[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

hongsonphan82

Xe buýt
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
804
Động cơ
335,384 Mã lực
Các cụ nên biết tuyến ĐSCT 350km/h Bắc kinh - Thượng hải có lãi không phải chỉ vì nó nối BK (22 triệu dân) và Th hải (30 triệu), mà vì nó còn kết nối trên đó gần 10 đại đô thị từ 2 đến trên 10 triệu dân với mức sống khá cao (Thiên tân 14 triệu dân, Tế nam 13 triệu, Tô châu 7 triệu, Nam kinh 12 triệu vv). Vì thế nên gọi là 1 tuyến dài 1.315km nhưng thực ra là nhiều đoạn ngắn nối nhau và đoạn nào cũng rất đông khách cả 2 chiều.

Chỉ tính riêng tàu chạy suốt BK-TH thì bình thường mỗi ngày đã có 92 chuyến 1 chiều tức là 184 chuyến 2 chiều, trung bình 250 ngàn khách/ngày. Vì nhiều khách như vậy nên họ mới đặt đc giá vé rất rẻ mặc dù tốc độ 350km/h (khoảng 2 triệu VNĐ cho 1.315km).

Còn ở VN thì tuyến HN - SG chỉ có 2 thành phố lớn 2 đầu với quy mô và mức sống còn kém xa Thg hải và B kinh, ngoài ra thì tất cả các thành phố dọc đường đều nhỏ và nghèo (chỉ vài trăm ngàn dân). Tuy nhiên tuyến đg này lại có 1 lợi thế đặc thù là chạy qua rất nhiều thành phố du lịch. Cho nên điều khôn ngoan nhất là đừng làm đg sắt nhắm vào giao thông 2 đầu HN - SG vì nó quá xa nên phải chạy nhanh, và vì thế nên sẽ rất đắt, mà nên nhằm vào kết nối giữa 2 đầu với các thành phố du lịch biển miền Trung (Vinh/Cửa lò - Huế, Đà nẵng-Hội an, Quy nhơn, Nha trang, Phan thiết vv). Kết nối 2 đầu HN - SG nên thiết kế ở mức vừa phải vể thời gian (10-12 tiếng) nhưng rẻ nhất có thể, cho các hành khách ít tiền và không vội vàng. Số hành khách này không hề nhỏ.

Làm như vậy thì tuyến ĐSCT Hà nội - Sài gòn sẽ thay đổi tính chất, từ giao thông "vội vã" giữa 2 đầu trở thành tuyến đường du lịch và trải nghiệm "thong dong" từ 2 đầu nhằm vào giữa. Với tính chất này thì tốc độ 180km/h là hợp lý nhất: Nhanh nhất có thể để mang tính cao tốc, và chậm nhất có thể để giá vé rẻ.

Những ai đã đi ĐSCT sẽ thấy 1 điều là về các tiêu chí rộng rãi, thoải mái, êm nhẹ, an toàn kết hợp ngắm cảnh thì không một phương tiện giao thông nào khác có thể so sánh. Nên việc xây dựng 1 tuyến ĐSCT "nhanh hợp lý" để du lịch và trải nghiệm vừa có tính chất kinh tế tự thân cho ngành đường sắt (giá vé rẻ sẽ kéo lượng khách tối đa cho nhà tàu) vừa có thể đẩy mạnh du lịch miền Trung, lại vừa tránh được cạnh tranh với các loại hình chở khách khác. Và tất nhiên, với tốc độ 180km/h thì có thể thoải mái kết hợp chở hàng 120km/h.

