[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 2

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,079
Động cơ
313,240 Mã lực
Chiều mai là có kết quả bỏ phiếu chủ trương xây dựng ĐSCT Bắc Nam.
Giờ chỉ còn bàn làm thôi, ko thể khác đc. Chắc chắn VN sẽ đủ nguồn lực để làm dự án này.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,550
Động cơ
351,951 Mã lực
Hàng của bọn em, chất vô container đi bắc nam, đi xe tải là 2tr7 mỗi tấn, tàu biển 1tr7 mỗi tấn, xe hỏa nghe nói chém đẹp 1tr4. Và bọn em chỉ là cty nhỏ như hạt đậu.

Nếu xe hỏa mà ngon lành cành đào thì hạt đậu như bọn em cứ gọi là sướng lên tới đỉnh, còn doanh nghiệp lớn thì khỏi phải nói.

Em hiểu biết chỉ tới đó thôi, nên khi nghe nói đổ mấy mươi tỉ đô chỉ để làm tàu chở khách là em chửi thề rồi, không thể khác được !
Chi phí vận tải đường sắt 1tr4 cho mỗi tấn hàng Bắc - Nam là khá rẻ so với mức trung bình trên thế giới rồi. Như Mỹ có vận tải đường sắt rất hiệu quả thì mức giá khoảng $0.16 cho mỗi ton.mile, đường Bắc-Nam có độ dài cỡ 1600km ~ 1000mile, tức là chi phí mỗi tấn hàng cỡ $160 ~ 4 triệu.

Thế nên có xây mới đường sắt chở hàng thì cũng khó giảm được mức phí này lắm.
1732897861990.png

 

LWH

Xe tải
Biển số
OF-700193
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
381
Động cơ
100,662 Mã lực
Nơi ở
Quận Ba Đình
Tuyệt vời bác ạ.
Nể phục người Korean.

Tôi vừa xem, và không rõ lắm:
Thế, đồng chí Park thời đó xây cao tốc tới 4 làn xe, để Ăn sáng Seoul - Ăn trưa Busan ạ?

Hay, với quyết tâm sắt đá, ổng đã xây đường để vận chuyển hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế - khi nào rảnh thì cho đội Ăn nhậu đi nhờ, hả bác?
Đồng chí Pắc nổi tiếng với tuyên bố sắt đá: Thèn nào ăn cắp tao bắn.
Còn ở đâu đó thì phải cải biên thành: Thèn nào không ăn tao cho ngồi chơi.
Nên là ghê răng lém ;;)
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,550
Động cơ
351,951 Mã lực
Đồng chí Pắc nổi tiếng với tuyên bố sắt đá: Thèn nào ăn cắp tao bắn.
Còn ở đâu đó thì phải cải biên thành: Thèn nào không ăn tao cho ngồi chơi.
Nên là ghê răng lém ;;)
Khổ cái cụ chưa bắn được ai thì đã bị cấp dưới nó bắn trước.
 

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,582
Động cơ
476,457 Mã lực
Bấm nút 350km/h rồi sau khi xây xong hàng năm ngồi nhìn đống tiền bị bào mà không có lợi gì về kinh tế, hàng hoá cần vận chuyển thì vẫn nhìn vào đường sắt khổ một mét chả liên thông được với nước nào, vận tải trong nước thì lại hàng đoàn hung thần container với tải 4-5 chân xuyên Việt.
Được mỗi tác dụng khoe mẽ. Mà chưa chắc đã khoe mẽ được, nâng tốc độ tàu hàng thì khó, chứ tốc độ tàu chở người thì vẫn trong giai đoạn thi nhau lập kỷ lục, lúc mình xong thế giới lập mốc 450km/h hết thì lại thành công nghệ cũ.
Chi phí vận tải đường sắt 1tr4 cho mỗi tấn hàng Bắc - Nam là khá rẻ so với mức trung bình trên thế giới rồi. Như Mỹ có vận tải đường sắt rất hiệu quả thì mức giá khoảng $0.16 cho mỗi ton.mile, đường Bắc-Nam có độ dài cỡ 1600km ~ 1000mile, tức là chi phí mỗi tấn hàng cỡ $160 ~ 4 triệu.

