[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,346
Động cơ
217,491 Mã lực
Tiền đầu tư 75 năm sau mới hao hết nhé. Bộ KHĐT đề xuất cho tư nhân thuê đường, tư nhân sẽ trả phí bảo trì và phí khấu hao trong 75 năm. May mà đã bị bác! Xây đường đến mỏ vàng rồi cho thằng khác xơi à!

1701439965309.png
 
Chỉnh sửa cuối:

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,250
Động cơ
268,009 Mã lực
thế nhu cầu giải trí văn hóa có đem lại 6 tỉ đô 1 năm không?
Phương án tài chính được tư vấn thẩm tra tính hết rồi, doanh thu pa 350km/h mà cao đủ đảm bảo hiệu quả tài chính thì đã nổ ầm ầm trên báo chí đừng tự nghĩ ra số ảo chém luyên thuyên nữa :)) Max chỉ được có 3,7 tỷ bù lỗ 2,3 tỷ mỗi năm post bao lần rồi


 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,688
Động cơ
771,931 Mã lực
Phương án tài chính được tư vấn thẩm tra tính hết rồi, doanh thu pa 350km/h mà cao đủ đảm bảo hiệu quả tài chính thì đã nổ ầm ầm trên báo chí đừng tự nghĩ ra số ảo chém luyên thuyên nữa :)) Max chỉ được có 3,7 tỷ bù lỗ 2,3 tỷ mỗi năm post bao lần rồi


Thu 3,7 tỷ cũng chỉ là kỳ vọng thôi chưa chắc đã được, "Doanh thu tối đa từ hành khách ở phương án này khoảng 3,7 tỉ USD/năm. " còn chi phí vận hành thì cầm chắc ít nhất là 7 tỷ nếu không có sự cố gì, nhưng mà với đội ngũ của ĐSVN toàn ông lơ ngơ thì e là còn cao hơn nhiều và có bù cho 2,3 tỷ hay bù nữa mà chạy được thì cũng đã là may mắn lắm rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,346
Động cơ
217,491 Mã lực
Phương án tài chính được tư vấn thẩm tra tính hết rồi, doanh thu pa 350km/h mà cao đủ đảm bảo hiệu quả tài chính thì đã nổ ầm ầm trên báo chí đừng tự nghĩ ra số ảo chém luyên thuyên nữa :)) Max chỉ được có 3,7 tỷ bù lỗ 2,3 tỷ mỗi năm post bao lần rồi


không dùng phương án tài chính này nhé, 6 tháng nữa viết lại cho cụ phương án mới. Giờ thì cứ dùng tạm doanh thu khách-hàng của bên 225 dư đoán sẵn, còn lại tính sau.

Nên nhớ thật ra phương án 350 là combo 350+160 nên sẽ vớt sạch khách nào mà 225 có thể vớt.
 

danleduc

Xe điện
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
4,835
Động cơ
249,953 Mã lực
Chả có nhẽ VN lại hợp tác Thổ làm Metro Đô thị và ĐSCT Bắc - Nam ? Có vẻ Cụ Thủ sang Thổ "ấy" lắm. :))

Mà không biết Thổ nó đã có ĐSCT chưa nhỉ ?! :-o
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,688
Động cơ
771,931 Mã lực
70 tỷ đi vay để làm thì may ra còn có thể, cứ cho là làm xong đi thì còn mấy tỷ bù giá kia thì sao nhỉ, e là nói xin vay để bù giá thì không có ai dám cho vay mỗi năm mấy tỷ đô để ông chơi sang rồi. Không hiểu có ông tư vấn nào nghĩ ra cao kiến kiếm nó ở đâu chưa?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,346
Động cơ
217,491 Mã lực
...
Mà không biết Thổ nó đã có ĐSCT chưa nhỉ ?! :-o
Thổ nó có 20 năm trước rồi, dự kiến là phải tổng cộng 10.000 cây số đường sắt cao tốc lận. Đặc điểm của VN là dài nên chỉ cần làm 1 đường, bớt được rất nhiều chi phí làm đường.
 

