[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 2

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,935
Động cơ
339,642 Mã lực
Tuổi
44
Đội anti có vẻ thích dùng cái ví dụ này nhỉ? Hình như đây là ví dụ của quản lý yếu kém, duy ý chí nhưng mà là cho chở hàng mà :D Tức là nếu duy ý chí cố xây đường sắt để chở hàng mà không khảo sát nhu cầu thực tế thì rất có thể sẽ bị tình trạng như vậy :))
Ko làm thì đứng sang 1 bên. Nghe cái đội đó thì chả nên làm cái gì cả, Tôi nghĩ QH đủ thông tin để ra quyết định. 1 là làm 2 là dẹp, cho nhanh. Có kq sớm thôi
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,394
Động cơ
351,470 Mã lực
Đường sắt hiện tại có quá nhiều điểm giao cắt, không nối trực thông ra các cảng biển lẫn nội địa, không có các ga hub logistics vùng miền, không kết nối trực liên vận quốc tế TQ-Asean... nên năng lực khai thác rất kém. Các công ty làm logistics, hiệp hội vận tải đã nói từ nhiều năm nay, không có gì mới lạ. Cho dù cải tạo nâng công suất vận tải - nhưng cái gốc khổ 1m lạc hậu đó vẫn giữ thì không giải quyết được các vấn đề nêu trên.

Tôi chép lại cái đánh giá của tvtt về cải tạo đs cũ khổ 1m để ai mới đọc có đủ thông tin:

"Hệ thống kết cấu hạ tầng trên tuyến đường sắt khổ 1m đang khai thác với tàu hàng là 500-700 tấn/ 1 đoàn tàu. Do đó phải đầu tư nâng cấp toàn bộ kết cấu hạ tầng từ nền đường đến kết cấu phần trên (ray, tà vẹt) và nâng khả năng chịu tải của hàng loạt các cầu, cống trên tuyển (cần sửa chữa, tăng cường khả năng chịu lực cho 1452 cầu trên tuyến (36.332m cầu). Bên cạnh đó sẽ cần đầu tư mua mới tối thiểu 60 đầu máy điện. Nguồn vốn dự kiến nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1m dự kiến 4,8 tỷ USD sẽ không khả thi.

Sau khi nâng cấp, hiện đại hóa, tuyến chuyển sang khai thác với 25 đôi tàu hàng/ ngày đêm sẽ dẫn đến trên 150 ga hành khách (tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay có tổng cộng 175 nhà ga) sẽ phải ngừng khai thác dịch vụ hành khách và đóng cửa dẫn đến lãng phí về tài sản công đã đầu tư. Mặt khác, khi khai thác song song 2 tuyến đường sắt sau đầu tư sẽ cần nguồn nhân lực rất lớn khoảng 20.000 người (trong đó: khoảng 7.000 nhân lực cho ĐSTĐC và trên 13.000 nhân lực cho vận hành khai thác tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1m) sẽ dẫn đến chi phí vận hành rất lớn với hiệu suất lao động sẽ không cao có thể dẫn đến phải bù lỗ cho cả 2 tuyến đường sắt sau đầu tư.

Ngoài ra, sự lưu chuyển hàng hóa bằng đường sắt khổ 1m không kết nối trực thông được với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế, gây ra ách tắc nơi cửa khẩu, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam."
Các cụ tâm tư đến bài toán logistic quốc gia như thế em thấy cũng phải, như cụ rachfan đã chỉ ra thì việc xây một tuyến chuyên chở hàng năng lực cao như thế rất rẻ, cỡ 15 tỉ USD là chở tẹt ga, có thể tính làm BOT được. Các cụ đam mê nên lập group riêng bàn về việc đó, nhớ add em vào vì em cũng chung đam mê :D

