- Biển số
- OF-795404
- Ngày cấp bằng
- 1/11/21
- Số km
- 10,097
- Động cơ
- 220,233 Mã lực
À, anh Thắng giải trình các thắc mắc của QH là giải trình của Chính phủ theo ủy quyền của Thủ tướng, không đơn giản là ý riêng của anh ấy đâu.
Cái bảng số cụ đưa là con số dc nghiên cứu đó ah cụ.Bẫy nợ hiện hữu ngay từ trước khi quốc hội bấm nút chăng? Chỉ mong hoàn vốn đoàn tàu 11 tỷ đô trong tổng số đầu tư 67,3 tỷ.
Chi phí vận hành đường sắt tốc độ cao khoảng 500 triệu USD mỗi năm
Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có chi phí vận hành khoảng 500 triệu USD mỗi năm, mất 33,61 năm để hoàn vốn cho phương tiện.vnexpress.net
Trong khi nếu đầu tư hệ thống đường sắt chở hàng lẫn người liên vận thì hàng năm có lãi trên tổng số vốn đầu tư (dự kiến)
Chắc cụ ở tầm vĩ mô nên nc cũng hơi khó hiểu, vì dân đen e ko biết a thắng hay ý kiến riêng của ai, e chỉ để ý con số, thấy các con số đó nó hơi phi thực tế nên hỏi lại thôi, thôi em lướt đi kiếm bơ gạo cho các cháu đây. Chúc cụ ngày mới vui vẻ nhéÀ, anh Thắng giải trình các thắc mắc của QH là giải trình của Chính phủ theo ủy quyền của Thủ tướng, không đơn giản là ý riêng của anh ấy đâu.
Nếu lần này không quyết tâm làm như mô hình China, các cụ hiện nay sau này nghỉ, nhìn lại thấy mình làm được gì để tự hào với hậu bối ?.Cám ơn cụ, quả này thì gọn cả các tỉnh thành, rồi tinh giảm biên chế ác liệt rồi.
Mấy cụ China cấp bậc còn kém hơn bên mình, rèn luyện chắc cũng thua mấy cụ mình ngày chạy 10 cây số, võ nghệ đầy mình!Nếu lần này không quyết tâm làm như mô hình China, các cụ hiện nay sau này nghỉ, nhìn lại thấy mình làm được gì để tự hào với hậu bối ?.
đi tàu thì có khái niệm săn vé giá rẻ không cụ nhỉ, hay giá cố định. em xem giá vé tàu hiện nay thì hình như ít giao động hơn máy bay. Em nhớ hồi năm 2021~2022 có đợt mua vé máy bay HN HCM ~1tr thôi.ính trên chặng Hà Nội - TP HCM, vé hạng nhất khoảng 6,9 triệu; hạng hai là 2,9 triệu và hạng ba là 1,7 triệu đồng.
Nể bác nào lên cái giá này để đấu với máy bay thật
Cái này là kỹ thuật bán hàng thôi, bên Indo cũng thử dùng vé thay đổi theo giờ cao điểm. Tuy nhiên cần nhớ là gần như tất cả các vé tàu đều có thể trả lại hết, do đó so với giá vé máy bay phải so với vé được trả lại hay đổi giờ bay, và thường máy bay phải cộng thêm 300k tiền hành lý nếu so với vé máy bay không có hành lý.đi tàu thì có khái niệm săn vé giá rẻ không cụ nhỉ, hay giá cố định. em xem giá vé tàu hiện nay thì hình như ít giao động hơn máy bay. Em nhớ hồi năm 2021~2022 có đợt mua vé máy bay HN HCM ~1tr thôi.
E thấy tàu ít KM như máy bay cụ a, máy bay hiện tại vẫn có lúc bán 0d kích cầu + thuế phí thì tầm 1tr, có 2tr cũng khá ok. Mà giá vé mb vậy thì tàu đấu sao cụ nhể.đi tàu thì có khái niệm săn vé giá rẻ không cụ nhỉ, hay giá cố định. em xem giá vé tàu hiện nay thì hình như ít giao động hơn máy bay. Em nhớ hồi năm 2021~2022 có đợt mua vé máy bay HN HCM ~1tr thôi.