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,519
Động cơ
483,009 Mã lực
Sửa đường cũ thành đường đôi 180 km/h cũng đã được trình lúc trước cùng với đường 225 rồi các cụ nhé:

View attachment 8232907

View attachment 8232908
Cái này chính là yếu điểm của phương án 1,3 của bộ GTVT mới đưa ra.
Tức là định dùng đường sắt cũ chở hàng, khi nào đường sắt cũ quá tải thì dùng đường sắt mới.
Như vậy coi như việc chở hàng rất khó cạnh tranh, vì vẫn chỉ 1 ray tốc độ chậm, việc bảo đảm quốc phòng an ninh khi cần cũng đứt vì phản ứng chậm.
Và đường quốc lộ lại hàng đống xe tải, xe cont chạy xuyên Việt và không có khả năng giảm phát thải theo COP.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,873
Động cơ
347,686 Mã lực
"Có tính toán rằng để vận chuyển một lô hàng từ Trùng Khánh đến Thượng Hải, tính theo tấn-km, chi phí vận tải đường sắt là 0,163 NDT, vận tải đường bộ là 0,692 NDT"
Cái mức này gần bằng chi phí vận tải freight train của Mỹ, 0.163NDT ~ 0.023$, Mỹ có chi phí cỡ 0.025-0.027$/ton-km, không rõ là TQ vận tải rẻ hơn do tàu mới hơn hay nhân công rẻ hơn, hoặc giá điện rẻ hơn. Mỹ nói chung là nước có hiệu quả vận tải đường sắt tốt nhất thế giới rồi.

Mức này quy ra vận tải HN-SG sẽ hết khoảng gần 1 triệu đồng mỗi tấn hàng. Không rõ chi phí thực tế của đường sắt VN hiện tại là bao nhiêu.

Mức này vẫn trên mức tối thiểu lý thuyết khá nhiều, khi tàu chuyển động đều sẽ chịu các lực cản chính sau:
+ Ma sát chuyển động: gồm hệ cơ khí tàu, ma sát lăn với đường, ... với cơ khí của tàu hàng phổ thông thì lực kéo cho tàu chuyển động đều là khoảng 2kg trên mỗi tấn trọng lượng.
+ Cản gió: Với tàu tốc độ cao thì ngoài lực ma sát tàu còn phải chịu lực cản không khí đáng kể, lực này tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc. Tuy vậy, lực này lại chỉ áp dụng một lần trên toa đầu, cỡ 400kg ở vận tốc 110km/h, còn các toa sau thì chỉ là các xoáy gió không đáng kể, nhất là so với lực ma sát ở trên của tàu hàng. Tàu hàng dài nhiều toa, chở nặng thì chia ra theo tấn hàng trị số này rất nhỏ, tạm tính 1kg mỗi tấn.
+ Hao phí do đường không bằng phẳng, lên dốc, ...: tùy thuộc đường, tạm tính 2kg mỗi tấn.
Vậy lực kéo tổng hợp trên mỗi tấn hàng khoảng 5kg ~ 50N

Công sinh khi kéo 1 tấn hàng quãng đường 1000km = 50 x 10^6 = 50MJ ~ 13.9 kwh

Tính thêm các hệ số hao phí khác như trọng lượng bản thân toa tàu so với hàng, hiệu suất động cơ điện, ... tạm tính thành 30 kwh cho tròn (hơn 2 lần).

Quy đổi giá điện VN, 0.1$ / kwh thì chi phí điện = 0.1 x 30 = 3$ cho 1000 ton-km tức là mỗi ton-km hết có 0.003$ rất nhỏ so với con số 0.025$ ban đầu.

Tất nhiên, con số này chưa tính đến:
+ bảo trì hạ tầng + tàu: thông thường nhỏ hơn nhiều giá nhiên liệu
+ nhân công: rất nhỏ vì tàu dài hàng trăm toa cũng chỉ cần 2 lái tàu.

Do đó, nếu biết tổ chức logistics tối ưu thì còn có thể giảm chi phí vận tải được nhiều nữa.

