[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,740
Động cơ
393,937 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
1 dự án lớn khủng khiếp, ảnh hưởng an ninh kinh tế quốc gia như đsct thế này mà xã hội không mấy người quan tâm hay tìm hiểu. Không thấy thông tin, tranh luận phản biện cái gì. Gần như phó thác cho mấy người làm lập dự án mà bất chấp kết quả. Đáng ngại thật.
Bài học về lọc hóa dầu Nghi Sơn, Cảng Lạch Huyện, Metro BTST còn sờ sờ hiện hữu nhưng đâu mấy ai để ý, toàn dự án hàng tỷ đô mà lợi ích quốc gia dân tộc không có, tiền mồ hôi nước mắt bị ngoại bang nó tìm cách lấy với sự tiếp tay (hoặc ngu) của 1 số lãnh đạo, công chức.
Càng tìm hiểu càng buồn.
img_1_1698131534806.jpg
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,340
Động cơ
217,491 Mã lực
Con số 224 tỉ bạt Thái có liên quan đến dự án dài 200km này đi qua 3 sân bay gần Bankok-Rayong, dĩ nhiên đã kèm chuyển giao công nghệ 350km/h có thể áp dụng chổ khác nữa.

1698134815888.png
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,340
Động cơ
217,491 Mã lực

Nletgo

Xe buýt
Biển số
OF-342245
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
773
Động cơ
329,339 Mã lực
So sánh khoảng cách/ giá vé / tốc độ tàu cao tốc của Nhật và TQ
Bắc Kinh - Thượng Hải 1318km/ 91usd / tốc độ tb 294km/h
Tokyo - Kyoto / 514km /92 usd/ 215km/h
(giá vé là tra luôn trong ngày hôm nay/ vé hạng 2)
tàu TGV chặng Brussel - amsterdam 211km đi mất 2 tiếng và giá vé cũng 60-90usd


8e13e1e32828ff76a639.png
42cf11f8d033076d5e22.png

ff3287a01474c32a9a65.jpg


Tuy nhiên như Lào, sau khi làm xong đường sắt cao tốc trị giá 6 tỷ usd (bằng 1/3 GDP lào 2021 thì 2022 đồng Kip đã mất giá 50%,

dce7b5ccd8180f465609.jpg
86008ee8fd3c2a62732d.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

hongsonphan82

Xe buýt
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
865
Động cơ
335,384 Mã lực
So sánh khoảng cách/ giá vé / tốc độ tàu cao tốc của Nhật và TQ
Bắc Kinh - Thượng Hải 1318km/ 91usd / tốc độ tb 294km/h
Tokyo - Kyoto / 514km /92 usd/ 215km/h
(giá vé là tra luôn trong ngày hôm nay/ vé hạng 2)
tàu TGV chặng Brussel - amsterdam 211km đi mất 2 tiếng và giá vé cũng 60-90usd


8e13e1e32828ff76a639.png
42cf11f8d033076d5e22.png

ff3287a01474c32a9a65.jpg


Tuy nhiên như Lào, sau khi làm xong đường sắt cao tốc trị giá 6 tỷ usd (bằng 1/3 GDP lào 2021 thì 2022 đồng Kip đã mất giá 50%,

dce7b5ccd8180f465609.jpg
86008ee8fd3c2a62732d.jpg
Kip Lào mất giá thì liên quan mẹ gì tới làm đường sắt cao tốc 6 tỉ vậy?
Thằng Nhật có vay nước nào đâu mà đồng Yên mất giá ầm ầm vaỵa?
 

Nletgo

Xe buýt
Biển số
OF-342245
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
773
Động cơ
329,339 Mã lực
Kip Lào mất giá thì liên quan mẹ gì tới làm đường sắt cao tốc 6 tỉ vậy?
Thằng Nhật có vay nước nào đâu mà đồng Yên mất giá ầm ầm vaỵa?
vay nợ quá nhiều, nợ công 130% GDP thì cạn usd chứ sao nữa
có nước nào xây dựng 1 dự án mà lượng vốn bằng gần 50% gdp k?
 

hongsonphan82

Xe buýt
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
865
Động cơ
335,384 Mã lực
vay nợ quá nhiều, nợ công 130% GDP thì cạn usd chứ sao nữa
có nước nào xây dựng 1 dự án mà lượng vốn bằng gần 50% gdp k?
Bạn biết dự án đường sắt Lào đầu tư theo hình thức gì không? Vay như thế nào, vào năm nào? Mà kêu vì cái đường sắt mà Lào thiếu tiền trả nợ??
 

