Quan điểm nhà cháu:
-Đi bắc nam muốn nhanh thì đi máy bay. Giá rẻ.
Chở hàng tốc độ trung bình 90km, chở người 120km là ngon rùi.
- Gần HN và SG cần tầu chạy 350km nối Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa... Lên tầu chạy 30 phút tới HN.
Đi vòng quanh HN bằng tầu điện ngầm(ko đi đường sắt trên cao nhé các cụ)
Như thế các cụ ở Hải Dương đi buổi làm Mỹ Đình vẫn vô tư. Ko lo tắc đường, bụi bặm... Kinh tế đi lên nhảy vọt. Chất lượng sống như Nhật luôn.
Ngân sách bù lỗ để phát triển như vậy cũng đáng.
Chứ đầu tư 60 tỏi Bi đen (chưa tính phát sinh 60 tỏi nữa) cho cái tuyến Bắc Nam có một nhúm người đi thì Mỹ nó cũng phải gọi bằng cụ.
Khoảng cách mấy tỉnh này trên dưới 100km nên chẳng cần phải tàu 350km đâu ạ. Tính quãng đường và chi phí đầu tư có thể ko hiệu quả.
Nhà cháu rảnh rỗi xem lại các loại tàu ở Nhật thì khá là giật mình.
Mặc dù Nhật nó chia làm 5 loại tàu nhưng xét theo tiêu chí tốc độ thì chỉ có 2 thôi (ko tính subway)
- Shinkansen: Có đến mấy loại Shinkansen, tốc độ (vận hành) từ 240km/h đến 350km/h. Shinkansen chạy gần như dọc chiều dài đất nước,
- Tàu local, express, limit expres, rapit... thì tốc độ chẳng chênh nhau là mấy, trung bình từ 90 km/h đến 130km/h. Có chăng khác nhau ở chất lượng chỗ ngồi và điểm đỗ dừng ít hơn mà thôi. Tàu chỉ chở người nên nó sạch sẽ, lịch chạy tính thời gian bằng giây nên ko cảm giác chậm, kết nối liên tỉnh khá ok. Chẳng thấy tàu 200km - 250km nào khác 2 loại trên.
Tìm hiểu thêm thì nhà cháu nghĩ nguyên lý hoạt động của các tàu trên có vẻ là gần như nhau, động cơ đều nằm mỗi toa. Tàu chạy tốc độ cao trên 200km thì cần có thiết kế đặc biệt để chống cản gió, chống rung lắc, chống say... nên nó có hình viên đạn. Nếu nhà cháu hiểu đúng thì ĐS TDC 250km/h với Shinkansen 350km/h cũng chỉ là 1, có chăng khác nhau ở độ khỏe của động cơ và kết cấu chịu áp lực của khoang tàu (Nhật nó yêu cầu phải dừng trong khoảng 600m khi phanh gấp).
Nếu nhà cháu hiểu đúng thì 2 loại tàu đang bàn cãi có chi phí đầu tư chẳng chênh nhau bao nhiêu ạ.