Theo em thấy thì các du án khi chưa bắt tay vào làm không có cái nào nói sẽ đội giá cả . Và cuối cùng thì rất nhiều cái bị đội.
Còn dự án làm lần đầu chưa có kinh nghiệm gì lại làm kiểu chia thành nhiều dự án nhỏ đê cả ta, cả tây, cả tàu cùng làm thì cái phải lo là ghép lại có chạy được không chứ đội vốn sẽ chỉ còn là chuyện nhỏ thôi buộc phải chấp nhận .
Cái gì mà do nhà thầu VN làm thì dự toán sẽ sát hơn, ít đội vốn hơn. Gói thầu nào phải thuê nước ngoài thì nguy cơ đội vốn cao hơn, còn nếu là vốn vay ODA kiểu cũ thì chắc chắn sẽ đội vốn nhiều
Đúng ra là thế này các cụ ợ: Các dự án VN đã có kinh nghiệm và chuyên môn thì hiện tại lập kế hoạch đều khá đúng, có đội có thấp, nếu đội vốn cũng không cao hơn bao nhiêu.Cụ nhầm nhé, cái này bắt buộc phải trình thành mấy giai đoạn, hiện tại giai đoạn 1 làm hay không làm, nếu quyết làm sẽ có tiền cho thiết kế lập dự án giải phóng mặt bàng, sau đấy mới có dự toán được duyệt cho con số chính xác và Quốc hội phải bấm nút lần nữa nếu vượt dự toán. chứ giờ luật ngân sách thiếu hay phát sinh chính phủ cũng không lấy từ nguồn nào mà bù được, nguồn dự phòng và khẩn cấp chính phủ được duyệt rất ít, đến việc đảo vốn ở các dự án với nhau còn phải trình (cấp tỉnh là HĐND và cấp bộ là UBNS quốc hội). nên nay cụ để ý sẽ thấy tin bộ GT mới đc giao thêm gần 7000 tỷ do giải ngân nhanh, điều chuyển phần dư từ tăng thu ngân sách sang
Nhưng những dự án VN mới làm lần đầu thì nói chung là đội vốn nhiều, như tất cả dự án đường sắt đô thị. Thực ra thì làm lần đầu thì nước nào cũng thế thôi.
Việt nam chưa làm ĐSCT bao giờ nên khả năng cao là sẽ đội vốn, thậm chí khá nhiều. Nhất là nếu định cấp tập 10 năm xong 1.550km như dự kiến hiện tại. Các cụ biết là không có chuyện vừa nhanh vừa rẻ vừa chất lượng, muốn nhanh và chất lượng thì chắc chắn phải nhiều tiền, đặc biệt khi VN chưa có kiến thức kinh nghiệm gì cả.