Nletgo

Xe buýt
Biển số
OF-342245
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
773
Động cơ
329,339 Mã lực
Bạn biết dự án đường sắt Lào đầu tư theo hình thức gì không? Vay như thế nào, vào năm nào? Mà kêu vì cái đường sắt mà Lào thiếu tiền trả nợ??
Tất nhiên Lào không chi cả 5,95 tỷ USD, trong dự án này Lào chỉ chiếm 30% cổ phần trong công ty đường sắt, còn Trung Quốc chiếm 70%, nhưng 30% cũng đã là 1,785 tỷ USD bằng 12,57% GDP quốc gia của Lào, tương đương với Việt Nam chi 54,43 tỷ USD ấy.
Chưa hết, theo số liệu gần 2 năm hoạt động thì lượng hàng hoá vận chuyển nhiều nhất trên tuyến đường sắt tốc độ cao này là hàng hoá Trung Quốc xuất sang Thái Lan và Lào, thứ nhì là hàng hoá Thái Lan xuất đi Trung Quốc, có nghĩa là Trung Quốc và Thái Lan hưởng lợi là chính chứ không phải Lào.
Chi khoản tiền lớn làm hạ tầng không thành vấn đề nếu nó không gây ra hệ luỵ lớn cho nền kinh tế. Thực tế là dự án đường sắt tốc độ cao cùng với các dự án lớn về điện, đã đẩy nợ công của Lào tính đến năm 2023 lên đến 123% GDP (tính cả nợ chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh vay), trong đó hơn một nửa là nợ Trung Quốc (nợ công của Việt Nam hiện tại là 37.4% GDP).
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, để chi trả nợ cho các dự án này, trong vòng 5 năm tới, chính phủ Lào phải đối mặt với khoản thanh toán nợ 1,2 tỷ USD/năm, trong khi đó GDP của Lào năm 2023 chỉ có 14,2 tỷ USD. Chuyên gia kinh tế cấp cao của ADB, Emma Allen, nói với Nikkei rằng "nợ công của Lào hiện đang ở mức nghiêm trọng".
Nợ công cao, số tiền lãi nợ công cao, nhu cầu trả nợ lớn, xuất khẩu ít, dẫn đến Lào thiếu ngoại tệ, những điều này đã góp phần gây ra lạm phát cao, giá trị đồng kip giảm mạnh, mất 43% giá trị so với đồng đô la Mỹ trong năm tính đến tháng 4. Kết quả là lạm phát cao (trong 6 tháng từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023, lạm phát ở mức 38,86% đến 41,3%) khiến thu nhập thực tế của nhiều người trong hộ gia đình giảm, từ đó làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư.
Hệ luỵ lớn hơn cả nợ công cao là chính phủ Lào buộc phải trao cho một tập đoàn Trung Quốc đặc quyền kiểm soát phần lớn lưới điện của Lào trong 25 năm và cam kết cho Trung Quốc quyền khai thác tài nguyên khoáng sản của Lào để trả nợ cho khoản vay làm đường sắt tốc độ cao, nếu như lợi nhuận của tuyến đường sắt này không đủ để trả khoản nợ vay.
 

