[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
2,587
Động cơ
151,833 Mã lực
Tuổi
47
Đúng thế, ngày xưa nghèo nên nhà dân thường bám tỉnh lộ quốc lộ. Giờ mật độ đường xá cao những đường xe hàng hoá chạy hay đường cao tốc mà cứ bám vào làm là tư duy “nghèo”. Đường cao tốc, đường sắt cao tốc phải tránh đô thị đó mới tạo được hiệu quả tối đa cho loại đường với mục đích sử dụng “tốc độ cao”.
mình làm nhưng nó chưa tới cụ ạ, cả con đường Láng Hòa Lạc trước kia khi thiết kế là tuyến đường con lắc, phục vụ phát triển đô thị Hòa Lạc, hai bên đường sẽ vẫn là những làng mạc hiện hữu và cánh đồng.. nhưng đến giờ thì chuẩn bị sẽ hình thành tuyến phố 30km nối hà nội và hòa lạc.
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,787
Động cơ
460,573 Mã lực
mình làm nhưng nó chưa tới cụ ạ, cả con đường Láng Hòa Lạc trước kia khi thiết kế là tuyến đường con lắc, phục vụ phát triển đô thị Hòa Lạc, hai bên đường sẽ vẫn là những làng mạc hiện hữu và cánh đồng.. nhưng đến giờ thì chuẩn bị sẽ hình thành tuyến phố 30km nối hà nội và hòa lạc.
Là quy hoạch ban đầu chuẩn chỉ xong phá, trục nội bài nhật tân vốn để nối sb nội bài với tp HN cũng đua nhau bám đường với tên màu mè là “Trục đô thị thông minh”.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,310
Động cơ
85,095 Mã lực
Đường cao tốc có buôn bán được đâu mà bám. Ồn với bụi chứ bổ béo gì.
Ở các khu nhà ga có buôn bán được, giống như ở sân bay vậy. Còn dọc đường thì phải làm chuẩn, nhà ở phải cách xa tối thiểu 10 m và có tường rào ngăn cách ( nếu đs đi qua khu dân cư ).
Tôi ở Nhật thấy các nhà ga ĐSCT luôn có rất nhiều các Shop buôn bán, rất nhộn nhịp. ( Nhật họ làm các nhà ga ĐSCT toàn ở trung tâm các TP lớn, đi ĐSCT của họ rất tiện ).
 

Gionam72

Xe lăn
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
12,402
Động cơ
109,052 Mã lực
Tuổi
39
Ở các khu nhà ga có buôn bán được, giống như ở sân bay vậy. Còn dọc đường thì phải làm chuẩn, nhà ở phải cách xa tối thiểu 10 m và có tường rào ngăn cách ( nếu đs đi qua khu dân cư ).
Tôi ở Nhật thấy các nhà ga ĐSCT luôn có rất nhiều các Shop buôn bán, rất nhộn nhịp. ( Nhật họ làm các nhà ga ĐSCT toàn ở trung tâm các TP lớn, đi ĐSCT của họ rất tiện ).
Em đang nói người dân bám đường cao tốc cơ mà. Còn nhà ga thì buôn bán quá tốt ấy chứ. Trạm xe buýt còn bán được nữa là.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,118
Động cơ
76,978 Mã lực
Ở các khu nhà ga có buôn bán được, giống như ở sân bay vậy. Còn dọc đường thì phải làm chuẩn, nhà ở phải cách xa tối thiểu 10 m và có tường rào ngăn cách ( nếu đs đi qua khu dân cư ).
Tôi ở Nhật thấy các nhà ga ĐSCT luôn có rất nhiều các Shop buôn bán, rất nhộn nhịp. ( Nhật họ làm các nhà ga ĐSCT toàn ở trung tâm các TP lớn, đi ĐSCT của họ rất tiện ).
Đường sắt nhất là đường sắt đô thị thì chạy tàu chỉ tính đủ chi phí, lãi là ở việc khai thác các nhà ga.
Rất tiếc nhì nhằng cơ chế quản lý nên đường sắt việt nam luôn lỗ, các nhà ga làm mỗi nhiệm vụ đưa đón khách, trong khi các vị trí hiện nay thì nó rất tốt để thành các trung tâm thương mại kết hợp ga hành khách cực kỳ đẹp vì nằm ở trung tâm, đủ giao thông kết nối, bãi xe...
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
303
Động cơ
22,979 Mã lực
Tuổi
31
Đường sắt tốc độ cao và đường bộ cao tốc B-N phía Đông còn có thêm nhiệm vụ mở ra các không gian mới, các đô thị mới nằm gần tuyến cách xa đô thị trung tâm hiện hữu, được kết nối tốt với trung tâm đô thị hiện hữu bằng đường bộ và đường sắt đô thị. Tuyến sẽ thẳng nhất có thể, qua sông bắc cầu qua núi đào hầm qua ruộng đổ đất… Tư duy xây dựng này giống với bên TQ, chứ đã làm đường mới mà cứ bám vào các đô thị hiện hữu thì tắc sẽ càng thêm tắc.