Còn như, nếu những người có thẩm quyền cứ khăng khăng chọn tốc độ 350km/h chỉ chở người thì có thể nói, RIP ngành đường sắt. Ngay cả năm 2040 thì khẳng định cũng sẽ không mấy ai bỏ ra 1,3-1,4 triệu đồng chỉ để đi 1 lần từ Hà nội vào Vinh.
Buff cho dân số vùng đô thị Đà Nẵng- Hội An lên tầm 10tr là ổn.
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
640
Động cơ
38,837 Mã lực
Tuổi
34
chặng HN-HCM là đông đúc nhất, còn miền Trung thì chỉ là phụ thôi. Thế nên phải làm trên 300km/h cạnh tranh trực tiếp được với HK thì mới hiệu quả

ĐS tốc độ trên 300km/h ra đời sẽ đánh bại hàng không

Dân trí lên cao xu hướng sử dụng ĐS cũng tăng theo
Rome đến Milan khoảng cách có 480km. Là 2 tp lớn nhất Ý.
Đường sắt đã có sẵn, chỉ cải tạo lại để chạy tau nhanh ( mất 3 tiếng cho chuyến nhanh nhất nối Rome và Milan), tốc độ trung bình 160 km/h cụ ạ.
Cụ lấy Ý, thành viên G7 để áp về cho nước thế giới thứ 3 VN, khoảng cách 2 thành phố lớn nhất 1600km mà không thấy khập khiễng sao?
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,657
Động cơ
562,971 Mã lực
Mời cụ nhìn qua nước Nhật nơi không có trợ giá đường sắt tàu cao tốc
Cụ nghĩ bao % dân sẽ sẵn sàng đi Hà Nội - Vinh giá này không khi xe giường nằm chỉ có 280k 1 vé đi mất 6 tiếng. Khi đường bộ cao tốc mở rộng thêm làn thì còn đi nhanh hơn nữa 8->
View attachment 8175877
Nhật á, Nhật đi từ đường sắt nội đô từ Chiba lên Tokyo hơn 30 phút quay đi quay về cũng mất của e hơn triệu, thời sinh viên chỉ cuối tuần mới dám lên Tokyo vì đi liên tọi thì cháy túi.
1 bát phở của Nhật khoảng 200k VNĐ, cụ phải so sánh chi phí tương ứng tại nước sở tại chứ đừng lấy con số đó so với vé xe buýt của VN. Sống ở đâu thì mặt bằng chi phí nó sẽ tương ứng như thế, cả về chi phí đầu tư (đường sắt) lẫn chi phí tiêu dùng
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,657
Động cơ
562,971 Mã lực
Đường sắt cao tốc chỉ cạnh tranh tốt trong tầm 200-800km thôi, dưới khoảng cách này thì không thể cạnh tranh với đường bộ, cao hơn thì không thể cạnh tranh với hàng không. Trong khoảng này nó cũng không phải là ưu thế tuyệt đối đâu, mà cũng là cạnh tranh ưu thế chút chút so với bọn kia thôi, do vậy cụ định làm đường sắt cao tốc tốc độ khoảng 300km/h từ Hà Nội vào Sài Gòn thì chẳng khác nào đốt tiền. Cái này bọn chuyên gia nghiên cứu cả đó ạ, cụ cứ tìm google "optimal distance for high speed rail" là ra.
Thị phần ĐSCT cũng đâu dành cho dưới 200km, còn mời cụ biện luận tiếp tại sao trên 800km thì o cạnh tranh được với đường bộ. E thì cứ thời gian mà tính thôi
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,785
Động cơ
336,291 Mã lực
Tuổi
44
Buff cho dân số vùng đô thị Đà Nẵng- Hội An lên tầm 10tr là ổn.
Định hướng làm du lịch thì lấy đâu dân cao cụ ơi. Ngoại trừ Tp HCM và HN nhờ vấn đề trung tâm chính trị kinh tế và lịch sử để lại, các địa phương khác muốn tăng dân chỉ còn cách như Bình Dương và Đồng Nai bằng cách di dân tham gia sản xuất. Đà nẵng không là trung tâm công nghiệp lớn, không có chuỗi các KCN nhiều ko thể tăng nhanh dân số được. Khánh Hòa cũng vậy. Và quan trọng hơn là thời kỳ tăng dân nhờ chuyển dịch lao động đã qua rồi vì các KCN đã mọc lên ở tất cả các tỉnh, vùng miền Bắc Trung Nam. Chưa kể kinh tế càng phát triển, tốc độ tăng dân số càng chậm và già hóa dân số như mấy nước Nhật Hàn TQ bây giờ. Không có cửa để tăng dân số như thời kinh tế còn nghèo nữa. Như hiện tại rất nhiều nghiên cứu nói là dân số VN già hóa quá nhanh và tốc độ tăng dân số chậm lại rồi. Người dân các thành phố lớn có chịu đẻ thêm đâu. Tp HCM đã dùng biện pháp thưởng để mỗi phụ nữ đẻ cho đủ 2 con đã thấy khó khăn rồi. Chưa đạt mức sinh thay thế thì lấy đâu di dân khắp nơi nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,657
Động cơ
562,971 Mã lực
Đường sắt cao tốc chỉ cạnh tranh tốt trong tầm 200-800km thôi, dưới khoảng cách này thì không thể cạnh tranh với đường bộ, cao hơn thì không thể cạnh tranh với hàng không. Trong khoảng này nó cũng không phải là ưu thế tuyệt đối đâu, mà cũng là cạnh tranh ưu thế chút chút so với bọn kia thôi, do vậy cụ định làm đường sắt cao tốc tốc độ khoảng 300km/h từ Hà Nội vào Sài Gòn thì chẳng khác nào đốt tiền. Cái này bọn chuyên gia nghiên cứu cả đó ạ, cụ cứ tìm google "optimal distance for high spê