hongsonphan82

Xe buýt
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
865
Động cơ
335,384 Mã lực
Tất nhiên Lào không chi cả 5,95 tỷ USD, trong dự án này Lào chỉ chiếm 30% cổ phần trong công ty đường sắt, còn Trung Quốc chiếm 70%, nhưng 30% cũng đã là 1,785 tỷ USD bằng 12,57% GDP quốc gia của Lào, tương đương với Việt Nam chi 54,43 tỷ USD ấy.
Chưa hết, theo số liệu gần 2 năm hoạt động thì lượng hàng hoá vận chuyển nhiều nhất trên tuyến đường sắt tốc độ cao này là hàng hoá Trung Quốc xuất sang Thái Lan và Lào, thứ nhì là hàng hoá Thái Lan xuất đi Trung Quốc, có nghĩa là Trung Quốc và Thái Lan hưởng lợi là chính chứ không phải Lào.
Chi khoản tiền lớn làm hạ tầng không thành vấn đề nếu nó không gây ra hệ luỵ lớn cho nền kinh tế. Thực tế là dự án đường sắt tốc độ cao cùng với các dự án lớn về điện, đã đẩy nợ công của Lào tính đến năm 2023 lên đến 123% GDP (tính cả nợ chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh vay), trong đó hơn một nửa là nợ Trung Quốc (nợ công của Việt Nam hiện tại là 37.4% GDP).
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, để chi trả nợ cho các dự án này, trong vòng 5 năm tới, chính phủ Lào phải đối mặt với khoản thanh toán nợ 1,2 tỷ USD/năm, trong khi đó GDP của Lào năm 2023 chỉ có 14,2 tỷ USD. Chuyên gia kinh tế cấp cao của ADB, Emma Allen, nói với Nikkei rằng "nợ công của Lào hiện đang ở mức nghiêm trọng".
Nợ công cao, số tiền lãi nợ công cao, nhu cầu trả nợ lớn, xuất khẩu ít, dẫn đến Lào thiếu ngoại tệ, những điều này đã góp phần gây ra lạm phát cao, giá trị đồng kip giảm mạnh, mất 43% giá trị so với đồng đô la Mỹ trong năm tính đến tháng 4. Kết quả là lạm phát cao (trong 6 tháng từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023, lạm phát ở mức 38,86% đến 41,3%) khiến thu nhập thực tế của nhiều người trong hộ gia đình giảm, từ đó làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư.
Hệ luỵ lớn hơn cả nợ công cao là chính phủ Lào buộc phải trao cho một tập đoàn Trung Quốc đặc quyền kiểm soát phần lớn lưới điện của Lào trong 25 năm và cam kết cho Trung Quốc quyền khai thác tài nguyên khoáng sản của Lào để trả nợ cho khoản vay làm đường sắt tốc độ cao, nếu như lợi nhuận của tuyến đường sắt này không đủ để trả khoản nợ vay.
Ăn cắp bài của tay me Nhật, Đỗ Cao Bảo thì cũng nên ghi rõ cho xứng làm người.
Thằng Bảo nó me Nhật nhưng rất ngu khi không tìm hiểu cặn kẽ.
Lào mới vay của TQ năm 2016 và TQ chưa hề đòi nợ gì Lào hết. Lào bị lạm phát là do mất cán cân thanh toán, nhập nhiều hơn xuất và trả nợ mấy thằng IMF vơi WB đel liên quan gì nợ của TQ hết.
Lại còn gán nợ lứoi điện cho TQ lại sặc mùi dắt mũi. Lứoi điện là lứoi của 1 dự án thủy điện ở Lào, Lào rất nhiều thủy điện nhưng mà toàn do thằng khác đầu tư rồi bán về nước nó( VN cũng 1 đống dự án thủy điện bên Lào). Thằng nào đầu tư thủy điện bên Lào để bán thì cũng tự mà làm lưới truyền tải chứ Lào nó không làm, tuy nhiên cái thủy điện do TQ đầu tư và bán điện về TQ thì Lào thấy ngon ăn nên đòi góp cổ phần. Giờ Lào cần tiền nên bán hết cái cổ phần lứoi điện đó cho Tàu qua mồm mấy thằng thành Lào bán lứoi điện quốc gia cho TQ.
Lào đầu tư đường sắt chỉ Thái với TQ hưởng lợi. Mẹ, tư duy mấy thằng ngu, làm đường mà có thằng hàng xóm cần đi thu tiền mãi lộ thì sướng quá rồi còn gì?? Ai Cập xây Suez, Panama đào kênh cũng chủ yếu thu tiền mãi lộ chứ hàng hóa của nó được mấy.
Quan trọng là thằng Lào nó cho BOT. Hết BOT là của Lào toàn bộ.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,185
Động cơ
554,035 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Đây là vài nhận xét có tính cá nhân của nhà Cháu :
Đường sắt nên có tiêu chuẩn chung với các nước xung quanh cho dễ kết nối, thông thương. Hiện Việt nam chỉ có 2 đường kết nối quốc tế và đều với Trung quốc, sau đó sẽ sang châu Âu. Vậy nên khổ đường và tiêu chuẩn toa xe nên theo chuẩn của TQ và cũng là chuẩn chung của nhiều nước châu Âu: 1435mm.
Công năng của tuyến nên có tính chất phức hợp, cả hành khách và hàng hóa. Hầu hết các nước đều lấy lợi nhuận từ vận chuyển hàng để bù đắp 1 phần cho vận chuyển khách. Cái này ràng buộc đến tốc độ và công nghệ chạy tàu. Vậy Ta nên làm ĐSTĐC. Qua đó còn có thể tận dụng nhiều phần năng lực nhân lực và công nghệ nội địa. Tuy nhiên, thực tế thì ở Việt nam điều này khá buồn, rất nhiều cái đều phải nhập từ TQ, có những cái khá đơn giản và nhỏ nhặt.
Các nhà Ga ở Âu, Mỹ, Á đều nằm ở trung tâm thành phố (TTTP) để thuận tiện nhất cho hành khách đi lại, góp phần tăng cường năng lực vận chuyển khách, tăng lợi nhuận. Để tận dụng tốt nhất và tối đa cho diện tích mặt bằng thì thường Ga khách nằm tầng 2, Ga hàng ở tầng 1.
Ở Nhật, hầu hết các nhà Ga đều kết hợp nhiều tiện ích. Họ biến nó thành trung tâm mua sắm, giải trí, ẩm thực...vừa phục vụ khách và tăng lợi nhuận. Tích hợp cả các tiện ích trung chuyển trong nhà Ga.
Việt nam mình có địa thế kéo dài nên dễ tạo trục trung tâm, xuyên suốt chiều dài đất nước. Tuy nhiên,Ta cũng phải tính cả đến việc phương tiện cá nhân đã tăng cao, các trục cao tốc tạo thuận tiện cho việc kết nối các vùng miền ảnh hưởng đến năng lực vận chuyển của ĐSTĐC nữa.
Giá thành vận chuyển là điều bắt buộc phải nói tới. Công nghệ càng cao thì giá thành càng bám sát với giá thành chung của thế giới.
Nhà Cháu cũng mong các Cụ có hiểu biết góp thêm ạ !
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,185
Động cơ
554,035 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Sắp tới TQ sẽ khánh thành tuyến Lệ Giang - Shangri La. Đây là 2 cây cầu bắc qua hẻm Hổ Khiêu Hiệp, 1 cho đường bộ và 1 cho ĐSTĐC.
Nhìn từ phía dưới lên.