Thế nên có xây mới đường sắt chở hàng thì cũng khó giảm được mức phí này lắm.
View attachment 8860420
Còn vấn đề thời gian và liên vận quốc tế nữa. Chứ giờ mỗi lần muốn qua cửa khẩu, giấy tờ đã xong mà chưa cấp toa thì cũng khóc.
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,655
Động cơ
60,439 Mã lực
Tuổi
24
Hàng của bọn em, chất vô container đi bắc nam, đi xe tải là 2tr7 mỗi tấn, tàu biển 1tr7 mỗi tấn, xe hỏa nghe nói chém đẹp 1tr4. Và bọn em chỉ là cty nhỏ như hạt đậu.

Nếu xe hỏa mà ngon lành cành đào thì hạt đậu như bọn em cứ gọi là sướng lên tới đỉnh, còn doanh nghiệp lớn thì khỏi phải nói.

Em hiểu biết chỉ tới đó thôi, nên khi nghe nói đổ mấy mươi tỉ đô chỉ để làm tàu chở khách là em chửi thề rồi, không thể khác được !
Bác yên tâm, cậu cựu thượng thư tuyến bố dồi: gì chứ chở hàng thì công suất hiện hữu là thừa mứa, nhá.

Đơn giá chở hàng thừa mứa cỡ nào, thì ổng không chịu khai báo, một cách hết sức kiên quyết.

Tôi đã bẩu là, ta đang định nghĩa lại Đường sắt và phát minh công nghệ mới độc quyền về ĐSCT cao mà bác. Công nghệ duy nhất chỉ chúng ta có.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,266
Động cơ
504,527 Mã lực
Bấm nút 350km/h rồi sau khi xây xong hàng năm ngồi nhìn đống tiền bị bào mà không có lợi gì về kinh tế, hàng hoá cần vận chuyển thì vẫn nhìn vào đường sắt khổ một mét chả liên thông được với nước nào, vận tải trong nước thì lại hàng đoàn hung thần container với tải 4-5 chân xuyên Việt.
Được mỗi tác dụng khoe mẽ. Mà chưa chắc đã khoe mẽ được, nâng tốc độ tàu hàng thì khó, chứ tốc độ tàu chở người thì vẫn trong giai đoạn thi nhau lập kỷ lục, lúc mình xong thế giới lập mốc 450km/h hết thì lại thành công nghệ cũ.

Còn vấn đề thời gian và liên vận quốc tế nữa. Chứ giờ mỗi lần muốn qua cửa khẩu, giấy tờ đã xong mà chưa cấp toa thì cũng khóc.
Em cũng đồng tình với cụ, nếu chỉ chở khách thì chơi luôn thiết kế 450, vận hành 400 cho nó khỏi lom dom.
Nếu xác định chỉ chở khách, với quãng 1500 km mà chỉ trong vòng 4h (cạnh tranh hàng không) thì tốc độ vận hành phải 400 km/h. Trùng khớp với dự án CR450 của nước lạ.

Còn chở cả khách lẫn hàng thì tàu hàng fix 120 km/h rồi, tàu khách lên được 280 km/h như trường hợp của Đức thôi.

Cả 2 trường hợp trên đều phải làm lại hồ sơ vì sai hết bán kính cong và siêu cao rồi.
Em bổ sung thêm tàu CR450 của nước lạ đã chế tạo xong, đang chạy thử nghiệm, chắc năm sau chạy.
1000010918.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
494
Động cơ
377,357 Mã lực