Còn dự án 350 nên chỉ hướng đến chở khách, bài toàn lỗ lãi chỉ trong mảng chở khách thôi, đừng dính đến bài toán chở hàng làm gì cho nó đơn giản. Các cụ lấy lý do sao không chở hàng để phản đối nó nghe nó không hợp lý lắm.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
442
Động cơ
377,263 Mã lực
xây đường sắt 350km thay thế hàng không cũng đâu phải tệ , hiện nay phải bù lỗ cho vietnamiarline 200-300t đô la mỗi năm , có đường sắt này coi như mỗi tỉnh là 1 sân bay
Cụ xây cái đsct 350 này cũng bù lỗ vận hành 5 năm đầu đấy. Không hoàn vốn xây dựng cơ bản (80% tổng vốn). Phần thiết bị (20% ) có thể hoàn vốn sau 32-42 năm, nếu khai thác được đúng dự kiến - không thì bù lỗ nhiều năm vô hạn.

Chắc chắn là cụ không đóng cửa thương hiệu hãng hàng không quốc gia khi có đsct vận hành. Vậy là cụ sẽ bù lỗ cả hàng không & đsct do khai thác cạnh tranh khách lẫn nhau.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,217
Động cơ
9,949 Mã lực
Đường sắt hiện tại có quá nhiều điểm giao cắt, không nối trực thông ra các cảng biển lẫn nội địa, không có các ga hub logistics vùng miền, không kết nối trực liên vận quốc tế TQ-Asean... nên năng lực khai thác rất kém. Các công ty làm logistics, hiệp hội vận tải đã nói từ nhiều năm nay, không có gì mới lạ. Cho dù cải tạo nâng công suất vận tải - nhưng cái gốc khổ 1m lạc hậu đó vẫn giữ thì không giải quyết được các vấn đề nêu trên.

Tôi chép lại cái đánh giá của tvtt về cải tạo đs cũ khổ 1m để ai mới đọc có đủ thông tin:

"Hệ thống kết cấu hạ tầng trên tuyến đường sắt khổ 1m đang khai thác với tàu hàng là 500-700 tấn/ 1 đoàn tàu. Do đó phải đầu tư nâng cấp toàn bộ kết cấu hạ tầng từ nền đường đến kết cấu phần trên (ray, tà vẹt) và nâng khả năng chịu tải của hàng loạt các cầu, cống trên tuyển (cần sửa chữa, tăng cường khả năng chịu lực cho 1452 cầu trên tuyến (36.332m cầu). Bên cạnh đó sẽ cần đầu tư mua mới tối thiểu 60 đầu máy điện. Nguồn vốn dự kiến nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1m dự kiến 4,8 tỷ USD sẽ không khả thi.

Sau khi nâng cấp, hiện đại hóa, tuyến chuyển sang khai thác với 25 đôi tàu hàng/ ngày đêm sẽ dẫn đến trên 150 ga hành khách (tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện nay có tổng cộng 175 nhà ga) sẽ phải ngừng khai thác dịch vụ hành khách và đóng cửa dẫn đến lãng phí về tài sản công đã đầu tư. Mặt khác, khi khai thác song song 2 tuyến đường sắt sau đầu tư sẽ cần nguồn nhân lực rất lớn khoảng 20.000 người (trong đó: khoảng 7.000 nhân lực cho ĐSTĐC và trên 13.000 nhân lực cho vận hành khai thác tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1m) sẽ dẫn đến chi phí vận hành rất lớn với hiệu suất lao động sẽ không cao có thể dẫn đến phải bù lỗ cho cả 2 tuyến đường sắt sau đầu tư.

Ngoài ra, sự lưu chuyển hàng hóa bằng đường sắt khổ 1m không kết nối trực thông được với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế, gây ra ách tắc nơi cửa khẩu, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam."
Em cũng đọc rồi và nhận định của em là sớm muộn cũng nên bỏ đường sắt Thống Nhất. Xây hẳn một đường đôi khổ tiêu chuẩn 1435mm mới cho khách - hàng. (Chia 2 giai đoạn, gđ 1 chỉ 1 line, gđ 2 thêm 1 line).

Nhưng phải xây xong đường sắt cao tốc 350km/h đã mới bỏ được Thống Nhất. Nên nó là câu chuyện sau 2035

15 năm tới là thời kỳ quá độ của đường sắt, sau 15 năm có thể rất khác những gì chúng ta trao đổi hôm nay.
 