Còn chuyện kết nối vào nội đô hiện hữu đã có tuyến đường sắt hiện hữu. Ví dụ ở TP HCM có thể nhảy tàu chợ ở ga Hoà Hưng đi ra đến ga An Bình, rồi từ ga An Bình chuyển tàu tốc độ cao đi về Bắc, có gì đâu mà không tiện lợi
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
303
Động cơ
22,979 Mã lực
Tuổi
31
Bài toán giải phóng mặt bằng thì e thấy nhiệm kỳ của bác Chính hiện tại đã làm quá tốt. Huy động cả hệ thống vào cuộc, rốt ráo như đợt chống dịch, mà người dân cũng ủng hộ chứ không có gì quá lắm, dân chỉ không ủng hộ thu hồi đất để vào tay doanh nghiệp trục lợi chênh lệch địa tô… Em thấy tỉnh em đền bù gpmb đường cao tốc có 5 tháng mà đã giao được 80% mặt bằng toàn tuyến
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,340
Động cơ
217,491 Mã lực
… Tư duy xây dựng này giống với bên TQ, chứ đã làm đường mới mà cứ bám vào các đô thị hiện hữu thì tắc sẽ càng thêm tắc.
Mà nhất là tuyến cũ vẫn còn hoạt động thì tại sao lại phải làm cái mới trùng với cái cũ.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,310
Động cơ
85,095 Mã lực
Đường sắt nhất là đường sắt đô thị thì chạy tàu chỉ tính đủ chi phí, lãi là ở việc khai thác các nhà ga.
Rất tiếc nhì nhằng cơ chế quản lý nên đường sắt việt nam luôn lỗ, các nhà ga làm mỗi nhiệm vụ đưa đón khách, trong khi các vị trí hiện nay thì nó rất tốt để thành các trung tâm thương mại kết hợp ga hành khách cực kỳ đẹp vì nằm ở trung tâm, đủ giao thông kết nối, bãi xe...
Đúng đó cụ, tôi cũng hơi ngạc nhiên là không hiểu sao mà những khu nhà ga ĐS trung tâm ở HN và SG không được ĐSVN ( VNR ) cải tạo và nâng cấp lên để thành các "Tổ hợp nhà ga ĐS và TTTM cỡ lớn". Nếu làm được đúng như mô hình mà người Nhật đã và đang làm cho khu nhà ga ĐS của họ ở TP Tokyo, Nagoya, Osaka....thì ĐSVN không có lãi lớn mới là lạ.
Quan điểm của tôi là các nhà ga ĐS, kể cả ĐS thường hay ĐS cao tốc, nên đặt ở trung tâm các TP. Nếu VN mà đặt các nhà ga ĐSCT ( nếu sau này VN có ĐSCT ) ở các khu ngoại vi các TP lớn thì là 1 điều rất rất đáng tiếc, có thể là 1 thất bại cho hệ thống ĐSCT VN. Về mặt này hãy học người Nhật.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,118
Động cơ
76,978 Mã lực
Đúng đó cụ, tôi cũng hơi ngạc nhiên là không hiểu sao mà những khu nhà ga ĐS trung tâm ở HN và SG không được ĐSVN ( VNR ) cải tạo và nâng cấp lên để thành các "Tổ hợp nhà ga ĐS và TTTM cỡ lớn". Nếu làm được đúng như mô hình mà người Nhật đã và đang làm cho khu nhà ga ĐS của họ ở TP Tokyo, Nagoya, Osaka....thì ĐSVN không có lãi lớn mới là lạ.
Đây cụ, Đất vàng ở các nhà ga vẫn bỏ không, năm vừa rồi lỗ hơn 130 tỷ. nếu có chính sách tốt thì lãi ngay, và quan trọng nhất là có thể kéo được lượng người đên nhà ga mua sắm, tiện thể có thể họ sẽ mua vé tàu đi đâu đó chơi, hoặc gửi hàng hóa giao nhận tại các ga rất thuận tiện.