Ta có thể mơ một ngày nào đó cước vận tải 1 tấn hàng Bắc - Nam chỉ mất 200k hoặc thấp hơn nữa nếu chạy bằng điện mặt trời dư thừa :D
 
Chỉnh sửa cuối:

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,688
Động cơ
771,931 Mã lực
Cụ trên phân tích về động lực có vẻ sâu nhưng nó chỉ lý thuyết trong điều kiện lý tưởng chứ thực tế sẽ cao hơn nhiều còn vụ chạy tàu bằng điện mặt trời dư thừa thì quên khẩn trương đi, không có đâu. Nếu các điện farm hay kể cả mái nhà mà tập trung rất dày đặc quá nhiều thì khi nắng tốt sẽ dư thùa trong hai trường hợp:
- Không truyền tải đi được do giới hạn đường dây hay máy biến áp
- Do lưới điện không đủ quán tính nên không thể nhận thêm ( điện mặt trời không có quán tính)
Trong cả hai trường hợp này đều bỏ đi chứ không dùng chạy tàu được
Điện cấp cho chạy tàu ĐSCT phải rất ổn định chất lượng đảm bảo thành ra không có ĐSCT nào dùng điện mặt trời vốn rất là phập phù.
 
Chỉnh sửa cuối:

akara

Xe hơi
Biển số
OF-826222
Ngày cấp bằng
11/2/23
Số km
142
Động cơ
4,838 Mã lực
Tuổi
33
Xin trích một phần báo cáo phân tích, đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học để thêm 1 góc nhìn:
Ba yếu tố bất khả thi, nếu thực hiện chạy tàu hỗn hợp trên ĐSTĐC với tốc độ tàu khách lên tới 350km/h.
Một là: Do trên thế giới không đâu tổ chức chạy tàu hỗn hợp trên ĐSTĐC với tốc độ các đoàn tàu khách là 350km/h, khiến chúng ta không có được một hình mẫu nào ở trên thế giới, để tham khảo, để làm theo. Do đó, chúng ta sẽ không có một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm quốc tế đầy đủ nào, để sử dụng cho việc triển khai các công việc thiết kế, thi công và tổ chức khai thác chạy tàu…Trong trường hợp chúng ta tự đứng ra để biên soạn các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm khai thác chạy tàu nói trên, thì năng lực, trình độ và cả thời gian có cho phép hay không? Chắc chắn là bất khả thi.
Hai là,Với địa hình và sự phân bổ dân cư trên trục Bắc - Nam, hành trình xuyên Việt của các đoàn tàu khách cao tốc 350km/h với chiều dài trên 1.500 km, là một hành trình hết sức khó khăn, trở ngại, rất phi kinh tế và không khả thi.
ĐSTĐC Bắc - Nam đi qua 22 khu gian chạy tàu với 23 nhà ga, chủ yếu là các thị xã và thành phố thủ phủ các tỉnh từ Bắc vào Nam. Nếu chạy tàu khách với tốc độ 350km/h thì theo Quy phạm khai thác ĐSTĐC, tổng quãng đường tăng tốc và giảm tốc trên một khu gian chạy tàu giữa hai nhà ga của các đoàn tàu đó lên tới 35km. Điều không may là nhiều khu gian chạy tàu trên hành trình xuyên Việt chỉ có khoảng cách trên dưới 30km như các khu gian: Ngọc Hồi - Phủ Lý; Phủ Lý - Nam Định; Nam Định - Ninh Bình. Các khu gian đó dường như không đủ cự ly cho các quãng đường tăng tốc, giảm tốc theo quy phạm. Một số khu gian như: Ninh Bình - Thanh Hóa; Vinh - Hà Tĩnh; Đông Hà - Huế; Đà Nẵng -Tam Kỳ, Tam Kỳ - Quảng Ngãi…trừ đi các quãng đường tăng tốc giảm tốc, cũng chỉ còn có thể chạy tàu với tốc độ 350 km/h không tới 10 phút, do vậy không mang nhiều ý nghĩa. Thực tế, trên suốt hành trình xuyên Việt chỉ có 4 khu gian: Thanh Hóa – Vinh; Hà Tĩnh - Đồng Hới; Quảng Ngãi - Diêu Trì và Phan Rang - Phan Thiết, có cự ly trên dưới 130km, khả dĩ cho việc chạy tàu với tốc độ cao tốc 350km/h. Song trừ đi quãng đường tăng tốc, giảm tốc, các đoàn tàu cũng chỉ có thể chạy với tốc độ 350km/h chừng 20 phút. Hành khách chưa kịp cảm nhận được vận tốc di chuyển cao thì đã phải giảm tốc, dừng tàu. Điều này hầu như không xảy ra với ĐSTĐC ở bất cứ đâu trên thế giới.
