[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

ATZ

Xe tải
Biển số
OF-59089
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
430
Động cơ
434,821 Mã lực
Nơi ở
TP HCM
Đảm bảo nếu đường sắt cao tốc này làm xong sẽ là gánh nợ lớn cho ngân sách trong quá trình đầu tư lẫn vận hành. Giá vé Bắc Nam phải gấp đôi giá máy bay thông thường không kể các hãng hàng không họ khuyến mãi.
Không hiểu vì lý do gì mà từ thời ông Dũng rất sốt sắng cho việc này định làm luôn trong 5 năm, may bị Quốc Hội bác, giờ đến con ông ấy là ông Nghị cũng cố gắng thúc đẩy.

Mình không ủng hộ tuyến đường này.
Tốt nhất dùng hơn 70 tỷ USD đó trích 1/3 nâng cấp đường sắt hiện tại lên tốc độ tầm 100km/h, còn lại làm đường bộ cao tốc cho ra cao tốc đến các vùng kinh tế lớn là được.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,717 Mã lực
Em ngứa tay lại bàn tiếp về phương án 350 chở khách :D

Như đã nói ở mấy trang trước, theo kinh nghiệm đsct ở châu Âu thì chi phí bảo trì hàng năm của hệ thống (hạ tầng và tàu) không lớn, dựa vào đó em ước tính cho tuyến Bắc - Nam khoảng 400 triệu USD ~ 10 nghìn tỉ mỗi năm, đây là chi phí cố định phải chi ra dù đi nhiều hay ít.

Chi phí vận hành trên mỗi khách bao gồm:
+ tiêu thụ điện: 80 kwh mỗi lượt Bắc - Nam, tạm tính giá 2500 đồng thành tiền 200k
+ nhân công (lái tàu, điều độ, bán vé, ...): 200k
Tổng cộng 400k nếu full khách.
Nhân thêm hệ số để bù cho ghế trống, tạm tính xông xênh là 750k chi phí vận hành mỗi khách.

Chưa phân bổ khấu hao (kế toán), thì lãi lỗ hàng năm sẽ như sau:
Lãi ròng = (Giá vé - 750k) * Số khách - 10k tỉ

Ta có biểu đồ trực quan lãi ròng theo giá vé và số khách như sau
dsct.png


Ta thấy là:
+ Với giá vé 1 triệu / lượt thì điểm hòa vốn là 40 triệu lượt khách, khả thi với giá vé rất rẻ như vậy.
+ Giá vé 1tr5 thì điểm hòa vốn khoảng 15 triệu khách
+ Giá vé 2tr thì có thể bắt đầu tính đến hoàn vốn đầu tư. Ví dụ với 50 triệu khách, lãi 50k tỉ ~ 2 tỉ USD, sẽ hoàn vốn đầu tư (giả định mức đầu tư 70 tỉ) sau 35 năm.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,717 Mã lực
Cho các cụ nào bảo VN thiếu tiền đầu tư này, 70 tỉ thì mới phải nghĩ chứ 10-15 tỉ làm đs 120kmh thì thừa sức.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
2,941
Động cơ
120,168 Mã lực
Phương án của bọn Nhật là tối ưu nếu nhu cầu Hành khách đi Tàu hỏa (đến 2045 là 200tr lượt Bắc nam quy đổi).
Nhưng em tin số liệu của bộ KHĐT hơn vì họ là các chuyên gia kinh tế, Tất cả các quy hoạch về hạ tầng đều xuất phát từ quy hoạch kinh tế xã hội. Bộ KH chỉ đưa ra dự đoán 100-150tr/Hành khách năm cho đến năm 2045, tương đương với 50% dự báo của bọn Nhật, vậy dự báo nào là chuẩn, vì theo các phương án thì tỷ lệ nội hoàn của dự án đều lên 10%, có nghĩ đủ sức hấp dẫn cả tư nhân?
Nếu k chuyển giao công nghệ thì theo em hiệu quả nhất là cứ làm đường đơn hỗn hợp khách, hàng 120km/h trước rồi vẽ thêm tuyến chỉ chở khách từ 2 đầu, tiền có đến đâu làm đến đấy.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,136
Động cơ
77,333 Mã lực
Nếu k chuyển giao công nghệ thì theo em hiệu quả nhất là cứ làm đường đơn hỗn hợp khách, hàng 120km/h trước rồi vẽ thêm tuyến chỉ chở khách từ 2 đầu, tiền có đến đâu làm đến đấy.
Nếu được quyết em cũng chọn phương án này, nối thông 2 đầu đất nước, đâu đó khoảng 15 tỷ đô (không bao gồm GPMB). Cái này với tiềm lực tài chính của mình thì hoàn toàn có thể làm trong 5 năm, thậm trí thành lập công ty cổ phần để lên sàn vì chắc chắn nó có lãi, rất nhiều lãi
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,586
Động cơ
217,616 Mã lực
Bộ nào rồi cũng đồng ý thôi nhưng mà lên báo thì chắc muốn hưởng hào quang từ dự án! :D