Đây là trường hợp duy nhất trên thế giới đường sắt cao tốc có lãi với khoảng cách nằm ngoài cái khoảng kia. Có được điều đó là do nó kết nối 2 trung tâm lớn nhất của nền kinh tế lớn nhất thế giới (theo sức mua tương đương), với số dân khổng lồ, tầm quan trọng cả về kinh tế, văn hóa... không nơi nào sánh được. Nếu lấy nó sang để làm quy chiếu cho các trường hợp khác thì rất không nên, đặc biệt với một nước còn đang phát triển như nước ta.
Về mặt nội địa hóa, oto chúng ta cũng chưa nội địa hóa được nhiều đâu chứ đừng nói đến đường sắt tốc độ 300km/h ạ, tỉ lệ nội địa của đường sắt cao tốc chắc không khác nhiều so với hàng không.
DSCT là CP đầu tư vì hiệu quả kinh tế - tài chính, chứ đâu phải mỗi hiệu quả tài chính. Tư duy chỉ tính hiệu quả tài chính thì NN cũng sẽ ko đầu tư đường bộ quốc lộ, tỉnh, huyện, xã lộ... có thu được đồng nào đâu?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,053
Động cơ
399,933 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tư vấn nào làm cái biểu đồ vãi đạn thế này?
Giá này với điều kiện ngân sách nhà nước (Hoặc từ các tỷ phú hảo tâm nào đó) trợ giá 90% giá vé thì mới được. Lấy tiền thuế của dân mang tặng cho khách đi tàu nhé?
Các cụ chú ý nhé: Đây là giá vé hợp lý mà Báo cáo thẩm tra của Bộ KH-ĐT dự kiến phải có cho ĐSCT Việt nam. Từ đó mà Báo cáo thẩm tra mới xây dựng phương án 225-150km/h chở khách kiêm chở hàng vì chỉ có như thế thì mới đủ bù chi phí.

Thêm nữa là giá vé này dựa trên giả thiết số hành khách là 124 triệu/năm và hàng hóa 12 triệu tấn/năm. Vận chuyển hàng hóa thì không phải vấn đề lớn vì ngay cả lúc khó khăn như hiện nay thì năm 2022 đã được hơn 4 triệu tấn. Nhưng vận chuyển hành khách là con số rất đáng nghi ngờ vì cả năm 2022 toàn ngành đường sắt mới đạt có 4,4 triệu lượt người.

