[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Không hiểu sao ông GTVT cứ trình cái dự án do Nhật tài trợ.
Đúng là do cơ quan nhà nước, cũng ko dám nhận tài trợ của Tàu, nên cứ trình 01 dự án, thì bảo sao.
Nghiên cứu cái này nên sd ngân sách nhà nước, dù tốn vài triệu USD thì vẫn rẻ chán so với chuyện phải thực hiện trên cái dự án trời ơi.
Lđ Chính phủ phải quyết liệt, may ra mới dám thôi ko sd tài trợ Nhật, để nó lừa mình mãi.
- Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải - CTCP (TEDI) là cty tư vấn dự án ĐSCT cho VN có ông Hitoshi Yahagi - người Nhật - là chủ tịch HĐQT của cty. TEDI có cổ đông chính là Bộ GTVT và có cổ đông lớn là 1 cty của Nhật. (Thế mới hiểu tại sao bọn Nhật hay trúng dự án giao thông lớn ở VN)
- Bọn Nhật chỉ có công nghệ tàu thường và công nghệ đsct có vận tốc trên 260km/h. (Nổ với VN 350km/h chẳng qua là để cho thấy "vượt trội" hơn công nghệ 200-250 km/h thôi, cứ nổ để giành hợp đồng đã, đến lúc làm mà có chạy được thì chạy 200 km/h cũng không sao, tiền thì VN vẫn phải thanh toán đủ. Hồi xưa, khi bọn Tàu chưa chạy được trên 300km/h thì bọn TEDI tư vấn ĐSCT chạy 300 km/h. Đến lúc bọn Tàu chạy được trên 300 km/h thì TEDI lại "nâng tốc độ" lên 350 km/h - phải "xịn" hơn hàng Tàu mới loại được bọn Tàu ra khỏi mối quan tâm, chứ để bằng Tàu nhỡ may nó cũng tham gia thì bỏ mẹ. Đó là lý do tại sao TEDI đang từ 300km/h lại tự nâng lên 350 km/h để gạt thằng Tàu ra ngay từ đề bài).
- Xèng! Cứ trình, cứ lobby là có tiền. Cho nên lâu lâu lại "chạy chương trình" lobby để kiếm xèng cho bản thân thôi, đất nước kệ mẹ!
 
Chỉnh sửa cuối:

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,192
Động cơ
1,653,488 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Để em tính đi hết bằng cầu cho cụ nhé:
4m*1.500.000=6.000.000m2.
Giá xây dựng cầu khoảng 30tr/m2=180.000 tỷ đồng=8 tỷ $.
Chi phí làm đường ray khoảng 3-4 tỷ đô nữa. Nếu cả thông tin tín hiệu các kiểu con đà điểu cũng ko tới 15 tỷ đâu ạ. Nhà ga và thiết bị thì ko thuộc vốn nhà nước nên ko tính.
So sánh với mấy tuyến của a TQ đang làm thì 1500 km đường đôi a ý làm chỉ tầm đôi chục tỷ. (Bao gồm cả ga lẫn thiết bị, chạy ầm ầm với tốc độ >300.
Còn a Nhật với anh Hàn thì cứ phải nhân đôi nhân ba lên nhé. 56 tỷ chưa chắc đã xong vì còn phải GPMB
Như vậy a TQ vẫn hơn các a kia Cụ nhỉ :)
 

sauphich

Xe tải
Biển số
OF-497213
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
417
Động cơ
192,473 Mã lực
Tuổi
33
Cụ để chạy chậm như bây giờ thì vẫn phải bù lỗ. Đường sắt là hạ tầng quốc gia, bù lỗ là bình thường.
E xin hỏi cái là giờ mình đang bù lỗ cái gì? Đường sắt năm 2019 và các năm trước chưa covid vẫn lãi đều, ko lỗ, dòng tiền đủ thu đủ chi.

Năm 2020 và 2021 thì cả hàng không và đường sắt đều lỗ, nếu đầu tư 60 tỷ usd mà dính 1 năm covid thì chắc dsct tịt cả 3 nhiệm kỳ, e thấy ko làm lại hay, e bớt dc ít tiền đóng thuế.
 

