương đương với 1 ngày mưa bằng 1/3 lượng mưa cả năm. Còn gió 34m/s thì tương đương gió giật cấp 12, tức là bão vào HN. Đó là những điều kiện rất khó xảy ra.
Nếu xảy ra thì sao nhỉ ? Bão vào HN tuy ít, nhưng vẫn có, mưa to thì đầy. vận hành 1 thời gian nó sẽ xuống cấp, lúc ấy dung sai, độ lệch chuẩn sẽ kém, xuống cấp.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,521
Động cơ
157,705 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu xảy ra thì sao nhỉ ? Bão vào HN tuy ít, nhưng vẫn có, mưa to thì đầy. vận hành 1 thời gian nó sẽ xuống cấp, lúc ấy dung sai, độ lệch chuẩn sẽ kém, xuống cấp.
Ra quy định bão cấp xyz thì dừng vận hành tàu, đơn giản mà.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,129
Động cơ
503,158 Mã lực
Báo zing viết tóm tắt nhưng lại làm sai hết báo cáo của ACT. Về cái phát hiện số 16, em đọc trên zing thì đoán là ai đọc cũng sẽ bị hiểu nhầm ngay.

Em viết lại theo đúng báo cáo số 13 là thế này:

- Báo cáo tính toán khoảng hở phương tiện đã tính với áp suất gió 600N/m2 (tức là bão cấp 9).
Nhưng trong lịch sử từng ghi nhận áp suất gió 747N/m2 (tức là bão cấp 12), và ACT nhận định "không đảm bảo cho gối trượt của bộ thu dòng điện ray thứ 3".

#Em chỉ bình luận là nhận định hơi tào lao. Nếu bộ thu dòng điện của ray thứ 3 (không phải ray thứ 3 đâu nha) nếu chẳng may do thiên nhiên (hoặc con người) làm nó tuột xuống thì tàu hoạt động bình thường, chả vấn đề gì.

- Chưa tính đến lượng mưa lớn nhất lịch sử 664mm/ngày.
Và ACT kết luận chưa an toàn.

#Cái này cũng tào lao tương tự cái trước. Đã quy định tàu sẽ không vận hành trong điều kiện gió bão (cấp 12) rồi. Thì xét thêm lượng mưa nữa làm gì?

- Chưa cung cấp bằng chứng Đầu máy toa xe cho phép được lôi/kéo bởi tàu khác trong trường hợp cứu hộ.

#Má ơi, tàu công trình (tàu màu vàng) nó kéo thằng CL-HD suốt mấy năm nay, lúc còn chưa có điện. (Cái này video clip nhan nhản, các cụ chịu khó search nha). Thằng kéo và thằng bị kéo đều theo định luật III của Newton cả, lực và phản lực như nhau. Nó méo cho ông coi thiết kế kết cấu đầu máy toa xe thì ông kêu nó Đầu máy toa xe có vấn đề.

Nói chung là tào lao bí đao nha các cụ. Báo zing viết quá rút gọn nên dễ gây hiểu lầm.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,129
Động cơ
503,158 Mã lực
Có mấy ông jica được đào tạo về GTCC, nhưng mà về xe bus, thì liên tục được phỏng vấn chém gió về đường sắt đô thị, đường sắt cao tốc,... Thật là bó tay. Ông đang luyên thuyên trong bài báo này cũng là một trong số đó.

Nhờ ai nhắn với ông đang chém gió trong bài báo nên tự vả vào mồm mình nhé. Số lượng công ty tư vấn chứng nhận an toàn đường sắt ở TQ còn nhiều hơn ở NB nha.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
7,928
Động cơ
797,042 Mã lực
Đưa cái ảnh này lên mà dắt mũi được mấy nghìn ông trên facebook:
Screenshot_20210615-155548_Facebook.jpg
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,129
Động cơ
503,158 Mã lực
Em nghiệm lại thì món chứng nhận an toàn hệ thống là kiểu của châu Âu. Thảo nào mà thằng N-gHN có Tư vấn CNATHT vào từ đầu, trước khi có Luật quy định.

Còn 2 thằng còn lại là CL-HD và BT-ST thì chưa có Tư vấn CNATHT từ đầu. Thằng CL-HD đến tận 2016 (tức là nó làm hơn 80%) thì mới có Tư vấn CNATHT. Vậy là dù nó có hoàn thành 100% cũng phải kéo thêm 3 năm hoàn thiện hồ sơ thủ tục là như vậy.