Cơ sở đâu để hy vọng từ 4 triệu lên 124 triệu? Chỉ có 1 hy vọng mong manh từ combo "nhanh hợp lý, tiện nghi tốt (cả tiện nghi toa xe và tiện nghi chạy tàu) và rẻ nhất có thể". Đừng có hy vọng cứ chạy nhanh là người ta chịu chi tiền nhiều. Với khoảng cách từ 800km trở lên có nhanh bao nhiêu cũng không thể nhanh hơn máy bay, mà cành nhanh lại càng đắt.
 

hongsonphan82

Xe buýt
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
804
Động cơ
335,384 Mã lực
Định hướng làm du lịch thì lấy đâu dân cao cụ ơi. Ngoại trừ Tp HCM và HN nhờ vấn đề trung tâm chính trị kinh tế và lịch sử để lại, các địa phương khác muốn tăng dân chỉ còn cách như Bình Dương và Đồng Nai bằng cách di dân tham gia sản xuất. Nhưng thời kỳ đó đã qua rồi vì các KCN đã mọc lên ở tất cả các tỉnh, kể cả vùng miền Bắc. Chưa kể kinh tế càng phát triển, tốc độ tăng dân số càng chậm và già hóa dân số như mấy nước Nhật Hàn TQ bây giờ. Không có cửa để tăng dân số như thời kinh tế còn nghèo nữa. Như hiện tại rất nhiều nghiên cứu nói là dân số VN già hóa quá nhanh và tốc độ tăng dân số chậm lại rồi. Người dân các thành phố lớn có chịu đẻ thêm đâu.
Thực ra vùng Đà Nẵng- Hội An do để bất động sản tăng quá cao chứ nhiều ngừoi thích về đây sống lắm. Có chính sách kinh tế xã hội hợp lí thì trong vòng 25 năm tăng cũng có thể mà. Dân Huế, Quảng Trị , Quảng Bình, Nam, Nghãi.. cứ giàu lên là đi Đà Nẵng kiếm miếng đất thôi.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,525
Động cơ
157,650 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tạp chí này của Bộ Xây Dựng. ko phải đơn vị tham gia trong cái dự án này nhỉ. Lại ko đăng ở con đẻ của bộ GTVT là Báo Giao Thông, Ý kiến ở đây có vẻ độc lập ấy.
Em thấy có ý kiến này hay mà ít bác nói. Việt nam dải đất hẹp. Còn nhớ chiến dịch biên giới phía Bắc phải nhờ Liên Xô không vận từ SG với Campuchia ra Nội Bài cả hàng hóa lẫn con người. Đây là 1 điểm quan trọng để thêm ưu điểm cho việc chở cả hàng lẫn khách.

Nếu lựa chọn phương án vận tốc thiết kế 250 km/h, khai thác hỗn hợp giữa tàu khách và tàu hàng thì tải trọng trục thiết kế là 25 tấn. Phương án thiết kế với tải trọng trục 25 tấn sẽ đảm bảo an ninh quốc phòng trong vận chuyển nhanh trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự khi có yêu cầu, đáp ứng yêu cầu ứng phó khẩn cấp với thiên tai và dịch bệnh trong vận chuyển nhanh hàng hóa, nhu yếu phẩm.

Nếu lựa chọn phương án vận tốc thiết kế 350 km/h chỉ khai thác riêng với tàu khách thì kết cấu tầng trên đường sắt sẽ sử dụng tà vẹt bản bê tông có độ cứng lớn đòi hỏi độ chính xác cao trong thi công, không thể điều chỉnh hình học đường ray sau khi đổ bê tông và yêu cầu không có hiện tượng lún kết cấu bản bê tông trong quá trình khai thác, có chi phí cao hơn kế cấu tầng trên truyền thống bằng đá ballast là 28%, khuyến cáo không khai thác chung được với tàu hàng.

