[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,661
Động cơ
316,360 Mã lực
Thấy báo viết là sắp làm đường khổ 1,4m nối viêng chăn Vũng áng. Đúng là, cứ phải thúc vào mít mới chịu làm, k làm thì Lào nó nhờ TQ làm nốt
Cái này cũng là TQ làm thôi, chủ yếu mời anh ĐÈO CẢ HHV tham gia cho vui.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,868
Động cơ
347,498 Mã lực
máy điện chỉ thế thôi . gần như ấn độ nó chế tạo khung gầm biến áp động cơ trong nước .
Em đọc bài báo thì nó nói Siemens làm tất cả cái locomotive, em hiểu là cả cái đầu máy gồm máy, khung gầm, hệ thống điều khiển, ... tóm lại là Ấn mua về chỉ việc nối vào các toa tàu hàng đang chờ là chạy được, chứ không phải mỗi cái electric motor :))
Siemens Mobility will design, manufacture, commission and test the locomotives. Deliveries are planned over an eleven-year period, and the contract includes 35 years of full service maintenance.
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,001
Động cơ
398,421 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
TBN vừa sang VN chào hàng thì xảy ra sự kiện ê mặt này:

Vừa rồi có tai nạn tàu đâm nhau ở Hy Lạp. Ông Hy Lạp này được EU chiều chuộng, chơi toàn tàu Đức, Siemens và Bombardier.

Tàu thì e ngại lý do an ninh, Nhật thì chăm chăm dụ làm Shinkansen, Âu thì thế kia, Nga thì lại chơi 1 mình 1 hệ khổ 1m5. Không lẽ lại phải chọn mấy tay Pháp cà lơ phất phơ? Chọn đối tác cũng vất vả chứ chả đùa.
Nga không có sản xuất ĐSCT cụ ợ.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,661
Động cơ
316,360 Mã lực
Hy vọng 2026 triển khai, làm 10 năm đến năm 2035 là xong toàn tuyến Bắc Nam, thì là kỳ tích luôn.
Sau tuyến này, VN sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong làm ĐSCT.
Hiện nay vướng chủ yếu là GPMB, nhưng kinh nghiệm làm cao tốc BN vừa rồi, việc GPMB cơ bản ok.
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,731
Động cơ
393,653 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Em đọc bài báo thì nó nói Siemens làm tất cả cái locomotive, em hiểu là cả cái đầu máy gồm máy, khung gầm, hệ thống điều khiển, ... tóm lại là Ấn mua về chỉ việc nối vào các toa tàu hàng đang chờ là chạy được, chứ không phải mỗi cái electric motor :))
sản xuất tất cả cơ khí tại Ấn độ .
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,868
Động cơ
347,498 Mã lực
sản xuất tất cả cơ khí tại Ấn độ .
Vâng có thể sx tất cả tại Ấn, nhưng mà là Siemens làm, không khác gì Samsung sản xuất điện thoại tại VN đâu.
Với Ấn thì họ mua tàu với giá hơn 2tr EUR mỗi đầu tàu, chưa tính bao nhiêu việc làm, kinh nghiệm, công nghệ được chuyển giao.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,118
Động cơ
503,087 Mã lực
Đường sắt Ấn Độ hơi bị ngon đấy. Đầu máy D13E của ta là nhập từ Ấn Độ.
Ấn Độ từ lâu đã sản xuất được tàu metro, các tàu hàng, tàu khách tốc độ thường.
Em cũng hay tham khảo giáo trình của đường sắt Ấn Độ. Đặc biệt những vấn đề nào khó nhằn thì có những pháp sư Ấn Độ giảng rất dễ hiểu.
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
620
Động cơ
183,689 Mã lực
Tuổi
45
Nếu làm đường sắt đôi tốc độ 160km/h thì chỉ tầm 30 tỷ usd đủ k cụ Lều? Tiết kiệm nửa tiền chứ đùa à. Sau thích thì con cháu làm thêm hyperloop
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
863
Động cơ
137,740 Mã lực
Tuổi
46
Đường sắt Ấn Độ hơi bị ngon đấy. Đầu máy D13E của ta là nhập từ Ấn Độ.
Ấn Độ từ lâu đã sản xuất được tàu metro, các tàu hàng, tàu khách tốc độ thường.
Em cũng hay tham khảo giáo trình của đường sắt Ấn Độ. Đặc biệt những vấn đề nào khó nhằn thì có những pháp sư Ấn Độ giảng rất dễ hiểu.
Sản xuất nó chung chung lắm cụ ạ. Ấn Độ "sản xuất" được đầu máy D13E cũng như Việt Nam "sản xuất" đầu máy D19E loạt 2 thôi, may ra hơn Viêt Nam là đóng được khung gầm.