Và vừa đọc được bài này, hoá ra bây giờ vẫn chưa có Tư vấn CNATHT cho thằng BT-ST

Tức là mặc dù Bộ GTVT đã ra Thông tư cứu nét cho thằng BT-ST khỏi phải CNATHT. Nhưng vụ rơi gối vừa rồi thì Hội đồng kiểm tra yêu cầu phải có Tư vấn CNATHT. Vậy là nó chạy đâu cũng không khỏi nắng.

Mà hôm trước vừa đọc được đâu đó kêu quý VI 2021 phải xong CNATHT. Chưa chọn được nhà thầu mà đòi 6 tháng nữa có kết quả thì xem ra tự đập vỡ tiến độ rồi. Mà sau vụ gối rơi thì món CNATHT có khi phải làm chặt chẽ hơn cả thằng CL-HD nữa. Vẽ tiến độ tào lao, thiết kế kém cỏi, thì dứt khoát sẽ có nhiều "phát hiện" rồi (không phải là "khuyến cáo" nha).
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,203 Mã lực
Em nghiệm lại thì món chứng nhận an toàn hệ thống là kiểu của châu Âu. Thảo nào mà thằng N-gHN có Tư vấn CNATHT vào từ đầu, trước khi có Luật quy định.
Thế nên ông Jica ở trên mới đi nhẹ nói khẽ, chắc là cũng sợ bị áp tư vấn Pháp vào Bến Thành Suối Tiên thì bỏ mẹ! :D

Tuy nhiên bọn Tây có truyền thống sợ trách nhiệm nên mới có món tư vấn an toàn. Có lẽ VN nên tự đánh giá lấy để tiết kiệm chi phí.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,203 Mã lực
Tức là mặc dù Bộ GTVT đã ra Thông tư cứu nét cho thằng BT-ST khỏi phải CNATHT. Nhưng vụ rơi gối vừa rồi thì Hội đồng kiểm tra yêu cầu phải có Tư vấn CNATHT. Vậy là nó chạy đâu cũng không khỏi nắng.

Mà hôm trước vừa đọc được đâu đó kêu quý VI 2021 phải xong CNATHT. Chưa chọn được nhà thầu mà đòi 6 tháng nữa có kết quả thì xem ra tự đập vỡ tiến độ rồi. Mà sau vụ gối rơi thì món CNATHT có khi phải làm chặt chẽ hơn cả thằng CL-HD nữa. Vẽ tiến độ tào lao, thiết kế kém cỏi, thì dứt khoát sẽ có nhiều "phát hiện" rồi (không phải là "khuyến cáo" nha).
Đọc kỹ lại thì cái "an toàn" ở metro BT ST là có lẽ sẽ do Cục đường sắt cấp chứ không phải là tư vấn an toàn của Tây, lại nhập nhèm từ ngữ, là cái này http://business.gov.vn/tabid/60/catid/10/item/13567/chứng-chỉ-an-toàn-đối-với-doanh-nghiệp-kinh-doanh-đường-sắt.aspx

Còn đề nghị của Hội đồng kiểm tra chắc là bị bỏ qua rồi vì đã 3 tháng chưa có hồi đáp.
----
Phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam, tư vấn, xem xét đánh giá để tuyến metro số 1 được cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống.
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,994
Động cơ
591,104 Mã lực
Thế nên ông Jica ở trên mới đi nhẹ nói khẽ, chắc là cũng sợ bị áp tư vấn Pháp vào Bến Thành Suối Tiên thì bỏ mẹ! :D

Tuy nhiên bọn Tây có truyền thống sợ trách nhiệm nên mới có món tư vấn an toàn. Có lẽ VN nên tự đánh giá lấy để tiết kiệm chi phí.
Mời tư vấn tàu vào chứng nhận an toàn cho tuyến Nhổn ga hà nội, để nó trả thù bọn phớp cho bõ tức. Áp tiêu chuẩn tàu vào tuyến Nhổn ga hà nội có khi cũng không đạt.