Chỉnh sửa cuối:

luu3

Xe buýt
Biển số
OF-372176
Ngày cấp bằng
1/7/15
Số km
859
Động cơ
257,328 Mã lực
vietnamairlines chỉ giữ lại đường bay có lãi thôi , hiện nay phải bay nước ngoài bù lỗ cho bay nội địa

Cụ xây cái đsct 350 này cũng bù lỗ vận hàng 5 năm đầu đấy. Không hoàn vốn xây dựng cơ bản (80% tổng vốn). Phần thiết bị (20% ) có thể hoàn vốn sau 32-42 năm, nếu khai thác được đúng dự kiến - không thì bù lỗ nhiều năm vô hạn.

Chắc chắn là cụ không đóng cửa thương hiệu hãng hàng không quốc gia khi có đsct vận hành. Vậy là cụ sẽ bù lỗ cả hàng không & đsct do khai thác cạnh tranh khách lẫn nhau.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,407
Động cơ
267,841 Mã lực
Đội anti có vẻ thích dùng cái ví dụ này nhỉ? Hình như đây là ví dụ của quản lý yếu kém, duy ý chí nhưng mà là cho chở hàng mà :D Tức là nếu duy ý chí cố xây đường sắt để chở hàng mà không khảo sát nhu cầu thực tế thì rất có thể sẽ bị tình trạng như vậy :))
Mùa mới, tập mới thôi cụ.
Nội chuyện đề pa mà yếu kém thì sao đầu xuôi được. Không đủ lý lẽ dập tan đc phản biện, toàn ăn ốc nói mò, ăn không nói có, cả vú lấp miệng em thì đám tụi tôi nhất định phải nghi ngờ khả năng thực hiện, hoặc động cơ thực hiện trong sáng hay trong tối.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
442
Động cơ
377,263 Mã lực
vietnamairlines chỉ giữ lại đường bay có lãi thôi , hiện nay phải bay nước ngoài bù lỗ cho bay nội địa
Cụ đọc cái này chưa?
"Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, khi đường sắt cao tốc ra đời, chúng ta sẽ không cần "lấy dao mổ trâu đi mổ ruồi" như hiện nay."

 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,186
Động cơ
220,502 Mã lực
Lại hô khẩu hiệu 😊 Họ đứng sang 1 bên hết rồi đó. QH quyết làm rồi đến bước triển khai nckt vẫn vote bỏ bình thường.
Đâu có, toàn cãi trên mạng bằng nick ảo chứ chưa thấy ai đăng ký đứng sang một bên cho dân xem. Cả mấy cụ 225 cũng muốn trúng thầu chứ có chê đâu. :D
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,407
Động cơ
267,841 Mã lực
Các cụ tâm tư đến bài toán logistic quốc gia như thế em thấy cũng phải, như cụ rachfan đã chỉ ra thì việc xây một tuyến chuyên chở hàng năng lực cao như thế rất rẻ, cỡ 15 tỉ USD là chở tẹt ga, có thể tính làm BOT được. Các cụ đam mê nên lập group riêng bàn về việc đó, nhớ add em vào vì em cũng chung đam mê :D