Đây là công trình ngàn năm, khi hoàn thành sẽ đưa tổng đường sắt cao tốc VN vượt qua nhiều nước Âu Mỹ!
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
2,941
Động cơ
120,168 Mã lực
Bộ nào rồi cũng đồng ý thôi nhưng mà lên báo thì chắc muốn hưởng hào quang từ dự án! :D

Đây là công trình ngàn năm, khi hoàn thành sẽ đưa tổng đường sắt cao tốc VN vượt qua nhiều nước Âu Mỹ!
Em sợ mấy khẩu hiệu kiểu này lắm, chả biết vượt ai khéo lại vượt Vinashin với Trương Mỹ Lan :D. Cứ thực dụng mà nói, không cần khẩu hiệu. ĐSCT cứ xác định các mốc 150km, 300km, 700km, 1000km rồi hãy tới 1550km. Vẽ 1 phát 1550km sợ lắm cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,701
Động cơ
482,133 Mã lực
Nơi ở
..
Em đề xuất chạm trổ 5 lỗ ở đèo Hải Vân giống đoạn Quý Châu lao ra biển đi Quảng Tây,Quảng Đông dược không ạ. Cho đỡ kẹt xe thông thoang ;))
IMG_2673.jpeg
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,717 Mã lực
Chi phí vận tải bằng freight train của Mỹ có 4.4 cent / ton-mile, tương ứng vận tải 1 tấn hàng HN-SG hết 1 triệu đồng. Đấy là Mỹ vẫn còn dùng nhiều tàu chạy bằng diesel, nếu điện khí hóa hết thì chi phí còn rẻ nữa.

Tận dụng điện gió điện mặt trời dư thừa để chạy có khi chi phí chỉ còn dưới 500k mỗi tấn :D

1701085164692.png
 

Soigia

Xe tăng
Biển số
OF-144493
Ngày cấp bằng
4/6/12
Số km
1,272
Động cơ
376,508 Mã lực

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,586
Động cơ
217,616 Mã lực
buồn cười là p.á 1 và 2 thì vừa mới năm ngoái Bộ KHĐT và tư vấn Tây bảo 2 ngon hơn p.a 1 của Nhật, nhưng bây giờ lại bị vặn ngược lại. Tư vấn Tây đã sai lầm khi chỉ tính doanh thu hàng hóa cho p.á 2, và lại tính p.á 2 lên max 95% công suất tối đa khả năng vận chuyển 163,62 triệu hk/năm và 65,48 triệu tấn hàng hóa/năm, trong khi Bộ GTVT tính toán lại chỉ có 63 triệu khách và 30 triệu tấn hàng hóa. Cái này mình không biết bên nào đúng tuy nhiên rõ ràng là tư vấn Tây đã không cãi được. Phải chăng tư vấn Tây cũng đã tranh thủ nhồi nhét cái gì vào?