Với tuyến bến thành suối tiên thì phải dùng liên doanh tư vấn tàu pháp, áp cả tc âu tàu vào, bọn nhật chỉ có khóc thét.
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,263
Động cơ
110,785 Mã lực
Dù sao thì em thấy bọn Tàu làm ăn vẫn kém, đúng mấy thằng nhà quê. Méo ai lại để đường tàu rêu mốc nhem nhuốc, ray rỉ nâu, đường ống gầm toa trơ thép chay cho bọn 9 điểm 3 môn nó chụp như thế. Phải học tập người Nhật, ray sơn đỏ, bệ ray sạch bong trắng trẻo, thậm chí công trình đang thi công tay khoan tay đục mà sàn không có 1 hạt bụi, quần áo công nhân phẳng phiu pờ rồ, thế nó mới ăn ảnh. Hơi tiếc quả đường ống gầm toa sơn vội che vết rỉ nên sần sùi, dây nhoe nhoét lên cả đế van đồng nhìn buồn cười léo tả =))
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,129
Động cơ
503,158 Mã lực
Đọc kỹ lại thì cái "an toàn" ở metro BT ST là có lẽ sẽ do Cục đường sắt cấp chứ không phải là tư vấn an toàn của Tây, lại nhập nhèm từ ngữ, là cái này http://business.gov.vn/tabid/60/catid/10/item/13567/chứng-chỉ-an-toàn-đối-với-doanh-nghiệp-kinh-doanh-đường-sắt.aspx

Còn đề nghị của Hội đồng kiểm tra chắc là bị bỏ qua rồi vì đã 3 tháng chưa có hồi đáp.
----
Phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam, tư vấn, xem xét đánh giá để tuyến metro số 1 được cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống.
Cục Đường sắt chỉ là người cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ ATHT, còn Giấy chứng nhận ATHT thì vẫn phải có Tổ chức cấp. Cụ đọc khoản 1 Điều 4 ở cái văn bản của Bộ thì rõ ngay.

Mời tư vấn tàu vào chứng nhận an toàn cho tuyến Nhổn ga hà nội, để nó trả thù bọn phớp cho bõ tức. Áp tiêu chuẩn tàu vào tuyến Nhổn ga hà nội có khi cũng không đạt.

Với tuyến bến thành suối tiên thì phải dùng liên doanh tư vấn tàu pháp, áp cả tc âu tàu vào, bọn nhật chỉ có khóc thét.
Thằng N-gHN có Tư vấn CNATHT là của Fap vì đây cũng là khoản cho vay của Fap luôn.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,203 Mã lực
Cục Đường sắt chỉ là người cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ ATHT, còn Giấy chứng nhận ATHT thì vẫn phải có Tổ chức cấp. Cụ đọc khoản 1 Điều 4 ở cái văn bản của Bộ thì rõ ngay.
Chữ thẩm định hay không có thẩm định thì người ta có thể nhầm, chứ chữ "Cục đường sắt" thì khó thể nhầm. Ý là đang yêu cầu Cục đường sắt cấp cái gì đó.
 

ACT CTA

Xe đạp
Biển số
OF-776446
Ngày cấp bằng
6/5/21
Số km
27
Động cơ
36,738 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
So sánh thế này thì vô cùng nhỉ
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào?

07:17 16/06/2021

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông xây dựng từ năm 2011 và dự kiến sẽ khai thác thương mại vào quý 3 năm nay, còn các tuyến đường sắt của Thượng Hải được xây dựng từ năm 1993. Hai hệ thống đường sắt này có gì khác biệt?




Bài viết liên quan

Ý tưởng thực hiện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông xuất hiện từ năm 2003, khi Hà Đông vẫn còn là trung tâm của tỉnh Hà Tây, là thành phố gần Hà Nội nhất, và hướng đi Hà Đông lại khó mở rộng do vướng các công trình hai bên đường Nguyễn Trãi.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được kỳ vọng là cầu nối liên kết vùng, để giải quyết áp lực giao thông và áp lực dân số của hai thành phố. Tháng 10 năm 2004, Văn phòng Chính phủ phê duyệt thoả thuận hợp tác xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội - Hà Đông giữa Cục Đường sắt Việt Nam và Tập đoàn Xây dựng đường sắt số 6 Trung Quốc.