IMG_8546.JPG


Nhìn từ cầu đường bộ sang. Phía trên cao chính là đỉnh Phiến từ đẩu (5 590m) của dãy Ngọc Long tuyết sơn được bao phủ bởi băng tuyết vĩnh cửu.

IMG_8837.JPG
 
Chỉnh sửa cuối:

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
11,740
Động cơ
393,937 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Đây là vài nhận xét có tính cá nhân của nhà Cháu :
Đường sắt nên có tiêu chuẩn chung với các nước xung quanh cho dễ kết nối, thông thương. Hiện Việt nam chỉ có 2 đường kết nối quốc tế và đều với Trung quốc, sau đó sẽ sang châu Âu. Vậy nên khổ đường và tiêu chuẩn toa xe nên theo chuẩn của TQ và cũng là chuẩn chung của nhiều nước châu Âu: 1435mm.
Công năng của tuyến nên có tính chất phức hợp, cả hành khách và hàng hóa. Hầu hết các nước đều lấy lợi nhuận từ vận chuyển hàng để bù đắp 1 phần cho vận chuyển khách. Cái này ràng buộc đến tốc độ và công nghệ chạy tàu. Vậy Ta nên làm ĐSTĐC. Qua đó còn có thể tận dụng nhiều phần năng lực nhân lực và công nghệ nội địa. Tuy nhiên, thực tế thì ở Việt nam điều này khá buồn, rất nhiều cái đều phải nhập từ TQ, có những cái khá đơn giản và nhỏ nhặt.
Các nhà Ga ở Âu, Mỹ, Á đều nằm ở trung tâm thành phố (TTTP) để thuận tiện nhất cho hành khách đi lại, góp phần tăng cường năng lực vận chuyển khách, tăng lợi nhuận. Để tận dụng tốt nhất và tối đa cho diện tích mặt bằng thì thường Ga khách nằm tầng 2, Ga hàng ở tầng 1.
Ở Nhật, hầu hết các nhà Ga đều kết hợp nhiều tiện ích. Họ biến nó thành trung tâm mua sắm, giải trí, ẩm thực...vừa phục vụ khách và tăng lợi nhuận. Tích hợp cả các tiện ích trung chuyển trong nhà Ga.
Việt nam mình có địa thế kéo dài nên dễ tạo trục trung tâm, xuyên suốt chiều dài đất nước. Tuy nhiên,Ta cũng phải tính cả đến việc phương tiện cá nhân đã tăng cao, các trục cao tốc tạo thuận tiện cho việc kết nối các vùng miền ảnh hưởng đến năng lực vận chuyển của ĐSTĐC nữa.
Giá thành vận chuyển là điều bắt buộc phải nói tới. Công nghệ càng cao thì giá thành càng bám sát với giá thành chung của thế giới.
Nhà Cháu cũng mong các Cụ có hiểu biết góp thêm ạ !
Âu Mỹ nào không biết
Screenshot_20231024-190039.jpg