superPDP

Xe điện
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
4,700
Động cơ
384,205 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Để em tính đi hết bằng cầu cho cụ nhé:
4m*1.500.000=6.000.000m2.
Giá xây dựng cầu khoảng 30tr/m2=180.000 tỷ đồng=8 tỷ $.
Chi phí làm đường ray khoảng 3-4 tỷ đô nữa. Nếu cả thông tin tín hiệu các kiểu con đà điểu cũng ko tới 15 tỷ đâu ạ. Nhà ga và thiết bị thì ko thuộc vốn nhà nước nên ko tính.
So sánh với mấy tuyến của a TQ đang làm thì 1500 km đường đôi a ý làm chỉ tầm đôi chục tỷ. (Bao gồm cả ga lẫn thiết bị, chạy ầm ầm với tốc độ >300.
Còn a Nhật với anh Hàn thì cứ phải nhân đôi nhân ba lên nhé. 56 tỷ chưa chắc đã xong vì còn phải GPMB
4m là cụ tính làm ray đơn ạ :)), phải làm đôi chứ ai làm đơn :))). Nên cụ cứ nhân đôi lên cộng thêm cả nếu có hầm thì phải thêm kha khá cụ ạ
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,046
Động cơ
590,198 Mã lực
E xin hỏi cái là giờ mình đang bù lỗ cái gì? Đường sắt năm 2019 và các năm trước chưa covid vẫn lãi đều, ko lỗ, dòng tiền đủ thu đủ chi.

Năm 2020 và 2021 thì cả hàng không và đường sắt đều lỗ, nếu đầu tư 60 tỷ usd mà dính 1 năm covid thì chắc dsct tịt cả 3 nhiệm kỳ, e thấy ko làm lại hay, e bớt dc ít tiền đóng thuế.
Đường sắt nào năm 2019 lãi? Thôi đừng đặt chuyện nữa.....
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,037
Động cơ
-155,982 Mã lực
Tuổi
35

sauphich

Xe tải
Biển số
OF-497213
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
417
Động cơ
192,473 Mã lực
Tuổi
33
Đường sắt nào năm 2019 lãi? Thôi đừng đặt chuyện nữa.....

Mời cụ check hàng ạ. Báo cáo thế này mà nói 2019 lỗ, xin thưa luôn trước covid 5 năm gần nhất ko lãi nhiều nhưng chưa lỗ đâu ạ.
 

nhanviettuyen

Xe tăng
Biển số
OF-72238
Ngày cấp bằng
7/9/10
Số km
1,049
Động cơ
436,399 Mã lực
Nếu dự án đc phê duyệt, tiền lóp bi 10% đưa bằng cách nào nhỉ? Cháu nghĩ ko ra
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,307
Động cơ
79,588 Mã lực
4m là cụ tính làm ray đơn ạ :)), phải làm đôi chứ ai làm đơn :))). Nên cụ cứ nhân đôi lên cộng thêm cả nếu có hầm thì phải thêm kha khá cụ ạ
Hầm thì tính vào đoạn có thể đắp cao đc 3m cụ ạ. Thường các dự án cao tốc này họ tình khoảng 50-70% làm cầu và hầm. ở dự án do BGT Vận tải đang đưa ra thì 70% là Cầu và Hầm. Không phải 100%. Nếu đơn thuần chở khách thì đường đơn có với 20 đôi tàu chạy/ ngày có khi còn không đủ khách, lấy đâu ra khách để chạy 70-80 đôi tàu/ngày
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,852
Động cơ
338,651 Mã lực
Tuổi
44
Theo bài này thì đều có lãi...
Tưởng là thế thôi chứ vẫn lỗ đó. Nó có mấy mảnh đất như chỗ Xe lửa gia Lâm vẫn đang nợ tiền sử dụng đất, lãi là cách chơi chữ khi gạt 1 loạt chi phí ra. Dòng tiền nó âm liên tục, vẫn phải đi vay để trả lương nên câu chuyện lỗ lãi chỉ là nghệ thuật của các bạn kế toán thôi.
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,750
Động cơ
771,053 Mã lực
Cơ chế hiện nay là hạ tầng ĐS là của NN, còn tổng cty ĐSVN thuê lại của NN với giá là 8% doanh thu. Từ đó mỗi năm ĐSVN được NN bơm 3000-4000 tỷ để duy trì hạ tầng và ĐSVN trả cho NN tiền thuê hạ tầng mỗi năm cỡ 300-400 tỷ. Với kiểu hạch toán này thì ĐSVN gọi là có lãi dù cả khách lẫn hàng đều èo ọt.
Nếu làm cái ĐSCT ngoài mấy chục tỷ đo ban đầu, làm xong mỗi năm là NN còn phải bơm tiếp nhiều tỷ đô cho ngành ĐS để duy trì (các cụ máu ĐSCT chuẩn bị xèng nộp thuế để đổ vào cái này), còn khách đi nhiều hay ít với ĐSVN thì kể cũng không quá quan trọng cứ trả lại NN 8% doanh thu là được, còn ĐSVN cứ ăn khoản duy trì hạ tầng là đủ. Hạch toán có khi vẫn thành lãi được ( còn lỗ thực thì toàn dân đóng thuế bù vào).
Vì thế nên sẽ có hội rất thích làm cái này, chỉ có điều miếng to quá nên nuôt chưa trôi,
 