Giờ mình muốn nghe ý kiến tư vấn Tàu! :D

Đường thì 350 km/h rồi nhưng giá tiền thì không thế đâu, giai đoạn này chắc là lấy giá tiền của nơi bán cao nhất!
 
Chỉnh sửa cuối:

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,136
Động cơ
503,168 Mã lực
Ban nghiên cứu của bộ GTVT toàn bọn dốt nên mới nhai đi nhai lại cái nghiên cứu của bọn Nhật thôi. Chứ người giỏi có cơ hội được phát biểu đếch đâu
Phương án 3 của bộ GTVT đưa ra và bộ Xây Dựng "đồng ý" nó vượt tầm thế giới mẹ nó rồi. Cả thế giới có ai làm kiểu đó đâu. Tăng tốc độ và tải trọng trục thì vỡ mồm món kết cấu luôn. TQ còn ko dám làm vậy. Bọn TQ nó cũng phân kỳ đầu tư, mấy tuyến ít người đi thì nó thiết kế tốc độ 250km/h và có thêm chở hàng nhưng chưa điện khí hóa ngay mà ưu tiên chở hàng trước. Khi nào đông khách thì lắp dây điện vào để chạy tàu điện. Nhưng cũng chỉ tối đa 250km/h.
Mấy trang trước em đã nhận định tư vấn của Bộ GTVT không biết gì về đường sắt. Giờ hỏi kinh nghiệm năng lực chắc chỉ có mỗi tuyến ĐS Bắc Nam này.
Cái PA3 nó yêu cầu hạ tầng khác hẳn, thậm chí đòi hỏi chi phí bảo trì rất lớn. Và điều độ tàu 350km/h và tàu 160km/h sẽ bất lợi hơn nhiều loại 250km/h và 120km/h. Vì ga khách phải cách khoảng 50km trở lên mới hiệu quả, lúc đó xếp tàu hàng thì chỉ có chạy đêm mới không cản tàu khách. Mà chạy đêm tàu hàng thì lại chiếm dụng không gian bảo trì bảo dưỡng tuyến, nó lại đòi hỏi rất nhiều nhân công và chia nhiều đoạn,...

Tóm lại đây là PA ở trên thế giới này không ai làm. Chắc tư vấn Bộ GTVT toàn người ngoài hành tinh, kiểu abcz vậy.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,586
Động cơ
217,616 Mã lực
..
Cái PA3 nó yêu cầu hạ tầng khác hẳn, thậm chí đòi hỏi chi phí bảo trì rất lớn. Và điều độ tàu 350km/h và tàu 160km/h sẽ bất lợi hơn nhiều loại 250km/h và 120km/h...
Chắc ý là chỉ khi sang hàng khi tắc đường hoặc cần vận chuyển xe tăng thôi chứ không có chạy thường xuyên. Còn bình thường thì đường 350 km/h đã vận chuyển hàng nhẹ, giảm tải cho đường 1 m cũ rồi.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,586
Động cơ
217,616 Mã lực
Ngoài ra các cụ chú ý đây là góp ý cho văn bản 3 p.a của Bộ GTVT nhé, như cụ nào đã nói sau này còn 1 phương án thứ 4 nhưng chưa thấy báo nào đăng!

Tin ra ầm ầm các báo thì chắc không phải nguồn là Bộ XD đâu mà có chỉ đạo, người ta chờ có 1 bộ đồng ý thì đưa ra chi tiết dự án cho các báo cùng đăng.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,785
Động cơ
336,291 Mã lực
Tuổi
44

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,136
Động cơ
503,168 Mã lực
Em thắc mắc hỏi là có ai ở Bộ GTVT hay Bộ XD là chuyên gia ĐSTĐC không nhỉ. Đứng sau Bộ GTVT là ông NB toàn xúi dại thì không nói, còn Bộ KHĐT thuê được dàn Anh-Đức khá xịn từ Arup, Evo nên lập luận chặt chẽ.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,840
Động cơ
347,717 Mã lực
Phương án chạy chung khách 200-250 với hàng 120 như em nói là rất kém tối ưu vì
1. Chạy hỗn hợp nhiều dải tốc độ khác nhau
+ ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác do tăng thời gian trống do phải chờ nhau
+ tăng chi phí bảo trì đường do tàu khách chạy nhanh cần ray tiêu chuẩn cao, bị tàu hàng nặng phá đường
+ tăng tăng chi phí năng lượng do không được chạy ổn định và ở tốc độ tối ưu.
+ tăng chi phí điều độ, giám sát an toàn do nhiều lịch trình khác nhau của tàu khách, hàng