Em đọc thông tin trên forum của các bạn Ấn là ngay cả bánh xe cho đầu máy chạy 160 km/h của Ấn cũng phải nhập từ Trung Quốc. Bánh xe tốc độ cao cũng là khó, nhưng ở đầu máy điện thì động cơ điện và biến áp có vẻ khó hơn. Nam Phi có ngành đường sắt rất phát triển, nhưng đầu máy điện của họ vẫn dùng động cơ Toshiba, một số động cơ điện trong đầu máy điện của Trung Quốc trước đây cũng là hàng Nhật (có thể hiện tại thì là hàng TQ), mặc dù động cơ điện đến 2000 kW thì nhà máy Việt Hung cũng sản xuất được, một đầu máy điện gắn 6 động cơ 1000 kW là đã gần 10000 HP.

Ấn độ thì máy bay, xe tăng, tàu sân bay, tuabin hơi nhà máy điện, cái gì cũng "sản xuất" được, nhưng có lẽ 90% - 100% là lắp ráp và gắn một cái tên Ấn Độ. Đám Pakistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tương tự. Cái này hỏi nguồn thì khó, nhưng là kết quả đánh giá qua gần 20 năm em tham gia các forum nước ngoài.
 
Chỉnh sửa cuối:

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,263
Động cơ
110,754 Mã lực
Nga không có sản xuất ĐSCT cụ ợ.
Nga tự sx được tàu chạy 200km/h từ lâu cụ ạ. Nay đã dừng sx và thay thế bằng tàu của Đức. Ta mua lại công nghệ cũ về nghiên cứu tiếp cũng được, vẫn đúng chủ trương tốc độ cao. Đấy là nếu có khả năng nghiên cứu khoa học & công nghệ 1 cách tử tế, em chỉ sợ chả có, thôi em bỏ ý tưởng này luôn ạ :D
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
863
Động cơ
137,740 Mã lực
Tuổi
46
Nga tự sx được tàu chạy 200km/h từ lâu cụ ạ. Nay đã dừng sx và thay thế bằng tàu của Đức. Ta mua lại công nghệ cũ về nghiên cứu tiếp cũng được, vẫn đúng chủ trương tốc độ cao. Đấy là nếu có khả năng nghiên cứu khoa học & công nghệ 1 cách tử tế, em chỉ sợ chả có, thôi em bỏ ý tưởng này luôn ạ :D
Ông anh em đã đi tàu cao tốc của cả Nga (tuyến Moscow St Peterburg) và TQ, về nói tàu Nga (công nghệ Siemens) chạy 200 km/h rất ồn và rung, trong khi tàu TQ chạy 300 km/h vẫn êm ru.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,306
Động cơ
85,095 Mã lực
Tốc độ cao = viết tắt là "cao tốc".
Đường bộ cao tốc = Đường bộ cho xe chạy tốc độ cao.

Sao nhiều cụ lại phân biệt ĐSCT với ĐS tốc độ cao nhỉ ....:D
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,334
Động cơ
217,455 Mã lực
Tốc độ cao = viết tắt là "cao tốc".
Đường bộ cao tốc = Đường bộ cho xe chạy tốc độ cao.

Sao nhiều cụ lại phân biệt ĐSCT với ĐS tốc độ cao nhỉ ....:D
về từ ngữ thì văn bản VN chỉ có 1 từ là tốc độ cao.
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Đường sắt 2017, đường sắt tốc độ cao là một loại hình của đường sắt quốc gia có tốc độ thiết kế từ 200 km/h trở lên, có khổ đường 1.435 mm, đường đôi, điện khí hóa.
Và cái chuẩn này nó thấp hơn định nghĩa phổ biến đường sắt tốc độ cao của quốc tế là khoảng 250km/h trở lên nếu xây mới.