Play Video

Tháng 7 năm 2008, Thủ tướng chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, trong đó có tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông. Tháng 12 cùng năm, Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận kế hoạch đấu thầu dự án Cát Linh - Hà Đông mà Cục Đường sắt Việt Nam đã đề nghị.
Dự án đường sắt Cát Linh được khởi công xây dựng vào tháng 10 năm 2011, với tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD (8.770 tỷ VND), trong đó vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 1,2 tỷ RMB (169 triệu USD).
Còn hệ thống đường sắt nội thành Thượng Hải được xây dựng từ năm 1993. Trải qua 28 năm xây dựng và mở rộng, hiện tại Thượng Hải là thành phố có hệ thống đường sắt nội thành lớn nhất thế giới. Nhìn lại lịch sử, vào tháng 10 năm 1992, tàu đầu tiên của Metro Thượng Hải có xuất xứ từ Đức. Năm 2007, số đoàn tàu vượt 1.000 toa; đến cuối năm 2009, số đoàn tàu tăng gấp đôi lên 2.000 toa. Vào mùa hè năm 2012, tàu điện ngầm Thượng Hải có tàu thứ 3.000.
Cuối năm 2016, tàu thứ 4.000 được đưa vào chạy trong giai đoạn 3 của tuyến số 9. Vào tháng 7 năm 2018, toa tàu điện ngầm thứ 5.000 của Metro Thượng Hải đã được khánh thành tại ga Beidi của Tuyến số 2. Tháng 5/2020, toa tàu điện ngầm thứ 6.000 đã khánh thành ga Zhibei của Tuyến 16. Đến cuối năm Thượng Hải có 7.000 toa tàu, tức là 1.000 toa tàu điện ngầm đã được bổ sung chỉ trong hơn nửa năm. Đây là con số lịch sử trong ngành đường sắt đô thị của thế giới.
Theo phân tích thống kê, độ tin cậy của những tàu mới của Metro Thượng Hải trong những năm gần đây cao hơn gấp 5-6 lần so với tàu cũ, ví dụ như cửa tàu. Trong năm 2016, tổng số lần hỏng cửa trên các đoàn tàu của toàn mạng lưới là 951 lần. Vào năm 2020, khi số lượng đoàn tàu trên toàn mạng lưới tăng gấp đôi, tổng số lần hỏng cửa giảm xuống 478 lần, giảm 49,7%. Đồng thời, tỷ lệ phát hiện lỗi bảo dưỡng cũng đạt 92%.
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 1

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 13 đoàn tàu, mỗi tàu có 4 toa, khổ đường sắt 1,435m. Ảnh: Hà Nội Mới.
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 2



Tàu thuộc tuyến đường sắt số 15 của thành phố Thượng Hải. Sau khi đưa tuyến 15 vào khai thác, Thượng Hải trở thành thành phố có hệ thống metro lớn nhất thế giới. Tàu của tuyến 15 là tàu chạy hoàn toàn tự động.
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 3

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thử nghiệm. Toàn tuyến có hàng trăm lao động phục vụ. Đương nhiên tính tự động hóa thua kém đường sắt Thượng Hải. Ảnh: Vietnammoi.
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 4

Tàu thuộc tuyến 3 đường sắt Thượng Hải. Ảnh: ChinaAirlineTravel.
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 5

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông nhìn từ trên cao. Có thể thấy đường sắt đô thị Thượng Hải thẳng thớm, chứ không nhiều "khúc gồ mềm mại, lên thác xuống ghềnh" như đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Laodong.
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 6

Đường sắt Thượng Hải nhìn từ trên cao. Ảnh: Sina.
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 7

Ga Cát Linh Hà Đông. Đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông ít toa hơn đoàn tàu đường sắt Thượng Hải. Lý do vì chủ đầu tư có thể tính toán lượng khách đi lại ít hơn và tuyến cũng ngắn hơn. Tuy nhiên, cùng với việc đội vốn, đoàn tàu ngắn hơn, đông nhân sự phục vụ hơn khiến bình quân chi phí vận hành của đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ cao hơn đường sắt Thượng Hải. Ảnh: Vietnamnet.

Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 8

Đoàn tàu tuyến 11 tại Thượng Hải. Ảnh: Photostock.
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 9

Trong khoang tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Danviet.
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 10

Bên trong khoang tàu tuyến 11 tại Thượng Hải. Do đặc tính phục vụ công cộng, nên có thể thấy nội thất tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông và tàu Thượng Hải khá tương đồng, hiểu theo nghĩa đơn giản. Ảnh: DisneyBranding.

Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 11

Một góc sân ga tuyến Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Báo Giao Thông.
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 12

Sân ga hoành tráng tuyến 15 tại Thượng Hải. Nhìn có thể thấy nhà ga đường sắt Thượng Hải rộng và sang trọng hơn so với ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông Ảnh: Shine.
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 13

Trạm soát vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Vietnamnet.
Cùng là Trung Quốc sản xuất: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông khác đường sắt Thượng Hải như thế nào? - ảnh 14

Trạm soát vé của đường sắt Thượng Hải. Ảnh: Dreamtimes.