Còn dự án 350 nên chỉ hướng đến chở khách, bài toàn lỗ lãi chỉ trong mảng chở khách thôi, đừng dính đến bài toán chở hàng làm gì cho nó đơn giản. Các cụ lấy lý do sao không chở hàng để phản đối nó nghe nó không hợp lý lắm.
Tôi đâu có phản đối xây dựng đường 350?
Nhưng nếu vì quốc kế dân sinh, cần quy hoạch đền bù gpmb cả bốn làn (2 làn hỗn hợp tốc độ dưới 200km/h, 2 làn vít cao tối đa). Chừng đó cũng mất 5 tỷ đô rồi.
Còn đầu tư ư? Bỏ 25 tỷ đầu tư ngay cặp hỗn hợp. Đó mới là thượng thượng sách.
Vì sao:
1. Chi phí rẻ.
2. Thiết bị công nghệ rẻ tới mức thiên hạ nhiều hãng sẵn sàng bán cả nhà máy rồi sang làm công cho ta.
3. Xây nhanh. 99% nội địa.
4. Luân chuyển vốn đầu tư nhanh, thậm chí có lãi.
5. Tạo nhanh thế liên hoàn mạng lưới giao thông trong đó tuyến ĐS dưới 200km/h hỗn hợp này là trục xương sống mạnh hàng đầu.
6. Học hỏi bí quyết cn làm ĐSCT trong quá trình vận hành đường hỗn hợp.
7. Tạo lợi thế vô cùng lớn để đàm phán đường 400km/h thậm chí 600km/h cũng đc. Như đánh bài, trường vốn. Còn vừa vào sới đã vay nóng tố hết vào con cao nhất thì chỉ có thể là loại hoặc não chảy nước, hoạc nghiện cờ bạc nặng hoặc âm mưu cấu kết với nhà cái nước ngoài để làm phá sản cha mẹ Việt mới là loại ngưòi chọn nút vote con 350km/h lúc này.
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,356
Động cơ
56,459 Mã lực
Tuổi
24
Hàng của bọn em, chất vô container đi bắc nam, đi xe tải là 2tr7 mỗi tấn, tàu biển 1tr7 mỗi tấn, xe hỏa nghe nói chém đẹp 1tr4. Và bọn em chỉ là cty nhỏ như hạt đậu.

Nếu xe hỏa mà ngon lành cành đào thì hạt đậu như bọn em cứ gọi là sướng lên tới đỉnh, còn doanh nghiệp lớn thì khỏi phải nói.

Em hiểu biết chỉ tới đó thôi, nên khi nghe nói đổ mấy mươi tỉ đô chỉ để làm tàu chở khách là em chửi thề rồi, không thể khác được !
Tụi tôi có thời gian dài sử dụng đội Đường sắt này.
Do hàng của tụi tôi là hàng bổ sung hàng tồn kho bán dần, nên không bắt buộc phải đi nhanh.
Thì chấp nhận được mức cước hồi đó của đội Đại lý (và về cước vận tải thì đội Đại lý này măm hết, không rõ tụi nó có chịu nhả cho các ảnh bên Đường xắt gói bánh chai rượu nào không).
Nó đến chậm vài ngày cũng không sao.

Nhưng với các mặt hàng khác, kiểu Dưa hấu hay Sầu riêng hay tương tự, thì quả là có cần thời gian tương đối chính xác.
Với dạng Than hay Clinker hay Xi măng thành phẩm cho đội xi măng, thì đã đành rồi.


Cuối cùng thì Cước vận tải vẫn là tiêu chí số 1 để các bên lựa chọn, bác ạ.
Tiêu chí số 2: Cước vận tải.
Tiêu chí số 3: Như trên.
Tiêu chí số 4: Thời gian giao hàng + Bảo quản hàng hóa + ...

Thậm chí, so sánh với Đường thủy, thì vài tuyến đặc thù như chở Than từ Cửa Ông cho Nhiệt điện Phả lại hoặc Xi măng Hoàng Thạch chẳng hạn, bên Đường sắt có lẽ ăn đứt, nếu có cái tuyến Yên Viên kia nó chạy tử tế.
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
442
Động cơ
377,263 Mã lực
Em cũng đọc rồi và nhận định của em là sớm muộn cũng nên bỏ đường sắt Thống Nhất. Xây hẳn một đường đôi khổ tiêu chuẩn 1435mm mới cho khách - hàng. (Chia 2 giai đoạn, gđ 1 chỉ 1 line, gđ 2 thêm 1 line).