Chỉnh sửa cuối:

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,413
Động cơ
-23,538 Mã lực
Tuổi
54
TQ có dân số đông và điều kiện kinh tế hơn VN nhiều nhưng vẫn ít người đi ĐSCT "tỷ lệ số lượng hành khách trên mỗi km chỉ bằng một nửa so với Nhật Bản"

Cái này cũng hợp lý thôi vì dân Nhật nói chung là giàu hơn.

Vay tiền cố để làm thì kể cũng có thể được nhưng làm sao để sau đó không ôm cục nợ và chết chìm với nó mới là việc khó.
Dân Nhật ko giàu đến độ đi làm bằng Shinkansen đâu cụ.

Shinkansen Nhật chủ yếu phục vụ khách du lịch. 2 năm Covid vừa rồi chả bù lỗ ốm ra vì ko có khách du lịch, phải tính bán khách sạn, bán tòa nhà để bù lỗ kìa.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,046
Động cơ
590,198 Mã lực
Cơ chế hiện nay là hạ tầng ĐS là của NN, còn tổng cty ĐSVN thuê lại của NN với giá là 8% doanh thu. Từ đó mỗi năm ĐSVN được NN bơm 3000-4000 tỷ để duy trì hạ tầng và ĐSVN trả cho NN tiền thuê hạ tầng mỗi năm cỡ 300-400 tỷ. Với kiểu hạch toán này thì ĐSVN gọi là có lãi dù cả khách lẫn hàng đều èo ọt.
Nếu làm cái ĐSCT ngoài mấy chục tỷ đo ban đầu, làm xong mỗi năm là NN còn phải bơm tiếp nhiều tỷ đô cho ngành ĐS để duy trì (các cụ máu ĐSCT chuẩn bị xèng nộp thuế để đổ vào cái này), còn khách đi nhiều hay ít với ĐSVN thì kể cũng không quá quan trọng cứ trả lại NN 8% doanh thu là được, còn ĐSVN cứ ăn khoản duy trì hạ tầng là đủ. Hạch toán có khi vẫn thành lãi được ( còn lỗ thực thì toàn dân đóng thuế bù vào).
Vì thế nên sẽ có hội rất thích làm cái này, chỉ có điều miếng to quá nên nuôt chưa trôi,
Thì cũng giống đường bộ thôi, đường sá là của nhà nước các công ty vận tải chỉ vận hành ô tô chạy trên đường mà thôi. Chẳng lẽ mấy công ty vận tải ô tô thua lỗ thì ta không làm đường cao tốc nữa, chỉ làm đường ô tô đến 80 km/h thôi sao?
Đường sắt càng hiện đại thì lượng vận chuyển hành khách càng lớn. Càng hiện đại thì càng không mất thời gian chuyển đổi, cải tạo sau này, đầu tư 1 lần là được ngay. Mình đi sau thì phải đi nhanh, đi thẳng vào cái hiện đại nhất. Thế giới xung quanh người ta tiến lên ầm ầm, mình cứ lom dom không dám làm, chỉ lo nợ nần không trả nổi thì sao đòi bằng họ được.
 

ThanhLong69

Xe tăng
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
1,750
Động cơ
771,053 Mã lực
Thì cũng giống đường bộ thôi, đường sá là của nhà nước các công ty vận tải chỉ vận hành ô tô chạy trên đường mà thôi. Chẳng lẽ mấy công ty vận tải ô tô thua lỗ thì ta không làm đường cao tốc nữa, chỉ làm đường ô tô đến 80 km/h thôi sao?
Đường sắt càng hiện đại thì lượng vận chuyển hành khách càng lớn. Càng hiện đại thì càng không mất thời gian chuyển đổi, cải tạo sau này, đầu tư 1 lần là được ngay. Mình đi sau thì phải đi nhanh, đi thẳng vào cái hiện đại nhất. Thế giới xung quanh người ta tiến lên ầm ầm, mình cứ lom dom không dám làm, chỉ lo nợ nần không trả nổi thì sao đòi bằng họ được.
Đội ĐS họ cũng dùng lý luận kiểu này để bao biện, hình thức thì có vẻ như nhau nhưng vấn đề là thu thế nào, thu bao nhiêu. Với đường bộ thì mỗi xe cơ bản thu 2k/km thì chưa đến 10 năm là hoàn vốn và có lãi, còn với ĐS nó lại khác hoàn toàn.
Đường cao tốc nếu lỗ đương nhiên là không ai làm cả, nếu chưa đủ tiền để trả 2k/km thì không cần đi cao tốc và không có mấy người đi cao tốc thì không làm làm gì.
 