Tiệp Nguyễn
 

nguarung

Xe điện
Biển số
OF-15945
Ngày cấp bằng
4/5/08
Số km
2,042
Động cơ
527,051 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu mới nói
Nếu xảy ra thì sao nhỉ ? Bão vào HN tuy ít, nhưng vẫn có, mưa to thì đầy. vận hành 1 thời gian nó sẽ xuống cấp, lúc ấy dung sai, độ lệch chuẩn sẽ kém, xuống cấp.
Đơn giản, mưa, bão thì dừng chạy hạ tàu xuống dưới đất là ko sao hết.
 

Xalobay

Xe hơi
Biển số
OF-410567
Ngày cấp bằng
15/3/16
Số km
102
Động cơ
225,243 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy thông báo 30/4/2021 chạy thương mại, do covid từ 27/4 nên dừng chưa khai trương cho đến khi hết dịch. Vâng chờ mòn mỏi, chờ hoài
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,129
Động cơ
503,158 Mã lực
Chữ thẩm định hay không có thẩm định thì người ta có thể nhầm, chứ chữ "Cục đường sắt" thì khó thể nhầm. Ý là đang yêu cầu Cục đường sắt cấp cái gì đó.
Diễn giải cái văn bản của Bộ GTVT thì nó rất rõ như này

1. Ai làm việc gì?
Tại khoản 1 Điều 4:
Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác phải được Tổ chức chứng nhận đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống.

2. Trình tự như thế nào?
2.1. Chứng nhận an toàn hệ thống
Tại Điều 8:
1. Chủ đầu tư xây dựng các quy định kỹ thuật của gói thầu đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Căn cứ quy định kỹ thuật, Tổ chức chứng nhận xây dựng Đề cương đánh giá, chứng nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.
3. Tổ chức chứng nhận thực hiện theo Đề cương đánh giá, chứng nhận đã được phê duyệt. Căn cứ theo kế hoạch nêu trong đề cương và tiến độ thực tế của dự án, Tổ chức chứng nhận gửi báo cáo đánh giá định kỳ hoặc báo cáo đánh giá các hạng mục ngay sau khi hoàn thành công việc cho Chủ đầu tư và các bên liên quan.
4. Sau khi hoàn thành và kết thúc toàn bộ công việc theo Đề cương đánh giá, chứng nhận, Tổ chức chứng nhận lập báo cáo đánh giá cuối cùng, cấp Giấy chứng nhận an toàn hệ thống.


2.2. Thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống
- Hồ sơ ATHT có những gì?
Tại khoản 1, Điều 10:
a) Giấy đề nghị thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao hợp lệ Đề cương đánh giá, chứng nhận và các phiên bản cập nhật sửa đổi đã được Chủ đầu tư phê duyệt;
c) Các báo cáo đánh giá có xác nhận của Chủ đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận an toàn hệ thống của Tổ chức chứng nhận.


- Tại Điều 12:
1. Chủ đầu tư lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 10 gửi Cục Đường sắt Việt Nam, trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, Cục Đường sắt Việt Nam có thông báo tiếp nhận hồ sơ theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này; đồng thời sao gửi hồ sơ tới Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2. Các Cục tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này, sau hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi Thông báo kết quả thẩm định theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này đến Cục Đường sắt Việt Nam.
3. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được các Thông báo kết quả thẩm định, nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Cục Đường sắt Việt Nam tổng hợp kết quả thẩm định chuyển cho Chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện.


Em bonus thêm đoạn cứu nét của Bộ GTVT. Tại khoản 1, Điều 22:
Đối với dự án đường sắt đô thị có hợp đồng xây dựng được ký trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực (ngày 01 tháng 7 năm 2018) thì không thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống, trường hợp Chủ đầu tư có ký kết hợp đồng đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống thì thực hiện theo quy định của hợp đồng nhưng không thực hiện thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống.

Ở đây
Màu xanh là thằng BT-ST.
Màu tím là thằng N-gHN.
 

buzzy

Xe tải
Biển số
OF-12259
Ngày cấp bằng
25/12/07
Số km
423
Động cơ
528,705 Mã lực
Vẫn chưa thấy quyết cho chạy các bác nhỉ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top