Đúng 8h tàu từ 2 đầu cùng chạy là Nhổn và ĐH GTVT. Vẫn còn nhiều cái chưa căn chỉnh như biển hiệu điện tử ga Lê Đức Thọ vẫn chưa chạy nhưng mấy cái râu ria đó hoàn thiện dần. Chạy được an toàn là ok rồi, dân bị hứa quá lâu
Tỷ lệ đội vốn/phê duyệt ban đầu của CL - HĐ là 50%, là cao nhất nhì trong mấy dự án trên còn gì cụ. Các dự án khác thấp hơn.Tính ra thằng CL-HĐ là làm nhanh nhất, đội vốn ít nhất đấy chứ
Chỉ ở mình thôi, lãnh đạo tập thể và...chịu trách nhiệm toàn dân vì dân cũng hưởng thụ.không biết bên tây họ có cái hội đồng này không nhỉ?
Có tuyến đội từ 18k lên 50k thì là gấp mấy cụ nhỉ?Tỷ lệ đội vốn/phê duyệt ban đầu của CL - HĐ là 50%, là cao nhất nhì trong mấy dự án trên còn gì cụ. Các dự án khác thấp hơn.
Thời gian thì cũng lâu thuộc dạng nhất nhì, hơn 20 năm đúng không cụ.
Vậy cụ đánh giá sao về chuyện hô hào của đường bộ cao tốc nhiệm kỳ này?
Tiền thiếu gì, không giữ được nên Tòa đang thu từ các nơi nhiệt tình giữ hộ!muôn thủa
đầu tiên - tiền đâu
Cụ lấy phần đội 9200/18000 vốn phê duyệt ban đầu là khoảng 50%.Có tuyến đội từ 18k lên 50k thì là gấp mấy cụ nhỉ?
Còn thi công thì cl-hd từ 2013-2018 xong, không biết là mấy năm.
Tiền thiếu gì, không giữ được nên Tòa đang thu từ các nơi nhiệt tình giữ hộ!
Em tưởng cụ đang nói về thời gian thi công mà nhỉ?Cụ lấy phần đội 9200/18000 vốn phê duyệt ban đầu là khoảng 50%.
Dự án CL - HĐ là khoảng 13 năm cụ ợ.
CL - HĐ triển khai thực hiện tức bắt đầu làm từ 2010 như thông tin trên đó cụ.Em tưởng cụ đang nói về thời gian thi công mà nhỉ?
Giờ phải có kiến thức mới đọc được báo.
Em cũng thế, dù tuyến này em ít đi.Chạy được là mừng rồi các cụ ạ
Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt mà. Dễ 10 năm tới thì các tuyến đường sắt đô thị HN đồng loạt đưa vào sử dụng không biết chừng?Khiếp quá, mới có 2/3 tuyến chuẩn bị được đi sau 15 năm chờ đợi mà các cụ bàn bạc lên kế hoạch các tuyến khác xôm quá, em nghe cứ tưởng mỗi tuần khai trương 1 tuyến ấy.
Thời gian khởi công tuyến CL-HĐ là năm 2011 hoàn thành xong từ 2019 rồi tự nhiên bày trò nghiệm thu theo tiêu chuẩn Châu Âu nên mới không được chạy thương mại thôi. Còn BT-ST phê duyệt vốn ban đầu là 17.000 tỷ nhé báo nào làm cái bảng này đấy chắc tuổi trẻ àTỷ lệ đội vốn/phê duyệt ban đầu của CL - HĐ là 50%, là cao nhất nhì trong mấy dự án trên còn gì cụ. Các dự án khác thấp hơn.
Thời gian thì cũng lâu thuộc dạng nhất nhì, hơn 20 năm đúng không cụ.
Hôm qua em nói lý thuyết, hôm nay VTV vào hỏi lái tàu thì cho các cụ dễ hình dung hơn: 40:30Em đọc bài báo này thì hiểu là ông Ban quản lý đường sắt lẫn ông giám đốc Hà Nội metro chẳng biết qué gì về đường sắt cả.
Dẫn chứng đây:
1. Với những khách có ghế ngồi, việc tàu khởi hành hay đang đi nhanh và dừng lại cũng gây cảm giác khó chịu.
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online, Phó trưởng Ban MRB Nguyễn Bá Sơn cho biết với vai trò chủ đầu tư, khi tiếp nhận các thông tin phản hồi, MRB sẽ trao đổi lại với Công ty Metro Hà Nội - đơn vị vận hành - để lưu ý với tài xế và có những điều chỉnh phù hợp.
Tàu chạy tự động, điều khiển trung tâm thì liên quan qué gì tài xế. Bản chất là ga chưa nhô cao nữa như CL-HD thôi (mặc dù ga tuyến N-gHN cũng đã nhô cao so với đoạn tuyến giữa 2 ga rồi).
2. Khác biệt thứ hai, tốc độ và tính năng gia tốc của Nhổn - ga Hà Nội cao hơn. Khác biệt tiếp theo là tàu có nút chống ngủ gật, có camera nên lái tàu không phải rời vị trí khi tàu lên ga" - ông Trường nói.
Cả 3 loại tàu N-gHN, BT-ST, CL-HD đều có nút chống ngủ gật gắn ở cần lái. Chỉ khi chạy ở chế độ thủ công mới cần ấn nút này (chạy tự động thì cần qué gì).
Ở trên hình là cái ngón tay cái của lái tàu đang ấn nút chống ngủ gật khi chạy thủ công đó.
Lái tàu N-gHN không phải chạy ra ngoài kiểm tra khi tàu dừng vì nó có camera quan sát rồi, chứ không liên quan gì đến nút chống ngủ gật cả (vì có động vào đâu).