Nhưng phải xây xong đường sắt cao tốc 350km/h đã mới bỏ được Thống Nhất. Nên nó là câu chuyện sau 2035

15 năm tới là thời kỳ quá độ của đường sắt, sau 15 năm có thể rất khác những gì chúng ta trao đổi hôm nay.
Vấn đề "đầu tiên" là "tiền đâu"?
Ngân sách gánh 67.8 tỉ $ làm đsct 350 chỉ chở khách (coi như không đội vốn), lại thêm tối thiểu 2x tỉ làm đs 1435 chở lẫn, đs đô thị cỡ 75 tỉ $, các sân bay và siêu cảng, điện hạt nhân... Bên cạnh đó, EVN cần cỡ 600 tỉ $ để phát triển nguồn đến 2050.
 

Trà đặc

Xe tăng
Biển số
OF-810140
Ngày cấp bằng
4/4/22
Số km
1,016
Động cơ
13,312 Mã lực
Đâu có, toàn cãi trên mạng bằng nick ảo chứ chưa thấy ai đăng ký đứng sang một bên cho dân xem. Cả mấy cụ 225 cũng muốn trúng thầu chứ có chê đâu. :D
E thấy mấy ô ủng hộ 225 lí nuận cũng hơi loằng ngoằng dây điện. Chứ cả 225 vs 350 đều phải làm cầu cạn chạy tách biệt để tránh giao cắt trực tiếp, chi phí XD cũng tương đương. Chứ bảo 225 rẻ hơn hẳn mà đi bằng dưới đất thì đảm bảo tai nạn còn hơn cả chiến tranh rải thảm,..=))
 

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,610
Động cơ
245,706 Mã lực
Tuổi
51
Em không nghĩ đường sắt hiện tại đang quá mức full-booking đâu, nếu không ông đs đã nâng giá và lãi đậm rồi. Thường em gửi hàng ra ga là vài ngày sau tới mà, nếu đang quá tải tức là phải chờ dài cổ mới đến lượt.

Nếu đs được cải tạo lại thì hoàn toàn có thể nâng công suất tương đối + tốc độ vận tải nhanh hơn. Ví dụ cứ chạy liên tục 60km/h thì cũng chỉ sau 24h là đến nơi, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu về thời gian.
Cụ đang tính những người dùng dịch vụ chuyên chở của đường sắt, chứ chưa thấy những người muốn dùng mà không dám dùng ( vì sợ đường sắt không đúng hẹn ). Số này nhiều lắm đấy, toàn bộ đang PHẢI dùng xe tải cả !
 

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
442
Động cơ
377,263 Mã lực
E thấy mấy ô ủng hộ 225 lí nuận cũng hơi loằng ngoằng dây điện. Chứ cả 225 vs 350 đều phải làm cầu cạn chạy tách biệt để tránh giao cắt trực tiếp, chi phí XD cũng tương đương. Chứ bảo 225 rẻ hơn hẳn mà đi bằng dưới đất thì đảm bảo tai nạn còn hơn cả chiến tranh rải thảm,..=))
Tôi không ủng hộ p/a nào.
Tuy nhiên, cụ nói về so sánh chi phí xây dựng... thì tôi viết vài dòng liên quan đến sự lắt léo khi so sánh vốn đầu tư của 2 p/a 350 vs 250 đang được truyền thông sai lệch:

P/a 250 - Xây dựng 50 ga khách, 20 ga hàng; vận tải cả hành khách và hàng hóa; Sau khi nối thông toàn tuyến sẽ dừng khai thác tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu;

P/a 350 - Xây dựng 23 ga khách, 5 ga hàng; vận tải hành khách và có thể vận tải hàng hóa khác khung giờ khi xuất hiện nhu cầu; chưa bao gồm 5.53 tỉ USD mua bổ sung các đoàn tàu trong giai đoạn 2036 - 2045; chưa bao gồm 4.8 tỉ USD đầu tư nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu (tách ra dự án riêng)
=> Như vậy, nếu để so sánh đầy đủ với p/a 250 vừa chở khách, vừa chở hàng thì tổng mức đầu tư p/a 350 phải tối thiểu: 77.6 tỉ $.
 