Tổng quát lại, với 23 nhà ga, 22 khu gian chạy tàu, tổng quãng đường tăng tốc và giảm tốc kể trên lên tới 770km1. Coi như 1/2 chiều dài tuyến (770 km /1.540 km) ĐSTĐC Bắc - Nam làm ra chỉ để dùng cho việc tăng tốc và giảm tốc. Đây cũng lại là điều không xảy ra ở đâu trên thế giới. Hiệu quả khai thác tuyến cùng với hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vì thế ở vào hàng đội sổ. Không những thế, các quá trình tăng tốc, giảm tốc liên tục đã tiêu hao năng lượng quá lớn, cùng với đó là tuổi thọ các cơ cấu động lực của phương tiện bị rút ngắn do phải thường xuyên làm việc ở chế độ tải trọng lớn, phải được bảo trì thay thế thường xuyên, khiến cho chi phí vận doanh càng đội lên không dễ gì trang trải.
Sẽ có ý kiến cho rằng các đoàn tàu khách tốc độ 350km/h không cần dừng ở cả 23 nhà ga, mà chỉ chọn dừng ở 6 ga. Như vậy càng không thể thu gom đủ khách, vận doanh đã thua lỗ càng thêm thua lỗ. Nhưng điều quan trọng là làm như vậy chúng ta đã bỏ qua quyền lợi của người dân trên suốt 2/3 chiều dài toàn tuyến. Những người dân ở những vùng đất nghèo như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi… đã nhường đất, nhà cửa, sinh kế cho ĐSTĐC, sẽ nghĩ gì. Phương châm lấy người dân làm trung tâm, lấy hạnh phúc hưởng thụ của người dân làm
mục tiêu phát triển, liệu có được thực thi.
Ba là, do không làm chủ công nghệ ĐSTĐC, trong xây dựng hạ tầng cũng như trong mua sắm phương tiện và phụ tùng thay thế, người Đài Loan phải mua giá đắt và phụ thuộc hoàn toàn vào Nhật Bản. Vì thế ĐSTĐC Đài Bắc – Cao Hùng thua lỗ nặng nề, từng lâm vào nguy cơ phá sản.
Cả về nguồn lực đầu tư, cả về trình độ công nghiệp hóa, chúng ta chưa thể so kịp Đài Loan, ĐSTĐC Bắc – Nam lại dài hơn 4,5 lần ĐSTĐC Đài Bắc – Cao Hùng. Nếu lựa chọn tốc độ 350 km/h, ĐSTĐC Bắc – Nam sẽ là tuyến ĐSTĐC có vận tốc 350 km/h dài nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại. Sự phụ thuộc của chúng ta vào đối tác nước ngoài sẽ còn lớn hơn nhiều, không chỉ trong xây dựng triển khai dự án mà còn trong suốt vòng đời vận hành dự án về sau. Sự thua lỗ cùng với những hệ lụy nặng nền đối với kinh tế - xã hội là không thể lường hết được.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,346
Động cơ
217,491 Mã lực
Ba là, do không làm chủ công nghệ ĐSTĐC, trong xây dựng hạ tầng cũng như trong mua sắm phương tiện và phụ tùng thay thế, người Đài Loan phải mua giá đắt và phụ thuộc hoàn toàn vào Nhật Bản. Vì thế ĐSTĐC Đài Bắc – Cao Hùng thua lỗ nặng nề, từng lâm vào nguy cơ phá sản.
Cả về nguồn lực đầu tư, cả về trình độ công nghiệp hóa, chúng ta chưa thể so kịp Đài Loan, ĐSTĐC Bắc – Nam lại dài hơn 4,5 lần ĐSTĐC Đài Bắc – Cao Hùng. Nếu lựa chọn tốc độ 350 km/h, ĐSTĐC Bắc – Nam sẽ là tuyến ĐSTĐC có vận tốc 350 km/h dài nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại. Sự phụ thuộc của chúng ta vào đối tác nước ngoài sẽ còn lớn hơn nhiều, không chỉ trong xây dựng triển khai dự án mà còn trong suốt vòng đời vận hành dự án về sau. Sự thua lỗ cùng với những hệ lụy nặng nền đối với kinh tế - xã hội là không thể lường hết được.
Cái này thì sai, Đài Loan chạy tàu không lỗ nhưng lỗ vì lãi suất cao. VN vay 2-3% thôi, không phụ thuộc Nhật, và mỏ vàng VN to hơn nhiều mỏ Đài Loan.