 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
303
Động cơ
22,979 Mã lực
Tuổi
31
Đúng đó cụ, tôi cũng hơi ngạc nhiên là không hiểu sao mà những khu nhà ga ĐS trung tâm ở HN và SG không được ĐSVN ( VNR ) cải tạo và nâng cấp lên để thành các "Tổ hợp nhà ga ĐS và TTTM cỡ lớn". Nếu làm được đúng như mô hình mà người Nhật đã và đang làm cho khu nhà ga ĐS của họ ở TP Tokyo, Nagoya, Osaka....thì ĐSVN không có lãi lớn mới là lạ.
Quan điểm của tôi là các nhà ga ĐS, kể cả ĐS thường hay ĐS cao tốc, nên đặt ở trung tâm các TP. Nếu VN mà đặt các nhà ga ĐSCT ( nếu sau này VN có ĐSCT ) ở các khu ngoại vi các TP lớn thì là 1 điều rất rất đáng tiếc, có thể là 1 thất bại cho hệ thống ĐSCT VN. Về mặt này hãy học người Nhật.
Nhà ga đường sắt cao tốc mà đặt ở tp lớn thì nâng cấp đường sắt hiện hữu cho nhanh bác à. Do đặc điểm địa hình VN dài và hẹp, các đô thị lớn dọc tuyến ven biển dân cư dày đặc, do lịch sử để lại chiến tranh bao cấp thời ấy có biết quy hoạch là cái gì đâu. Vì vậy nằm ở đô thị vừa đền bù gpmb lớn, vừa không hiệu quả về hướng tuyến vì phải uốn éo cong queo nhiều. Tuyến đường sắt mới dịch về phía tây, cách xa đô thị ven biển miền Trung thì hướng tuyến mới thẳng được, đảm bảo gọi là Tốc độ cao, tuyến thẳng chở hàng mới hiệu quả an toàn tiếp kiệm chi phí, đoàn tàu một phần chạy nhờ quán tính. Như ở TQ đoàn tàu chở hàng của họ có khi dài tới 3km, hàng nghìn toa tàu, hoặc ở Nga chỉ cần 1 chuyến tàu họ chở được hàng trăm chiếc xe tăng qua chiến trường Ukraina…