Nếu lựa chọn phương án vận tốc thiết kế 250 km/h, khai thác hỗn hợp giữa tàu khách và tàu hàng thì sử dụng kết cấu tầng trên truyền thống (sử dụng tà vẹt thông thường trên đá ballast). Hệ hống này có độ đàn hồi cao và khai thác được với tàu hàng, dễ dàng điều chỉnh hình học đường ray trong quá trình thi công và vận hành khai thác.
Tạp chí có tiếng nói cao hơn báo cụ ạ, mặc dù ít người đọc hơn.
Tạp chí này này đang đơn thuần phân tích dự trên 2 đề án ĐSCT loại 250km/h và 350km/h.
Đọc thấy đúng và trúng. Rõ ràng phương án 250km nó thực tế và khả thi. Chứ 350km/h chỉ được cái ba hoa chích chòe trên báo là hay thôi.
Đúng và trúng là đương nhiên rồi. Các cụ nhìn tác giả bài báo thì hiểu.

Người viết bài chính là đơn vị tư vấn thẩm tra do Bộ Kế hoạch thuê, không đúng mới là lạ.

Nội dung seri bài báo này chính là nội dung báo cáo thẩm tra dự án. Chính vì cái báo cáo thẩm tra này mà hồ sơ của Bộ Giao thông toạch, trả về làm lại.

PS: Đó cũng chính là lý do tại sao lại đăng trên báo của Bộ Xây dựng, mà không đăng trên tạp chí của Bộ Giao thông
 
Chỉnh sửa cuối:

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,657
Động cơ
562,971 Mã lực
Rome đến Milan khoảng cách có 480km. Là 2 tp lớn nhất Ý.
Đường sắt đã có sẵn, chỉ cải tạo lại để chạy tau nhanh ( mất 3 tiếng cho chuyến nhanh nhất nối Rome và Milan), tốc độ trung bình 160 km/h cụ ạ.
Cụ lấy Ý, thành viên G7 để áp về cho nước thế giới thứ 3 VN, khoảng cách 2 thành phố lớn nhất 1600km mà không thấy khập khiễng sao?
thời gian đi ĐSCT từ HN vào HCM cơ bản cũng ko chậm hơn MB là mấy, về thời gian thì cơ hội cạnh tranh của ĐSCT hoàn toàn là khả thi
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,657
Động cơ
562,971 Mã lực
Đây là dự kiến cho giá vé tàu tốc độ tối đa 200km/h còn ý kiến của cụ là chỉ chở khách hơn 320km/h cơ mà. Làm gì có giá vé của tốc độ đấy trên truyền thông, thằng Nhật tư vấn lờ tịt đi chả báo đài nào nói đến cả bảo truyền thông bẩn cũng không oan đâu :))
58 tỷ là trên 300km, còn 200 ông Bộ KHĐT tính hình như chỉ 38 tỷ thôi
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,785
Động cơ
336,291 Mã lực
Tuổi
44
Thực ra vùng Đà Nẵng- Hội An do để bất động sản tăng quá cao chứ nhiều ngừoi thích về đây sống lắm. Có chính sách kinh tế xã hội hợp lí thì trong vòng 25 năm tăng cũng có thể mà. Dân Huế, Quảng Trị , Quảng Bình, Nam, Nghãi.. cứ giàu lên là đi Đà Nẵng kiếm miếng đất thôi.
Lý luận như vậy khó thuyết phục cụ ơi. Đến đâu ở cũng phải là việc làm. Biểu đồ di cư thì Bình Dương vẫn là địa phương được nhập cư nhiều nhất vì có nhiều cơ hội việc làm ở đó vì nhiều KCN ở đó. Đà nẵng toàn khách sạn với resort thì kiếm việc ở đâu được.
 