Đường dài nhất thế giới đây. Bắc Kinh Quảng châu 2.300 km, xây trong 7 năm, tốc độ 350 km tùy đoạn.
1701485204269.png


Giá vé bên Tàu, Bắc Kinh - Quảng Châu, 2 triệu 8 bằng 73% giá vé máy bay rẻ nhất và chỉ đắt hơn xe khách đường dài 20%.
1701485387503.png
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,346
Động cơ
217,491 Mã lực
..
Sẽ có ý kiến cho rằng các đoàn tàu khách tốc độ 350km/h không cần dừng ở cả 23 nhà ga, mà chỉ chọn dừng ở 6 ga. Như vậy càng không thể thu gom đủ khách, vận doanh đã thua lỗ càng thêm thua lỗ. Nhưng điều quan trọng là làm như vậy chúng ta đã bỏ qua quyền lợi của người dân trên suốt 2/3 chiều dài toàn tuyến. Những người dân ở những vùng đất nghèo như Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi… đã nhường đất, nhà cửa, sinh kế cho ĐSTĐC, sẽ nghĩ gì. Phương châm lấy người dân làm trung tâm, lấy hạnh phúc hưởng thụ của người dân làm
mục tiêu phát triển, liệu có được thực thi.
Nó là combo tàu 350 km/h và 160 km/h nên không bỏ ai lại phía sau, gom hết khách nhé. Nếu cần có thể mở rộng ra 50 ga cho tàu 160 km/h.

Còn chạy chỉ được từng đoạn 20p 350 km thì cũng khủng lắm rồi, được hơn trăm cây số, Rồi cái đoạn tăng tốc thì tàu 350 nó khác hẳn 225, chạy thấp hơn 350 vẫn ngon hơn 225 mấy chục %. Với lại chạy dưới 350 km/h thì càng đỡ tốn điện chứ gì!
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,873
Động cơ
347,686 Mã lực
Cụ trên phân tích về động lực có vẻ sâu nhưng nó chỉ lý thuyết trong điều kiện lý tưởng chứ thực tế sẽ cao hơn nhiều còn vụ chạy tàu bằng điện mặt trời dư thừa thì quên khẩn trương đi, không có đâu. Nếu các điện farm hay kể cả mái nhà mà tập trung rất dày đặc quá nhiều thì khi nắng tốt sẽ dư thùa trong hai trường hợp:
- Không truyền tải đi được do giới hạn đường dây hay máy biến áp
- Do lưới điện không đủ quán tính nên không thể nhận thêm ( điện mặt trời không có quán tính)
Trong cả hai trường hợp này đều bỏ đi chứ không dùng chạy tàu được
Điện cấp cho chạy tàu ĐSCT phải rất ổn định chất lượng đảm bảo thành ra không có ĐSCT nào dùng điện mặt trời vốn rất là phập phù.
Em phân tích như thế để thấy dư địa giảm chi phí còn rất nhiều và các biện pháp là rất khả thi, đơn giản như:
+ thiết kế đầu tàu khí động học hơn chứ không cục mịch như bây giờ, xếp hàng gọn, khít hơn, là giảm cản gió rất nhiều rồi.
+ đường phẳng hơn, êm hơn
+ chạy điện giờ cao điểm - thấp điểm đã khác biệt rất nhiều về chi phí
Còn về lý thuyết thì nếu điểm đầu và cuối cùng độ cao thì công sinh ra = 0 nhé.