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,550
Động cơ
351,951 Mã lực
Dự đoán vui là 84.99% sẽ biểu quyết thông qua 😊
Nghĩ thoáng đi chút thì cái giấc mơ 18 năm "ăn sáng, ăn trưa" đó vẫn còn là giấc mộng dài lắm. Có thể làm bỏ dở đắp chiếu giữa chừng, rồi 20 năm sau lại "tái sinh" lần nữa, ai mà biết được. Đã có tiền lệ rồi mà: https://tienphong.vn/sap-tai-sinh-tuyen-duong-sat-7600-ty-dap-chieu-gan-20-nam-post1694415.tpo
Đội anti có vẻ thích dùng cái ví dụ này nhỉ? Hình như đây là ví dụ của quản lý yếu kém, duy ý chí nhưng mà là cho chở hàng mà :D Tức là nếu duy ý chí cố xây đường sắt để chở hàng mà không khảo sát nhu cầu thực tế thì rất có thể sẽ bị tình trạng như vậy :))
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
494
Động cơ
377,357 Mã lực
Đội anti có vẻ thích dùng cái ví dụ này nhỉ? Hình như đây là ví dụ của quản lý yếu kém, duy ý chí nhưng mà là cho chở hàng mà :D Tức là nếu duy ý chí cố xây đường sắt để chở hàng mà không khảo sát nhu cầu thực tế thì rất có thể sẽ bị tình trạng như vậy :))
Tôi không nghĩ là họ anti mà đây là ví dụ mới nhất, gần gũi nhất với dự án đsct 350 chỉ chở khách. Ai đọc cũng dễ hiểu vì có đủ thông tin và hình ảnh thực tế. Cái đường sắt khổ 1435 này cũng chết dí ở ga Yên Viên vì không kết nối trực thông với khổ đs cũ 1m. Và bây giờ, sau 20 năm, dự án sắp tới điện khí hoá đs cũ mất toi 4.8 tỉ $ (phi thực tế) & cũng chẳng kết nối được với nó vì vẫn giữ khổ 1m. Duy ý chí hay gì thì cụ tự thấy rõ mà.
 
Chỉnh sửa cuối:

xe đạp Japan

Xe tăng
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
1,737
Động cơ
75,157 Mã lực
Bấm nút 350km/h rồi sau khi xây xong hàng năm ngồi nhìn đống tiền bị bào mà không có lợi gì về kinh tế, hàng hoá cần vận chuyển thì vẫn nhìn vào đường sắt khổ một mét chả liên thông được với nước nào, vận tải trong nước thì lại hàng đoàn hung thần container với tải 4-5 chân xuyên Việt.
Được mỗi tác dụng khoe mẽ. Mà chưa chắc đã khoe mẽ được, nâng tốc độ tàu hàng thì khó, chứ tốc độ tàu chở người thì vẫn trong giai đoạn thi nhau lập kỷ lục, lúc mình xong thế giới lập mốc 450km/h hết thì lại thành công nghệ cũ.

Còn vấn đề thời gian và liên vận quốc tế nữa. Chứ giờ mỗi lần muốn qua cửa khẩu, giấy tờ đã xong mà chưa cấp toa thì cũng khóc.
Nếu xảy ra trường hợp này thì cũng không quy trách nhiệm được cho ai cả, hy vọng sẽ không như cụ nói.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,638
Động cơ
481,749 Mã lực
Nơi ở
..
Chiều nay thông qua chủ trương
IMG_1285.jpeg
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,936
Động cơ
246,631 Mã lực
Tuổi
51
Chi phí vận tải đường sắt 1tr4 cho mỗi tấn hàng Bắc - Nam là khá rẻ so với mức trung bình trên thế giới rồi. Như Mỹ có vận tải đường sắt rất hiệu quả thì mức giá khoảng $0.16 cho mỗi ton.mile, đường Bắc-Nam có độ dài cỡ 1600km ~ 1000mile, tức là chi phí mỗi tấn hàng cỡ $160 ~ 4 triệu.

Thế nên có xây mới đường sắt chở hàng thì cũng khó giảm được mức phí này lắm.
View attachment 8860420
Vấn đề là đường sắt hiện tại, tuy mức giá hấp dẫn, công suất lại hạn chế và quản lý kém cỏi. Lý thuyết là đường sắt đi nam bắc 3 ngày là tới, tàu biển 5 ngày. Nhưng thực tế là tàu biển khá đúng hẹn, còn đường sắt thì may mắn lắm mới không delay vài ngày.