hongsonphan82

Xe buýt
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
804
Động cơ
335,384 Mã lực
DSCT là CP đầu tư vì hiệu quả kinh tế - tài chính, chứ đâu phải mỗi hiệu quả tài chính. Tư duy chỉ tính hiệu quả tài chính thì NN cũng sẽ ko đầu tư đường bộ quốc lộ, tỉnh, huyện, xã lộ... có thu được đồng nào đâu?
Đầu tư vì kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng. Cơ mà phải phù hợp với điều kiện kinh tế- tài chính nữa.
Nhà mới thoát nghèo mà mua Lexus chạy cho bằng mấy thằng giàu hàng xóm thì chơi hơi bị đỉnh đấy.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,878
Động cơ
273,580 Mã lực
Các cụ nên biết tuyến ĐSCT 350km/h Bắc kinh - Thượng hải có lãi không phải chỉ vì nó nối BK (22 triệu dân) và Th hải (30 triệu), mà vì nó còn kết nối trên đó gần 10 đại đô thị từ 2 đến trên 10 triệu dân với mức sống khá cao (Thiên tân 14 triệu dân, Tế nam 13 triệu, Tô châu 7 triệu, Nam kinh 12 triệu vv). Vì thế nên gọi là 1 tuyến dài 1.315km nhưng thực ra là nhiều đoạn ngắn nối nhau và đoạn nào cũng rất đông khách cả 2 chiều.

Chỉ tính riêng tàu chạy suốt BK-TH thì bình thường mỗi ngày đã có 92 chuyến 1 chiều tức là 184 chuyến 2 chiều, năm 2015 trung bình đã hơn 500 ngàn khách/ngày. Vì nhiều khách như vậy nên họ mới đặt đc giá vé rất rẻ mặc dù tốc độ 350km/h (khoảng 2 triệu VNĐ cho 1.315km).

Còn ở VN thì tuyến HN - SG chỉ có 2 thành phố lớn 2 đầu với quy mô và mức sống còn kém xa Thg hải và B kinh, ngoài ra thì tất cả các thành phố dọc đường đều nhỏ và nghèo (chỉ vài trăm ngàn dân). Tuy nhiên tuyến đg này lại có 1 lợi thế đặc thù là chạy qua rất nhiều thành phố du lịch. Cho nên điều khôn ngoan nhất là đừng làm đg sắt nhắm vào giao thông 2 đầu HN - SG vì nó quá xa nên phải chạy nhanh, và vì thế nên sẽ rất đắt, mà nên nhằm vào kết nối giữa 2 đầu với các thành phố du lịch biển miền Trung (Vinh/Cửa lò - Huế, Đà nẵng-Hội an, Quy nhơn, Nha trang, Phan thiết vv). Kết nối 2 đầu HN - SG nên thiết kế ở mức vừa phải vể thời gian (10-12 tiếng) nhưng rẻ nhất có thể, cho các hành khách ít tiền và không vội vàng. Số hành khách này không hề nhỏ.

Làm như vậy thì tuyến ĐSCT Hà nội - Sài gòn sẽ thay đổi tính chất, từ giao thông "vội vã" giữa 2 đầu trở thành tuyến đường du lịch và trải nghiệm "thong dong" từ 2 đầu nhằm vào giữa. Với tính chất này thì tốc độ 180km/h là hợp lý nhất: Nhanh nhất có thể để mang tính cao tốc, và chậm nhất có thể để giá vé rẻ.

Những ai đã đi ĐSCT sẽ thấy 1 điều là về các tiêu chí rộng rãi, thoải mái, êm nhẹ, an toàn kết hợp ngắm cảnh thì không một phương tiện giao thông nào khác có thể so sánh. Nên việc xây dựng 1 tuyến ĐSCT "nhanh hợp lý" để du lịch và trải nghiệm vừa có tính chất kinh tế tự thân cho ngành đường sắt (giá vé rẻ sẽ kéo lượng khách tối đa cho nhà tàu) vừa có thể đẩy mạnh du lịch miền Trung, lại vừa tránh được cạnh tranh với các loại hình chở khách khác. Và tất nhiên, với tốc độ 180km/h thì có thể thoải mái kết hợp chở hàng 120km/h.