Còn điện mặt trời dư thừa ta nên hiểu rộng ra, không nên máy móc thế :D
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,688
Động cơ
771,931 Mã lực
Thượng Hải đi Quảng Châu Lịch trình
Thượng Hải đi Quảng Châu Lịch trình 1.473km
Tên phương tiện vận chuyểnThời gian lộ trìnhGiá
China Southern Airlines Economy #CZ354906:55 - 09:258.927.966 ₫
Hainan Airlines Economy #HU723208:00 - 10:351.780.199 ₫
China Southern Airlines Economy #CZ353410:50 - 13:257.929.836 ₫
China Eastern Airlines Economy #MU530512:30 - 15:108.738.818 ₫
China Railway Second Class Seat15:25 - 23:443.162.300 ₫
China Eastern Airlines Economy #MU531317:30 - 19:558.618.730 ₫
Air China Economy #CA342219:25 - 22:108.618.730 ₫
China Southern Airlines Economy #CZ354620:50 - 23:257.929.836 ₫
China Southern Airlines Economy #CZ821222:00 - 00:357.962.362 ₫

Tàu 7 giờ 3 triêu
Tàu 17 giờ 850k
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,688
Động cơ
771,931 Mã lực
Em phân tích như thế để thấy dư địa giảm chi phí còn rất nhiều và các biện pháp là rất khả thi, đơn giản như:
+ thiết kế đầu tàu khí động học hơn chứ không cục mịch như bây giờ, xếp hàng gọn, khít hơn, là giảm cản gió rất nhiều rồi.
+ đường phẳng hơn, êm hơn
+ chạy điện giờ cao điểm - thấp điểm đã khác biệt rất nhiều về chi phí
Còn về lý thuyết thì nếu điểm đầu và cuối cùng độ cao thì công sinh ra = 0 nhé.

Còn điện mặt trời dư thừa ta nên hiểu rộng ra, không nên máy móc thế :D
Vẫn là bài toán kinh tế thôi, muốn giảm chi phí vận hành thì đường, tàu, thiết bị tốt hơn sẽ làm tăng đầu tư ban đầu, cái này các nước giàu làm ngon nghèo không tiền không công nghệ thì có muốn cũng chịu nói ra cũng chỉ như bánh vẽ cho đẹp thôi cụ :D.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,873
Động cơ
347,686 Mã lực
Vẫn là bài toán kinh tế thôi, muốn giảm chi phí vận hành thì đường, tàu, thiết bị tốt hơn sẽ làm tăng đầu tư ban đầu, cái này các nước giàu làm ngon nghèo không tiền không công nghệ thì có muốn cũng chịu nói ra cũng chỉ như bánh vẽ cho đẹp thôi cụ :D.
VN vẫn còn có nhiều người có chí lớn không cam chịu an phận như cụ, ví dụ anh Vượng và ... em :D
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,688
Động cơ
771,931 Mã lực
VN vẫn còn có nhiều người có chí lớn không cam chịu an phận như cụ, ví dụ anh Vượng và ... em :D
Em công nhận phân lô thì cụ là nhất những thứ khác như: điện thoại, vác xin, siêu thị.... thì em không bàn
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,981
Động cơ
272,131 Mã lực
Ý kiến Tổng công ty đường sắt đây:

Đại diện Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết nếu giải phóng việc vận tải tuyến đường sắt hiện hữu Bắc-Nam khỏi chức năng chở khách để tập trung vận tải hàng hoá, hoàn thành kết nối với các cảng biển, nút giao thông đường bộ sẽ đáp ứng được yêu cầu vận tải khối lượng hàng hoá rất lớn, trong đó có nhiều loại hàng có yêu cầu đặc thù về điều kiện, tốc độ vận chuyển, giảm chi phí logistics đang rất cao ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, kinh nghiệm nhiều nước cho thấy đường sắt tốc độ cao sẽ góp phần giảm áp lực đô thị hoá với việc phát triển đô thị vệ tinh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công nghiệp, phát triển du lịch, giảm chi phí logistics,…



Nói chung là cũng không nên đánh giá thấp đường sắt cũ. Nếu cần có thể cứ 15 phút 1 chuyến tàu hàng thì khối lượng cũng khủng lắm! Hiện giờ có lẽ điểm nghẽn tàu hàng là thiếu kho hàng, ga hàng, kết nối đến cảng biển, hàng không...nên thời gian tới sẽ bổ sung. Muốn chạy sang TQ thì bốc dỡ sang tàu 1m4 ở Hà Nội. Hải sản tươi sống thì cứ đi 350 km/h cũng ổn!
Điểm nghẽn là giao cắt với đuòng bộ, đi xuyên quá nhiều đô thị và khổ ray hẹp, đường đơn, hầm nhỏ cầu tải trọng yếu cụ ơi.
Tức là nghẽn hết cụ ạ.
Làm tàu du lịch cà rịch cà tang thì ok.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top