Nếu vì mục đích lưỡng dụng, vừa hàng vừa người, vừa tốc độ cao vừa tải trọng, khối lượng thông qua lớn, lại đảm bảo hoạt động thuận lợi ngay cả khi có chiến tranh, thì cái ta cần là gì?
1. Đường đôi, khổ 1.4m. Đúng, thông lượng lớn, tốc độ cao hơn đường 1.0m, an toàn (khó bị lật).
2. Tải trọng lớn trên trục bánh xe. Vâng cần 22.5 tấn/trục.
3. Thiết kế chuẩn hóa, dự trữ nguyên vật liệu thay thế sẵn sàng và rẻ. Vì thế cần kiểu đường sắt tốc độ cao nhưng cấu trúc đơn giản, có sẵn, phổ biến, dễ sản xuất, rút ngắn thời gian thi công, dễ thay thế khi có sự cố. Công nghệ phải free. Bán sale off nguyên tổ hợp sản xuất thì mới mua, để tránh trường hợp như Arhentina bị Pháp lật kèo khi oánh nhau với Anh. Mua toàn bộ dây chuyền sản xuất cận date thì vừa rẻ vừa chủ động chiến lược. Đường sắt là thứ cố định, không sợ tiến bộ công nghệ lấy mất thị phần như ô tô, máy bay. Những thứ nhanh chóng bị đào thải hơn.
4. Động lực điện và dầu, tập trung hay phân tán đều dùng đc. Đừng để khi bị đánh sập lưới điện thì chịu chết.
5. Hạn chế bố trí cầu cạn nếu không cần thiết. Điều này ngược với quan điểm xây cầu cạn là chủ yếu (để giảm chiếm dụng đất). Lý do: cầu dễ bị phá hoại hơn nền đường. Đánh bằng 1 quả bom lượn vào chân cầu là hệ thống nghẽn vô thời hạn. Nhưng vá đường thay ray có thể làm trong đêm.
6. Có nhiều cảng hàng hóa bố trí ở những đường nhánh, thay vì tập trung hết vào đường chính. Lý do, có 3 lý do.
6.1. Giải phóng thông lượng trên tuyến chính.
6.2. Tàu hàng xếp dỡ hàng tại các cảng hàng hóa như KCN, KCX, cảng biển thì giảm thời gian trung chuyển bằng đường bộ, giảm rủi ro, áp lực giao thông, chuyển tải.
6.3. Chuyển các chi phí đầu tư cảng hàng hóa cho các KCN, KCX, cảng biển đầu mối xuất nhập hàng hóa: giảm tổng chi phí đầu tư cho hệ thống đường sắt. Chỉ tập trung bố trí cảng hành khách.
...
Tập hợp tất cả điều đó ta có đáp số: tàu như Lào. Giá 10 triệu/km toàn tuyến.