Mà tàu hoả chuyên chở được hàng trăm container là năng lực ngang tàu biển cỡ 10.000 tấn rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,340
Động cơ
217,491 Mã lực
Mà tàu hoả chuyên chở được hàng trăm container là năng lực ngang tàu biển cỡ 10.000 tấn rồi
Tàu hỏa đặc điểm của nó là có thể cho mấy chuyến liên tiếp trên cùng 1 con đường! Hoặc 1 tàu chạy đi chạy về 10 lần trong khi tàu thủy còn chưa tới nơi.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
303
Động cơ
22,979 Mã lực
Tuổi
31
Tàu hỏa đặc điểm của nó là có thể cho mấy chuyến liên tiếp trên cùng 1 con đường! Hoặc 1 tàu chạy đi chạy về 10 lần trong khi tàu thủy còn chưa tới nơi.
Đúng bác, các chuyên gia tính toán năng lực vận chuyển cả khách và hàng của 1 tuyến đường sắt đôi 1.435mm tương đương 10 tuyến đường bộ cao tốc 4 làn xe
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
863
Động cơ
137,740 Mã lực
Tuổi
46
Em có một chút ý kiến với các cụ làm đường sắt là có lẽ không nên lấy tư duy của Nhật Bản, Hàn Quốc mà nên lấy tư duy đường sắt của Trung Quốc, nhất là phía Nam Trung Quốc để áp dụng. Không phải yêu thích hay ghét gì ở đây, nhưng tư duy bê nguyên mô hình ở nước khác vào nước mình, không tính đến sự khác biệt về khí hậu, văn hóa, thói quen... sẽ dễ thất bại.

Ở Nam Ninh đã có tàu cao tốc và vừa rồi đã kéo dài đến Bằng Tường cách Đồng Đăng có 10 km, ở Đông Hưng cũng đã có tàu cao tốc. nên học hỏi cái hay cái dở từ những chỗ này. Con người ở các vùng này tương tự miền bắc VN, khí hậu cũng tương đồng, văn hóa cũng không khác nhiều.

Khí hậu Hàn, Nhật lạnh gần như quanh năm, kể cả mùa hè ở Tokyo cũng khá lạnh, dù mùa đông thì Nhật Bản lại không lạnh lắm so với phía Bắc Trung Quốc hay Hàn Quốc. Mùa hè ở Bắc Kinh lại rất nóng so với Tokyo, dù mùa đông lạnh hơn nhiều. Seoul thì tầm 1 tháng nóng, nên mọi người thích đi vào những không gian kín (đường hầm chẳng hạn). Seoul chỗ nào cũng có đường hầm, bên dưới đuồng hầm đầy hàng quán và đầy người đi lại nên bán được hàng, ở Hà Nội cũng có đường hầm, rất sạch sẽ như trên vành đai 3 vẫn không ai đi, mọi người vẫn thích băng qua đường dù nguy hiểm hơn. Gặp lãnh đạo kém hiểu biết như Chung con có khi qua Seoul thấy hay, về kiên quyết, quyết liệt (hiểu theo nghĩa xấu là chẳng cần nghe ai, chuyên gia, chuyên môn là cái chó gì) cho xây hàng loạt đường hầm để cho dân xuống kinh doanh, trên phố đỡ nhếch nhác, nhưng rồi khả năng cao là thất bại vì xây xong đường hầm không ai đí. Đồ ăn kiểu vỉa hè ở Nhật Bản, Hàn Quốc bán ở các không gian kín thì được, bán ở Việt Nam là bốc mùi, có điều hòa thì mùi lại càng khó chịu). Cái này ngoài chế tài pháp luật thì nó đã hình thành qua hàng vạn năm và ăn vào trong máu rồi, khó thay đổi lắm. Và người sống ở phương Bắc lạnh nói chung có thói quen tuân thủ pháp luật và tính cộng đồng tốt hơn phương Nam nóng ẩm, dù có chế tài hay không. Điều này không phải đúng trên toàn thế giới, nhưng đúng ở khu vực Đông Á. Singapore có lẽ là trường hợp duy nhất trên toàn cầu, một nước phương Nam khí hậu nóng ẩm lại có thể duy trì được việc thực thi pháp luật và chế tài nghiêm như vậy, nhưng thiếu yếu tố thiên nhiên, em cũng không rõ là sẽ duy trì được bao lâu.

Em cũng đã qua một khu bán đồ ăn dưới hầm siêu thị ở Singapore, nhưng họ tổ chức tốt và ý thức cực cao về việc giữ vệ sinh, Việt Nam khó lòng làm được.
 