Túm cái váy lại là với tình hình hiện tại, nếu năng lực chuyên chở của đường sắt nâng lên tới đâu là full booking tới đó. NẾU !
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,550
Động cơ
351,951 Mã lực
Vấn đề là đường sắt hiện tại, tuy mức giá hấp dẫn, công suất lại hạn chế và quản lý kém cỏi. Lý thuyết là đường sắt đi nam bắc 3 ngày là tới, tàu biển 5 ngày. Nhưng thực tế là tàu biển khá đúng hẹn, còn đường sắt thì may mắn lắm mới không delay vài ngày.

Túm cái váy lại là với tình hình hiện tại, nếu năng lực chuyên chở của đường sắt nâng lên tới đâu là full booking tới đó. NẾU !
Em không nghĩ đường sắt hiện tại đang quá mức full-booking đâu, nếu không ông đs đã nâng giá và lãi đậm rồi. Thường em gửi hàng ra ga là vài ngày sau tới mà, nếu đang quá tải tức là phải chờ dài cổ mới đến lượt.

Nếu đs được cải tạo lại thì hoàn toàn có thể nâng công suất tương đối + tốc độ vận tải nhanh hơn. Ví dụ cứ chạy liên tục 60km/h thì cũng chỉ sau 24h là đến nơi, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu về thời gian.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,427
Động cơ
221,661 Mã lực
. Lý thuyết là đường sắt đi nam bắc 3 ngày là tới, tàu biển 5 ngày. Nhưng thực tế là tàu biển khá đúng hẹn, còn đường sắt thì may mắn lắm mới không delay vài ngày.
Tìm hiểu lý do chậm trễ từng lần có khó gì đâu mà nhiều ông cứ không đi thẳng vào vấn đề. Cứ lấy làm lý do để đòi giải pháp tốn tiền nhất, ít hiệu quả nhất là xây 250 mua tàu hàng mới sang xịn mịn. Cứ bỏ tàu khách ra thì tàu hàng thành tàu nhanh, đi giảm xuống còn 2 ngày.

Bên hàng không trễ chuyến gần 200 lần mỗi ngày. Giải pháp là xây tàu 350 :D . Dĩ nhiên vẫn còn vài năm để quyết định có sắm tàu 400 luôn không, nếu có người bán. Bên Indo cũng sắm tàu 360 rồi.

 
Chỉnh sửa cuối:

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,075
Động cơ
81,445 Mã lực
Bác yên tâm, cậu cựu thượng thư tuyến bố dồi: gì chứ chở hàng thì công suất hiện hữu là thừa mứa, nhá.

Đơn giá chở hàng thừa mứa cỡ nào, thì ổng không chịu khai báo, một cách hết sức kiên quyết.

Tôi đã bẩu là, ta đang định nghĩa lại Đường sắt và phát minh công nghệ mới độc quyền về ĐSCT cao mà bác. Công nghệ duy nhất chỉ chúng ta có.
Vấn đề là đường sắt hiện tại, tuy mức giá hấp dẫn, công suất lại hạn chế và quản lý kém cỏi. Lý thuyết là đường sắt đi nam bắc 3 ngày là tới, tàu biển 5 ngày. Nhưng thực tế là tàu biển khá đúng hẹn, còn đường sắt thì may mắn lắm mới không delay vài ngày.

Túm cái váy lại là với tình hình hiện tại, nếu năng lực chuyên chở của đường sắt nâng lên tới đâu là full booking tới đó. NẾU !
Tuyến cũ đang chở hàng khấu hao hết chạy diegen mà nhà nước còn phải bỏ ra năm khoảng 200tr đô để bù lỗ với giá cước có thể cạnh tranh được với đường biển đường bộ.
Nếu xây tuyến mới giá cước bằng giá rẻ nhất của TQ liệu có ai thuê chở không?? Mà chở
 

luu3

Xe buýt
Biển số
OF-372176
Ngày cấp bằng
1/7/15
Số km
979
Động cơ
257,485 Mã lực
xây đường sắt 350km thay thế hàng không cũng đâu phải tệ , hiện nay phải bù lỗ cho vietnamiarline 200-300t đô la mỗi năm , có đường sắt này coi như mỗi tỉnh là 1 sân bay