Còn như, nếu những người có thẩm quyền cứ khăng khăng chọn tốc độ 350km/h chỉ chở người thì có thể nói, RIP ngành đường sắt. Ngay cả năm 2040 thì khẳng định cũng sẽ không mấy ai bỏ ra 1,3-1,4 triệu đồng chỉ để đi 1 lần từ Hà nội vào Vinh.
Cụ làm bài tính cũng thấy là chỉ nên phát triển con tàu như Lào mà đường đôi. Thế thôi. An toàn cho tất cả. Lợi ích thực sự.
Chỉ ai ưng ăn tiền trên DA mới thúc tốc độ lên 350km/h. Thậm chí 220km/h đổ lên vẫn không phổ cập được.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,701
Động cơ
482,133 Mã lực
Nơi ở
..
Vé máy bay mà các cụ so với Vietjet Air thì cộng thêm 200-300k phí hành lý nữa nhé.
Thì em tạm tính vé rẻ giờ xấu là 1.1 triệu, giờ đẹp ngày đẹp vé bay vinh phải 1.3-1.4 triệu. Chưa tính tiền taxi 2 chiều.
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,254
Động cơ
268,264 Mã lực
58 tỷ là trên 300km, còn 200 ông Bộ KHĐT tính hình như chỉ 38 tỷ thôi
Cụ nhìn cái ảnh bài báo cụ post thôi cũng không xong 38 tỷ $ là cho 890 km 350km/h giai đoạn 2 chứ không phải toàn tuyến. Mà nhìn cái ảnh cụ post lên đã thấy thiếu logic rồi làm 2 tuyến 2 đầu chạy tối đa 200km/h xong làm tuyến giữa chạy 350km/h. Thằng nào làm cái ảnh này miêu tả dự án cũng đến chịu quá ẩu tả, chi phí chuyển từ giai đoạn 1chạy 200km/h sang giai đoạn 3 chạy 350km/h đâu??? Cứ cộng giai đoạn 1 với giai đoạn 2 hết 58 tỷ $ là xong ??? Dự toán 58 tỷ$ cũng từ 10 năm trước rồi, giờ mấy anh Nhật tính lại cũng phải lên hơn trăm tỷ chưa kể đội vốn :))

 

hongsonphan82

Xe buýt
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
804
Động cơ
335,384 Mã lực
Lý luận như vậy khó thuyết phục cụ ơi. Đến đâu ở cũng phải là việc làm. Biểu đồ di cư thì Bình Dương vẫn là địa phương được nhập cư nhiều nhất vì có nhiều cơ hội việc làm ở đó vì nhiều KCN ở đó. Đà nẵng toàn khách sạn với resort thì kiếm việc ở đâu được.
À, ý em muốn nói là:
Phân tích ra như vậy, muốn làm cái 350km/ h hiệu quả thì cố mà làm cho cái vùng đô thị Đà Nẵng- Hội An lên tầm 10tr. Không làm được chuyện đó thì làm tuyến Bắc Nam 350km/h là chơi kiểu ném tiền qua cửa sổ.
Làm cho vùng đô thị Đà Nẵng- Hội An lên tầm 10tr là khó, nhưng em thấy là dễ hơn bất cứ điều kiện( bánh vẽ) nào để thuyết phục làm tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam 350km/h.
Đà Nẵng giờ phát triển công nghiệp khó( vì hết đất) nhưng mấy huyện của Quảng Nam xung quanh thì đất còn bao la thiên địa, chủ yếu là chính sách thu hút đầu tư thôi.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,053
Động cơ
399,933 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
ĐS tốc độ trên 300km/h ra đời sẽ đánh bại hàng không
Cụ nên để ý 2 chuyện này:

- Italia (công ty Pendolino) là nước tự chủ 100% về sản xuất tàu cao tốc.

- (Quan trọng nhất) Nước Ý ngắn và hẹp, cho nên tất cả các thành phố lớn của Ý (Milano, Roma, Venice, Palermo, Napoli, Fiorentina vv) đều cách nhau những khoảng nằm trong tối ưu của ĐSCT (200-800km). Với hệ thống những khỏang cách này thì nếu ĐSCT đủ nhiều và được tổ chức tốt, thì hàng không nội địa không cạnh tranh được.