Trà đặc

Xe tăng
Biển số
OF-810140
Ngày cấp bằng
4/4/22
Số km
1,016
Động cơ
13,312 Mã lực
Vấn đề "đầu tiên" là "tiền đâu"?
Ngân sách gánh 67.8 tỉ $ làm đsct 350 chỉ chở khách (coi như không đội vốn), lại thêm tối thiểu 2x tỉ làm đs 1435 chở lẫn, đs đô thị cỡ 75 tỉ $, các sân bay và siêu cảng, điện hạt nhân... Bên cạnh đó, EVN cần cỡ 600 tỉ $ để phát triển nguồn đến 2050.
Cái này thì cụ phải hỏi a T mới lên bộ TC chứ ở đây chắc chả có ai giải đáp đc,.. :))
Mà cũng hay là bác í vừa ở bộ gt đi lên vừa hiểu tường tận quá trình chuẩn bị kỹ thuật DA. Chắc bj lại sang TC để lo tiếp vấn đề tiền đâu,..:D
 

Trà đặc

Xe tăng
Biển số
OF-810140
Ngày cấp bằng
4/4/22
Số km
1,016
Động cơ
13,312 Mã lực
Tôi không ủng hộ p/a nào.
Tuy nhiên, cụ nói về so sánh chi phí xây dựng... thì tôi viết vài dòng liên quan đến sự lắt léo khi so sánh vốn đầu tư của 2 p/a 350 vs 250 đang được truyền thông sai lệch:

P/a 250 - Xây dựng 50 ga khách, 20 ga hàng; vận tải cả hành khách và hàng hóa; Sau khi nối thông toàn tuyến sẽ dừng khai thác tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu;

P/a 350 - Xây dựng 23 ga khách, 5 ga hàng; vận tải hành khách và có thể vận tải hàng hóa khác khung giờ khi xuất hiện nhu cầu; chưa bao gồm 5.53 tỉ USD mua bổ sung các đoàn tàu trong giai đoạn 2036 - 2045; chưa bao gồm 4.8 tỉ USD đầu tư nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu (tách ra dự án riêng)
=> Như vậy, nếu để so sánh đầy đủ với p/a 250 vừa chở khách, vừa chở hàng thì tổng mức đầu tư p/a 350 phải tối thiểu: 77.6 tỉ $.
Đi sâu quá thì e ko biết nhưng e chắc chi phí XD 250 vs 300 ko hơn kém nhau nhiều. Có khác nhau thì ở phần CN điều khiển, thiết bị toa xe, ô nào rẻ mà chất lượng đảm bảo là ok thôi. Tây tàu gì cũng đc nhưng phải có cái khoản chuyển giao là đc,...:D
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,394
Động cơ
351,470 Mã lực
Cụ đang tính những người dùng dịch vụ chuyên chở của đường sắt, chứ chưa thấy những người muốn dùng mà không dám dùng ( vì sợ đường sắt không đúng hẹn ). Số này nhiều lắm đấy, toàn bộ đang PHẢI dùng xe tải cả !
Ngành đường sắt đã thay đổi khá nhiều trong mấy năm gần đây, bằng chứng là đã bắt đầu có lãi. Em không tin là với tư duy kinh doanh cơ bản họ lại không ngửi thấy được cơi hội cải tiến nâng công suất chở hàng lên nếu nhu cầu thực sự mạnh như cụ nói. Xa hơn nữa là Bộ GTVT với đầy đủ chuyên gia, có đầy đủ số liệu thực tế lẫn dự báo lại không biết cái nhu cầu lớn đến thế để chỉ đưa ra phương án nâng cấp đs vừa phải.