Phương án này không tối ưu bằng làm đường riêng cho tàu khách (200-250) và hàng (120). Đường chở hàng tiêu chuẩn phổ thông như của Mỹ rất hiệu quả, chi phí xây chỉ hết khoảng 10-15 tỉ USD, và chắc chắn có thể chở hàng nặng hơn nhiều cái giới hạn tải trọng trục 22.5 tấn.

2. Chi phí vận hành 250 chưa chắc đã rẻ hơn 350
Tàu 250 chạy tốn ít điện hơn tàu 350 do chạy chậm hơn, nhưng tốn thời gian hơn tức là chi phí nhân công vận hành lại cao hơn. Tính tổng lại chi phí vận hành chưa chắc đã rẻ hơn, thế nên kể cả chạy riêng tàu khách thì chưa chắc vé 250 đã rẻ hơn vé 350.

Châu Âu chính là ví dụ điển hình của mô hình hỗn hợp khách, hàng, thậm chí kiêm cả metro. Kết quả là chi phí vận hành cao chót vót, báo hại các cụ nhà mình tưởng là chi phí vận hành đsct mặc định phải cao dẫn đến không cạnh tranh với hàng không được :D

Vậy tại sao TQ hay nhiều nước vẫn chọn xây đường 250? Bởi vì nó phải rẻ hơn 350 đáng kể thì mới xây chứ chi phí bằng hoặc hơn 350 thì xây làm gì :))
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,136
Động cơ
503,168 Mã lực
Em thấy một số cụ trong này liên tưởng đến ĐS của TQ, nhưng thật ra lại có thông tin không chính xác. Em xin phục vụ hội nghị, cung cấp thông tin như sau.

TQ có 2 bộ tiêu chuẩn thiết kế đường sắt quốc gia:
1 là bộ tiêu chuẩn đường sắt thông thường. Tàu khách 160km/h kết hợp tàu hàng 90km/h. Loại này cho tải trọng trục 25 tấn chạy được nhé.

1 bộ tiêu chuẩn đường sắt tốc độ cao, quy định rõ chỉ chở khách. Loại này thiết kế cho từ 250km/h đến 350km/h. Tất nhiên tốc độ khác nhau thì các thông số như bán kính, độ dốc,... cũng khác nhau.
TQ cũng có bảng so sánh chi phí đầu tư, vận hành, bảo trì,... của 2 loại 250 và 350 này luôn. Tuyến nào đông đúc thì mới chọn 350, không thì lỗ.
Ví dụ như Thái sau khi cân nhắc đủ đường rồi mới chọn 250 đó.

Cụ nào tò mò thì em sẽ post vài phần tiêu chuẩn lên, nhưng diễn đàn này có vẻ không thích chữ tượng hình. Em post link tiếng Trung hay tiếng Nhật lên cũng đều bị chê hết :))
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
640
Động cơ
38,837 Mã lực
Tuổi
34
Riêng PA3 vừa đắt vừa kém hiệu quả ở chỗ quy hoạch toàn tuyến 1500km mà chỉ có 5 ga hàng hóa. Thế thì khác đ.éo chặt chân chặt tay của đường sắt chở hàng? Đường sắt cần nhiều ga, nhiều ga nhánh để gom hàng cũng như để cắt giảm chi phí trung gian, đây các thầy để PA3 như hạch mà các vị cũng chọn theo phương pháp game show "hãy chọn giá đúng" thế này thì đất nước còn mạt vận lắm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top