Nếu VN chỉ từ HN hoặc SG đến Đà nẵng thì ĐSCT cũng có khả năng cạnh tranh vượt trội so với hàng không. Nhưng với khoảng cách 1.600km thì vô phương. Nên quên khẩn trương ý đồ làm ĐSCT HN-SG cạnh tranh được với hàng không mà phải xây dựng 1 phương án hoàn toàn khác.
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,254
Động cơ
268,264 Mã lực
À, ý em muốn nói là:
Phân tích ra như vậy, muốn làm cái 350km/ h hiệu quả thì cố mà làm cho cái vùng đô thị Đà Nẵng- Hội An lên tầm 10tr. Không làm được chuyện đó thì làm tuyến Bắc Nam 350km/h là chơi kiểu ném tiền qua cửa sổ.
Làm cho vùng đô thị Đà Nẵng- Hội An lên tầm 10tr là khó, nhưng em thấy là dễ hơn bất cứ điều kiện( bánh vẽ) nào để thuyết phục làm tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam 350km/h.
Đà Nẵng giờ phát triển công nghiệp khó( vì hết đất) nhưng mấy huyện của Quảng Nam xung quanh thì đất còn bao la thiên địa, chủ yếu là chính sách thu hút đầu tư thôi.
Di dân mới khó đấy cụ, dân số Đà Nẵng mới 1,2tr thì trong 20 năm xây hạ tầng đáp ứng 10tr dân kiểu gì. Không phải tự nhiên miền Trung khó phát triển đâu mưa bão đánh cho sấp mặt đấy cụ
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
640
Động cơ
38,837 Mã lực
Tuổi
34
Các cụ chú ý nhé: Đây là giá vé hợp lý mà Báo cáo thẩm tra của Bộ KH-ĐT dự kiến phải có cho ĐSCT Việt nam. Từ đó mà Báo cáo thẩm tra mới xây dựng phương án 225-150km/h chở khách kiêm chở hàng vì chỉ có như thế thì mới đủ bù chi phí.

Thêm nữa là giá vé này dựa trên giả thiết số hành khách là 124 triệu/năm và hàng hóa 12 triệu tấn/năm. Vận chuyển hàng hóa thì không phải vấn đề lớn vì ngay cả lúc khó khăn như hiện nay thì năm 2022 đã được hơn 4 triệu tấn. Nhưng vận chuyển hành khách là con số rất đáng nghi ngờ vì cả năm 2022 toàn ngành đường sắt mới đạt có 4,4 triệu lượt người.

Cơ sở đâu để hy vọng từ 4 triệu lên 124 triệu? Chỉ có 1 hy vọng mong manh từ combo "nhanh hợp lý, tiện nghi tốt (cả tiện nghi toa xe và tiện nghi chạy tàu) và rẻ nhất có thể". Đừng có hy vọng cứ chạy nhanh là người ta chịu chi tiền nhiều. Với khoảng cách từ 800km trở lên có nhanh bao nhiêu cũng không thể nhanh hơn máy bay, mà cành nhanh lại càng đắt.
Vâng. nếu làm đsct thiết kế 250km/h thì giá vé có thể thấp được như vậy do doanh thu vận chuyển hàng hóa sẽ gánh chi phí nữa. .
Con số 124 triệu hành khách/năm thấp bằng 1 nửa "tính toán" của tư vấn JICA rồi. JICA "tính toán" lên tới hơn 250 triệu hành khách /năm thì phải.
124 triệu hành khách/năm quy đổi cho tuyến HN-TpHCM thì hơi ảo. Nhưng vì tuyến 250km/h có nhiều ga nên sẽ có nhiều người đi chặng ngắn. Giá vé rẻ cũng sẽ kích thích nhu cầu đi lại. Ăn chính là ở các chặng ngắn này (300-600km).
Vận chuyển háng hóa tính toán 12 triệu tấn hàng hóa/ năm là quá thấp. Đường sắt Lào Trung 1 ray đã vận chuyển được 1 triệu tấn/ tháng, dù mới vận hành và trong thời dịch covid. Cớ gì đsct 2 ray của VN lại chỉ tính được như Lào?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top