Chỉnh sửa cuối:

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,665
Động cơ
316,332 Mã lực
Việt nam bây giờ dân đô thị mới có 40%, Khi đạt được mức nằm trong các nước phát triển thì 70% là dân đô thị, nên thay vì mở rộng hay nhồi nhét dân vào các đô thị cũ thì nên Bắt trước TQ mở ra các thành phố mới (trong tỉnh lị cũ) hiện đại hơn
Ở VN, chỉ có HN, TP.HCM là 02 đô thị đông dân, các thành phố khác cũng tối đa khoảnh 1tr người đổ lại, cứ xây dựng mở rộng ngay đô thị cũ cũng tốt rồi.
Còn tư duy đi làm mới, thì tốn kém biết nhường nào???
70% dân đô thị, thì cũng là mở rộng thêm từ đô thị cũ, rồi các khu vực dân đang ở đc nâng cấp dần lên đô thị, chứ xây mới hoàn toàn nó khác nhé. Bắt dân nơi ở cũ, phải di chuyển dõ xa, chưa kể chi phí làm đường để kết nối.
Cái tư duy mở rộng ra một khu, rồi làm cái ga, quy hoạch vài con đường, phân lô bán nền kêu gọi dân đến mua để lấy vốn làm ĐSCT là ko ổn tý nào.
Ở tầm quốc gia, phải tính đến hiệu quả chung của xã hội, chứ ko phải là doanh nghiệp đâu mà tính hiệu quả của dự án.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,665
Động cơ
316,332 Mã lực
Đúng thế, ngày xưa nghèo nên nhà dân thường bám tỉnh lộ quốc lộ. Giờ mật độ đường xá cao những đường xe hàng hoá chạy hay đường cao tốc mà cứ bám vào làm là tư duy “nghèo”. Đường cao tốc, đường sắt cao tốc phải tránh đô thị đó mới tạo được hiệu quả tối đa cho loại đường với mục đích sử dụng “tốc độ cao”.
Ở đây đang bàn đến vị trí đặt các ga tàu. Chứ làm đường thì đương nhiên phải nên tránh khu vực dân cư, để đỡ phải GPMB.
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,310
Động cơ
85,095 Mã lực
Em có một chút ý kiến với các cụ làm đường sắt là có lẽ không nên lấy tư duy của Nhật Bản, Hàn Quốc mà nên lấy tư duy đường sắt của Trung Quốc, nhất là phía Nam Trung Quốc để áp dụng. Không phải yêu thích hay ghét gì ở đây, nhưng tư duy bê nguyên mô hình ở nước khác vào nước mình, không tính đến sự khác biệt về khí hậu, văn hóa, thói quen... sẽ dễ thất bại.

Ở Nam Ninh đã có tàu cao tốc và vừa rồi đã kéo dài đến Bằng Tường cách Đồng Đăng có 10 km, ở Đông Hưng cũng đã có tàu cao tốc. nên học hỏi cái hay cái dở từ những chỗ này. Con người ở các vùng này tương tự miền bắc VN, khí hậu cũng tương đồng, văn hóa cũng không khác nhiều.