Còn tiếng Mỹ thì không có từ đường bộ cao tốc, chỉ có từ highway là đường cao thôi, ông nào thêm chữ tốc độ vào là vẽ thêm chân. Highway không có quy định tốc độ mà chỉ là không có giao cắt.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,306
Động cơ
85,095 Mã lực
Còn tiếng Mỹ thì không có từ đường bộ cao tốc, chỉ có từ highway là đường cao thôi, ông nào thêm chữ tốc độ vào là vẽ thêm chân. Highway không có quy định tốc độ mà chỉ là không có giao cắt.
Đường Highway ở VN không cho phép xe chạy chậm hơn 60km/h cụ ạ.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,118
Động cơ
503,087 Mã lực
Sản xuất nó chung chung lắm cụ ạ. Ấn Độ "sản xuất" được đầu máy D13E cũng như Việt Nam "sản xuất" đầu máy D19E loạt 2 thôi, may ra hơn Viêt Nam là đóng được khung gầm.

Em đọc thông tin trên forum của các bạn Ấn là ngay cả bánh xe cho đầu máy chạy 160 km/h của Ấn cũng phải nhập từ Trung Quốc. Bánh xe tốc độ cao cũng là khó, nhưng ở đầu máy điện thì động cơ điện và biến áp có vẻ khó hơn. Nam Phi có ngành đường sắt rất phát triển, nhưng đầu máy điện của họ vẫn dùng động cơ Toshiba, một số động cơ điện trong đầu máy điện của Trung Quốc trước đây cũng là hàng Nhật (có thể hiện tại thì là hàng TQ), mặc dù động cơ điện đến 2000 kW thì nhà máy Việt Hung cũng sản xuất được, một đầu máy điện gắn 6 động cơ 1000 kW là gần 10000 HP.

Ấn độ thì máy bay, xe tăng, tàu sân bay, tuabin hơi nhà máy điện, cái gì cũng "sản xuất" được, nhưng có lẽ 90% - 100% là lắp ráp và gắn một cái tên Ấn Độ. Đám Pakistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tương tự. Cái này hỏi nguồn thì khó, nhưng là kết quả đánh giá qua gần 20 năm em tham gia các forum nước ngoài.
Đây, sản xuất bánh xe đây cụ.
 
Biển số
OF-825802
Ngày cấp bằng
3/2/23
Số km
18
Động cơ
253 Mã lực
Nơi ở
Số 5 Đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội
Website
xechauau.com.vn
Cụ hỏi hay. Nên chứ sao sao không nên? Nhưng hãy trả lời câu hỏi đầu tiên đã nhé.
Em chạy grab lương cao, sống thoải mái. Đang phân vân không biết có nên mua em Bim đầu 7 hay Mẹc S hay không, các cụ có thấy nên hay không nên? :D
cụ thích bim đầu 7 hay mẹc S thì sang em chạy thử, thích chiếc nào thì bác kiếm chỗ giá tốt là nhấc thôi, lương grab bác cao quá cho em theo với :)) :))
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,245
Động cơ
377,128 Mã lực
Nga tự sx được tàu chạy 200km/h từ lâu cụ ạ. Nay đã dừng sx và thay thế bằng tàu của Đức. Ta mua lại công nghệ cũ về nghiên cứu tiếp cũng được, vẫn đúng chủ trương tốc độ cao. Đấy là nếu có khả năng nghiên cứu khoa học & công nghệ 1 cách tử tế, em chỉ sợ chả có, thôi em bỏ ý tưởng này luôn ạ :D
Nó bỏ rồi thì mình mua về làm gì, cốt lõi không phải mình phải sản xuất toàn bộ mà nó lắp ráp ở mình thôi, mình làm được tí gì thì làm nhưng khi đó mình chủ động xây dựng, cứ thuê bọn nó hoàn toàn mình bị động thì bất kể đối tác nào từ Nhật, TQ, Âu đều sẽ bị nó hành.

Giống như một số công trình: Thủy điện lớn, hầm, cầu dây văng mặc dù mình chưa làm 100% nhưng cần là mình tự làm ko lo bị chúng nó dắt mũi.
Nếu kinh tế phát triển vô số tỉnh còn làm tàu điện nội đô chứ ko phải chỉ HN, HCM toàn bộ hệ thống đường sắt rất lớn mình phải tự xây dựng và bảo trì vận hành chứ ko thì chỉ như ông nông dân ăn chơi bị chúng nó vặt thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top