cu.do

Xe buýt
Biển số
OF-566815
Ngày cấp bằng
2/5/18
Số km
548
Động cơ
151,593 Mã lực
Nơi ở
Hai Ba Trung
Thì cũng giống đường bộ thôi, đường sá là của nhà nước các công ty vận tải chỉ vận hành ô tô chạy trên đường mà thôi. Chẳng lẽ mấy công ty vận tải ô tô thua lỗ thì ta không làm đường cao tốc nữa, chỉ làm đường ô tô đến 80 km/h thôi sao?
Đường sắt càng hiện đại thì lượng vận chuyển hành khách càng lớn. Càng hiện đại thì càng không mất thời gian chuyển đổi, cải tạo sau này, đầu tư 1 lần là được ngay. Mình đi sau thì phải đi nhanh, đi thẳng vào cái hiện đại nhất. Thế giới xung quanh người ta tiến lên ầm ầm, mình cứ lom dom không dám làm, chỉ lo nợ nần không trả nổi thì sao đòi bằng họ được.
Cụ nói như các đại biểu quốc hội hay nói.

Nhưng thực tế nói không đi đôi với làm. Thực sự bộ máy quá cồng kềnh, trên bảo dưới còn à ơi, trên bảo 10 điều, dưới làm 1, báo cáo đủ 10. Thế mới tài tình.

Quan điểm em, không kì vọng vào thế hệ hiện nay.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,852
Động cơ
338,651 Mã lực
Tuổi
44

Mời cụ check hàng ạ. Báo cáo thế này mà nói 2019 lỗ, xin thưa luôn trước covid 5 năm gần nhất ko lãi nhiều nhưng chưa lỗ đâu ạ.
Mở BCTC 2020 kiểm toán của bọn này thì ý kiến loại trừ cũng nhiều (3 điểm).
Nhìn về số liệu báo cáo tài chính mấy năm trươc http://vr.com.vn/bao-cao-tai-chinh/bao-cao-kiem-toan-hop-nhat-nam-2019.html
Thì gross margin ngành này phải nói là không tệ với mức 13% doanh thu, với mức lợi nhuận hoạt động đều đặn xấp xỉ 1000 tỷ. Tuy nhiên cái chi phí quản lý doanh nghiệp khá lớn, khoảng 7%, đã ăn mẹ nó hơn 1/2 phần gross margin rồi, loại phí nọ phí kia cuối cùng net margin, tức lợi nhuận ròng còn tầm 1-2% doanh thu. Tái cấu trúc thằng này còn nhiều việc phải làm lắm....Chắc phải đuổi cơ số may ra ...
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,677
Động cơ
399,683 Mã lực
Không hiểu sao ông GTVT cứ trình cái dự án do Nhật tài trợ.
Đúng là do cơ quan nhà nước, cũng ko dám nhận tài trợ của Tàu, nên cứ trình 01 dự án, thì bảo sao.
Nghiên cứu cái này nên sd ngân sách nhà nước, dù tốn vài triệu USD thì vẫn rẻ chán so với chuyện phải thực hiện trên cái dự án trời ơi.
Lđ Chính phủ phải quyết liệt, may ra mới dám thôi ko sd tài trợ Nhật, để nó lừa mình mãi.
Bác này nêu đúng một điểm em tâm huyết rất nhiều năm nay. Đó là, tại sao những cái ngân sách cần chi ra để làm thì không chi?

Nói như quy hoạch đô thị là phạm vi cần có sự kiểm soát của nhà nước thì lại để cho tư nhân (các chủ đầu tư dự án bất động sản, khu đô thi) thực hiện và trình lên các ông duyệt. Điều này không đúng vì động cơ của việc lập quy hoạch đó là phục vụ tốt nhất cho lợi ích của chủ đầu tư chứ không trùng hợp với lợi ích của toàn dân. Cái gì phục vụ cho lợi ích của toàn dân thì dùng của toàn dân, tức là tiền ngân sách mà làm. Không làm được thì thuê làm, có gì sai?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top