Khí hậu Hàn, Nhật lạnh gần như quanh năm, kể cả mùa hè ở Tokyo cũng khá lạnh, dù mùa đông thì Nhật Bản lại không lạnh lắm so với phía Bắc Trung Quốc hay Hàn Quốc. Mùa hè ở Bắc Kinh lại rất nóng so với Tokyo, dù mùa đông lạnh hơn nhiều. Seoul thì tầm 1 tháng nóng, nên mọi người thích đi vào những không gian kín (đường hầm chẳng hạn). Seoul chỗ nào cũng có đường hầm, bên dưới đuồng hầm đầy hàng quán và đầy người đi lại nên bán được hàng, ở Hà Nội cũng có đường hầm, rất sạch sẽ như trên vành đai 3 vẫn không ai đi, mọi người vẫn thích băng qua đường dù nguy hiểm hơn. Gặp lãnh đạo kém hiểu biết như Chung con có khi qua Seoul thấy hay, về kiên quyết, quyết liệt (hiểu theo nghĩa xấu là chẳng cần nghe ai, chuyên gia, chuyên môn là cái chó gì) cho xây hàng loạt đường hầm để cho dân xuống kinh doanh, trên phố đỡ nhếch nhác, nhưng rồi khả năng cao là thất bại vì xây xong đường hầm không ai đí. Đồ ăn kiểu vỉa hè ở Nhật Bản, Hàn Quốc bán ở các không gian kín thì được, bán ở Việt Nam là bốc mùi, có điều hòa thì mùi lại càng khó chịu). Cái này ngoài chế tài pháp luật thì nó đã hình thành qua hàng vạn năm và ăn vào trong máu rồi, khó thay đổi lắm. Và người sống ở phương Bắc lạnh nói chung có thói quen tuân thủ pháp luật và tính cộng đồng tốt hơn phương Nam nóng ẩm, dù có chế tài hay không. Điều này không phải đúng trên toàn thế giới, nhưng đúng ở khu vực Đông Á. Singapore có lẽ là trường hợp duy nhất trên toàn cầu, một nước phương Nam khí hậu nóng ẩm lại có thể duy trì được việc thực thi pháp luật và chế tài nghiêm như vậy, nhưng thiếu yếu tố thiên nhiên, em cũng không rõ là sẽ duy trì được bao lâu.

Em cũng đã qua một khu bán đồ ăn dưới hầm siêu thị ở Singapore, nhưng họ tổ chức tốt và ý thức cực cao về việc giữ vệ sinh, Việt Nam khó lòng làm được.
Việt Nam có các khu Mega Mall dưới hầm như Royal City và Times City, rất nhiều nhà hàng quán ăn.
 

Buryat

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
863
Động cơ
137,740 Mã lực
Tuổi
46
Việt Nam có các khu Mega Mall dưới hầm như Royal City và Times City, rất nhiều nhà hàng quán ăn.
Quán dạng cao cấp, có khu riêng quây lại, không gian riêng từng quán, cái này là khác. Em đang nói đồ ăn dạng vỉa hè hoặc bình dân.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,118
Động cơ
76,978 Mã lực
Ở VN, chỉ có HN, TP.HCM là 02 đô thị đông dân, các thành phố khác cũng tối đa khoảnh 1tr người đổ lại, cứ xây dựng mở rộng ngay đô thị cũ cũng tốt rồi.
Còn tư duy đi làm mới, thì tốn kém biết nhường nào???
70% dân đô thị, thì cũng là mở rộng thêm từ đô thị cũ, rồi các khu vực dân đang ở đc nâng cấp dần lên đô thị, chứ xây mới hoàn toàn nó khác nhé. Bắt dân nơi ở cũ, phải di chuyển dõ xa, chưa kể chi phí làm đường để kết nối.
Cái tư duy mở rộng ra một khu, rồi làm cái ga, quy hoạch vài con đường, phân lô bán nền kêu gọi dân đến mua để lấy vốn làm ĐSCT là ko ổn tý nào.
Ở tầm quốc gia, phải tính đến hiệu quả chung của xã hội, chứ ko phải là doanh nghiệp đâu mà tính hiệu quả của dự án.
Cái đường kết nối đấy là đô thị mới cụ ạ, cứ nhìn Bắc Ninh, Bắc giang hay Hà nam... ạ, đường cao tốc trước cách thị xã cũ 3-4km, nhưng giờ khu đô thị đã lấp ra tận trạm thu phí cao tốc. Nếu cách tầm 5-8 km là hợp lý nhất để xây dựng đô thị mới vài trăm nghìn dân bám dọc theo tuyến đường.
Chán đời cái là các đường kết nối ở Việt nam quy hoạch quá bé, ko đủ để tạo trục xuyên tâm đô thị. (Khoảng 100m mặt cắt ngang thì mới đủ-ý kiến cá nhân em)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top