Bấm nút 350km/h rồi sau khi xây xong hàng năm ngồi nhìn đống tiền bị bào mà không có lợi gì về kinh tế, hàng hoá cần vận chuyển thì vẫn nhìn vào đường sắt khổ một mét chả liên thông được với nước nào, vận tải trong nước thì lại hàng đoàn hung thần container với tải 4-5 chân xuyên Việt.
Được mỗi tác dụng khoe mẽ. Mà chưa chắc đã khoe mẽ được, nâng tốc độ tàu hàng thì khó, chứ tốc độ tàu chở người thì vẫn trong giai đoạn thi nhau lập kỷ lục, lúc mình xong thế giới lập mốc 450km/h hết thì lại thành công nghệ cũ.

Còn vấn đề thời gian và liên vận quốc tế nữa. Chứ giờ mỗi lần muốn qua cửa khẩu, giấy tờ đã xong mà chưa cấp toa thì cũng khóc.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
494
Động cơ
377,357 Mã lực
Em không nghĩ đường sắt hiện tại đang quá mức full-booking đâu, nếu không ông đs đã nâng giá và lãi đậm rồi. Thường em gửi hàng ra ga là vài ngày sau tới mà, nếu đang quá tải tức là phải chờ dài cổ mới đến lượt.

Nếu đs được cải tạo lại thì hoàn toàn có thể nâng công suất tương đối + tốc độ vận tải nhanh hơn. Ví dụ cứ chạy liên tục 60km/h thì cũng chỉ sau 24h là đến nơi, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu về thời gian.
Đường sắt hiện tại có quá nhiều điểm giao cắt, không nối trực thông ra các cảng biển lẫn nội địa, không có các ga hub logistics vùng miền, không kết nối trực liên vận quốc tế TQ-Asean... nên năng lực khai thác rất kém. Các công ty làm logistics, hiệp hội vận tải đã nói từ nhiều năm nay, không có gì mới lạ. Cho dù cải tạo nâng công suất vận tải - nhưng cái gốc khổ 1m lạc hậu đó vẫn giữ thì không giải quyết được các vấn đề nêu trên.

Tôi chép lại cái đánh giá của tvtt về cải tạo đs cũ khổ 1m để ai mới đọc có đủ thông tin:

"Hệ thống kết cấu hạ tầng trên tuyến đường sắt khổ 1m đang khai thác với tàu hàng là 500-700 tấn/ 1 đoàn tàu. Do đó phải đầu tư nâng cấp toàn bộ kết cấu hạ tầng từ nền đường đến kết cấu phần trên (ray, tà vẹt) và nâng khả năng chịu tải của hàng loạt các cầu, cống trên tuyển (cần sửa chữa, tăng cường khả năng chịu lực cho 1452 cầu trên tuyến (36.332m cầu). Bên cạnh đó sẽ cần đầu tư mua mới tối thiểu 60 đầu máy điện. Nguồn vốn dự kiến nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1m dự kiến 4,8 tỷ USD sẽ không khả thi.

Sau khi nâng cấp, hiện đại hóa, tuyến chuyển sang khai thác với 25 đôi tàu hàng/ ngày đêm sẽ dẫn đến trên 150 ga hành khách (tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay có tổng cộng 175 nhà ga) sẽ phải ngừng khai thác dịch vụ hành khách và đóng cửa dẫn đến lãng phí về tài sản công đã đầu tư. Mặt khác, khi khai thác song song 2 tuyến đường sắt sau đầu tư sẽ cần nguồn nhân lực rất lớn khoảng 20.000 người (trong đó: khoảng 7.000 nhân lực cho ĐSTĐC và trên 13.000 nhân lực cho vận hành khai thác tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1m) sẽ dẫn đến chi phí vận hành rất lớn với hiệu suất lao động sẽ không cao có thể dẫn đến phải bù lỗ cho cả 2 tuyến đường sắt sau đầu tư.

Ngoài ra, sự lưu chuyển hàng hóa bằng đường sắt khổ 1m không kết nối trực thông được với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế, gây ra ách tắc nơi cửa khẩu, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam."
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top