Nói gì thì nói em cũng đồng ý là vận tải hàng hóa hay logistic là một vấn đề lớn mà VN cần phải giải, tuy vậy giải bằng cách nào, đầu tư như thế nào cho tối ưu mới là cái cần bàn. Ví dụ xây mới đường đôi 1435 chuyên chở hàng, OK cũng được nhưng phải tính nhu cầu và mức giá vận tải khi đó có tương xứng với đầu tư không. VN có một hành lang vận tải biển lớn, các loại hàng nặng, hàng dạng đống lớn như than, gạo, khoáng sản, ... thì đường biển là tối ưu nhất, cả về chi phí vận chuyển lẫn bốc dỡ nên đường sắt không có cửa. Hàng nhẹ giá trị cao thì sẽ đi đường 350 luôn. Còn lại là hàng phổ thông, cần nhanh thì mới đi đường sắt, ... liệu khối lượng đó có đủ lớn để cần xây mới đường đôi không? Vì đường hiện tại mà cải tạo lại chuyên chở hàng thì cũng đáng kể đấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,217
Động cơ
9,949 Mã lực
Vấn đề "đầu tiên" là "tiền đâu"?
Ngân sách gánh 67.8 tỉ $ làm đsct 350 chỉ chở khách (coi như không đội vốn), lại thêm tối thiểu 2x tỉ làm đs 1435 chở lẫn, đs đô thị cỡ 75 tỉ $, các sân bay và siêu cảng, điện hạt nhân... Bên cạnh đó, EVN cần cỡ 600 tỉ $ để phát triển nguồn đến 2050.
Tất cả cùng xúm vào cụ ạ.

Điện: chuyển qua nguyên tắc đủ bù chi phí hợp lý để xã hội hoá đầu tư. Cơ bản nhất là tính bankability (có thể vay) của chính sách. Nhà nước chỉ đầu tư truyền tải, hệ thống và một số công trình trọng điểm.

Cảng: cơ bản đã đầu tư tương đối nền tảng rồi hiện đang thừa công suất, giờ là tăng kết nối tăng hiệu quả sử dụng cảng để phát huy. Các cảng, bãi, logistics mới có thể vốn xã hội.

Cao tốc đường bộ: phấn đấu đầu tư căn bản trước khi bắt đầu dồn tiền cho đường sắt. Tương tự các cảng hàng không.

Đường sắt BN2: sau đường sắt 350km/h

Đại ý như vậy san nhu cầu ra từng giai đoạn và thu hút nhiều nguồn vốn. Hiện nay còn một mục nữa là "hạ tầng số" em chưa biết sẽ tốn bao tiền, đầu tư công hay xã hội là chính?

Anh Thắng mới nhậm chức mà cụ hỏi nhiều quá từ từ để anh ấy cân báo cáo các cốp :)
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,407
Động cơ
267,841 Mã lực
E thấy mấy ô ủng hộ 225 lí nuận cũng hơi loằng ngoằng dây điện. Chứ cả 225 vs 350 đều phải làm cầu cạn chạy tách biệt để tránh giao cắt trực tiếp, chi phí XD cũng tương đương. Chứ bảo 225 rẻ hơn hẳn mà đi bằng dưới đất thì đảm bảo tai nạn còn hơn cả chiến tranh rải thảm,..=))
Thứ nhất, hỏi cụ luôn, ông bà nào ở đây ủng hộ phương án 225? Nó là cái bẫy chuột, các ông gtvt nặn ra cốt để cm rằng làm dưới 350kmh cũng đắt lòi.
Chúng tớ chỉ ủng hộ dưới 200km/h. Đó mới là thượng thượng sách vì nó siêu rẻ, ổn định, không bị ai bắt chẹt, vẫn cao tốc mà nội địa hóa 99%. Còn 225km/h là hạ hạ sách vì nó đắt gần bằng 350km/h. 350km/h chỉ mới là hạ sách thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

firefox_6996

Xe tải
Biển số
OF-131169
Ngày cấp bằng
17/2/12
Số km
442
Động cơ
377,263 Mã lực
Đi sâu quá thì e ko biết nhưng e chắc chi phí XD 250 vs 300 ko hơn kém nhau nhiều. Có khác nhau thì ở phần CN điều khiển, thiết bị toa xe, ô nào rẻ mà chất lượng đảm bảo là ok thôi. Tây tàu gì cũng đc nhưng phải có cái khoản chuyển giao là đc,...:D
Chi phí xây dựng thì cụ cứ nhìn ngay sự khác biệt về số ga tàu của 2 phương án đó (70 ga vs 28 ga), mà ga hàng hoá to hơn ga khách nhiều nhé, đơn giản ấy mà 😊
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top