vùng ven phía bắc bờ hồ ontario này.
chẳng có trạm hàng hoá nằm kiểu tầng trên dưới .
trạm dừng hàng hoá là nơi mà xe tải vận hành suốt ngày đêm . trạm đón trả người tập trung trong đô thị .
vấn đề đối nghịch đã xuất hiện , xe tải vận hành trong lõi đô thị ???
chỉ vấn đề ấy mà trạm dừng Brampton như hình ảnh vẫn giữ vị trí quan trọng , khi mà cư dân Halton vẫn phản đối mạnh việc CN xây dựng trạm dừng hàng hoá mới thay thế trạm dừng brampton .
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,340
Động cơ
217,491 Mã lực
có thế chứ, chi phí quá cao thì phải điều tra chứ chi phí cao mà ngưng không làm thì nói làm gì.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,185
Động cơ
335,953 Mã lực
Tuổi
44
Lãnh đạo QN luôn rất năng động
Đọc bài này định đăng như cụ đăng mất rồi. Đúng là QN đầu tàu thật. Bắt đầu từ đường bộ cao tốc giờ tới đường sắt. GIao thông QN đúng là số 1 VN rồi. Chắc cũng sẽ sớm có metro nội tỉnh.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,185
Động cơ
335,953 Mã lực
Tuổi
44
Giàu như Anh cũng ko đỡ được cái món đội vốn với trễ hạn

Dự án đường sắt cao tốc London-Birmingham gặp tranh cãi vì nhiều lý do, chủ yếu liên quan đến chi phí, thời gian và tác động môi trường. Một số điểm tranh cãi cụ thể như sau:

Chi phí: Dự án này có chi phí ban đầu ước tính là 56 tỷ bảng Anh, nhưng sau đó đã tăng lên 106 tỷ bảng Anh vào năm 2019. Một số nhà phê bình cho rằng dự án này là quá đắt đỏ và không hiệu quả so với lợi ích mang lại. Ngoài ra, có những cáo buộc về việc công ty HS2 Ltd đã che đậy khoản bội chi ngân sách trị giá hàng tỷ bảng.

• Thời gian: Dự án này được khởi công vào năm 2017 và dự kiến hoàn thành vào năm 2026. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn và rủi ro, dự án này đã bị hoãn lại nhiều lần. Năm 2020, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã điều chỉnh việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nói trên, cắt giảm chiều dài từ London đến Birmingham, thay vì từ London đến Manchester như kế hoạch ban đầu. Hiện tại, dự án này vẫn chưa có ngày hoàn thành chính thức.

• Tác động môi trường: Dự án này có tác động tiêu cực đến môi trường sống của nhiều loài động thực vật và cảnh quan thiên nhiên. Theo một báo cáo của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), dự án này sẽ xâm phạm 108 khu vực bảo tồn thiên nhiên quan trọng, trong đó có 10 khu vực được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới Ngoài ra, dự án này cũng gây ra tiếng ồn, ô nhiễm không khí và khí nhà kính, làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân sống gần tuyến đường sắt

Vậy là dự án đường sắt cao tốc London-Birmingham gặp tranh cãi vì nhiều lý do khác nhau, khiến cho việc thực hiện và hoàn thành dự án trở nên khó khăn và chậm trễ.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,185
Động cơ
335,953 Mã lực
Tuổi
44
Đoàn liên ngành thì đi TQ và Tân Ban Nha, còn Nhật thì tự đến. Được cái media vẫn ưu ái thông báo là đi Nhật.
 

cartonbox

Xì hơi lốp
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
635
Động cơ
38,395 Mã lực
Tuổi
34
Đồng chí Trần Song Hải là là chủ hãng tàu biển cao tốc gì gì đó quên tên.
Anh ý chém gió về ĐSCT mà ảo quá, lại còn đá đểu chính trị.
Tuyến Seoul - Busan khoảng cách 329km mà chạy tận 2h18 phút. Tính ra chỉ khoảng hơn 140km/h. Mà đó là còn chạy thẳng 1 mạch.
Giá vé tận 60$ (1.5 triệu VND) cho khoảng cách từ Tp HCM đi Đà Lạt. (TpHCM - Nha Trang khoảng hơn 400km).
Đó là Hàn Quốc còn tự chủ được việc chế tạo, bảo trì và vận hành đsct. Chứ áp vào trường hợp VN phải thuê ngoài thì giá vé chắc lên gấp đôi mất. Mà giá vé cao thế thì ai đi? Và cũng đừng nói nước nghèo thì giá vé sẽ thấp nhé, vì chi phí xây dựng và vận hành đâu có thấp hơn nước giàu.
1000000340.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top