Cái đường sắt cũ sẽ cần khảo sát nghiên cứu kĩ cụ ạ. Như giờ vẫn chạy được tàu hàng 20 toa, 600 tấn hoặc 20 công, di chuyển khoảng 30- 40 km/h. Nếu cứ chạy thế với 20 đôi mỗi ngày thì cũng chuyển được đâu tầm 7, 8 triệu tấn hàng/năm. So sánh kĩ xem bộ máy 17 ngàn người phục vụ riêng nó là như thế nào, có tinh giản bớt không, đầu tư thêm bao nhiêu là vừa, dùng được bao lâu... Gần 5 tỷ USD gia cố tuyến đường sắt Bắc Nam cũng đủ làm line chở hàng từ Hà Nội đến Vinh rồiCái đs khổ đơn 1m ấy, nên đưa vào bảo tàng hoặc tàu du lịch kiểu vintage cụ ạ. Bắt cụ ấy gồng gánh đến giờ là cũng tuyệt vời lắm rồi. Cụ tính xem chứ với khả năng kết nối kém & khoảng 13k nhân lực vận hành, khai thác bao giờ cho hiệu quả.
Chúng ta cũng học tập các quốc gia khác, xây dựng mạng lưới đs tốc độ thấp làm xương sống vận tải trước, phát triển tiếp đsct 350 / 400 khi đã có đủ nhu cầu & kinh tế (GDP, thu nhập đầu người, quy mô phân bổ dân số dọc tuyến...). Bằng chứng là ngay nước Nhật mà bộ gtvt hay lấy làm ví dụ so sánh, họ đã xây dựng mạng lưới đs tốc độ thấp khổ 1m kết nối hoàn chỉnh - rồi mới phát triển Shinkansen. Hệ thống đs khổ 1m đó vẫn đang duy trì vận hành hiệu quả. Trong khi Shinkansen thì lỗ sấp mặt, chỉ có duy nhất 1 tuyến (515km) có lãi (phải ghi rõ vậy không lại bị xỉa).
Đúng là tuyến này không chở hàng chỉ chở khách thì hơi phí.Cái đường sắt cũ sẽ cần khảo sát nghiên cứu kĩ cụ ạ. Như giờ vẫn chạy được tàu hàng 20 toa, 600 tấn hoặc 20 công, di chuyển khoảng 30- 40 km/h. Nếu cứ chạy thế với 20 đôi mỗi ngày thì cũng chuyển được đâu tầm 7, 8 triệu tấn hàng/năm. So sánh kĩ xem bộ máy 17 ngàn người phục vụ riêng nó là như thế nào, có tinh giản bớt không, đầu tư thêm bao nhiêu là vừa, dùng được bao lâu... Gần 5 tỷ USD gia cố tuyến đường sắt Bắc Nam cũng đủ làm line chở hàng từ Hà Nội đến Vinh rồi
Tuyến này không chở hàng thì chẳng làm gì được cả với ngần ấy chỗ giao cắt đồng mức. Du lịch, tận dụng làm xe điện... cũng chỉ vài đoạn. Nếu kéo được tư nhân vào để bù lỗ ở mức thấp nhất, duy trì thêm vài chục năm để giảm tải chở hàng trong lúc các hệ thống kia chưa hoàn thiện thì cũng ok.
Cụ quan tâm giá vé máy bay thì cụ chú ý thêm là giá vé máy bay hiện đang được các hãng khai thác cơ cấu, lấy chặng dài bù lỗ cho các chặng ngắn & chặng phải duy trì đường bay theo yêu cầu. Giá vé máy bay chặng dài ( > 800km) sẽ cạnh tranh hơn rất nhiều khi được giải phóng khỏi điều đó, điều này chính bộ gtvt xác nhận.E thấy tàu ít KM như máy bay cụ a, máy bay hiện tại vẫn có lúc bán 0d kích cầu + thuế phí thì tầm 1tr, có 2tr cũng khá ok. Mà giá vé mb vậy thì tàu đấu sao cụ nhể.
Cụ lại nhảm, đem doanh thu chở hàng của dự án riêng 4.8 tỉ $ nâng cấp đs khổ đơn 1m lên cộng vào doanh thu của p/a 350. Vốn đầu tư của p/a 350 (67.4 tỉ $) thì lại chưa bao gồm tiền đầu tư mua tàu hàng (chỉ mua khi cần) & 4.8 tỉ $ tiền nâng cấp đs cũ. Tính khôn như cụ, quê em người ta... à mà thôiCái này mình bị mấy ông 225 lừa. Tất cả hàng của hệ thống 225 đều được hệ thống 350 và đường sắt cũ nâng cấp chở hết. Do đó làm 350 chỉ có doanh thu bằng hoặc cao hơn, chứ không có thấp hơn 225.
Cái hệ thống cũ này như có cụ ở trên phân tích giờ nó như cục nợ, chi phí vận hành bảo trì quá tốn, mở rộng thì giải phóng mặt bằng quá tội, năng suất chuyên chở thì cũng tới hạn rồi. Giờ lại tập trung nâng cấp thì bao nhiêu cho đủ. Chỉ có chuyển 1 số đoạn qua đô thị và cảnh đẹp thành đường sắt đô thị và du lịch thì may ra ổn. Ham hố làm gì. Cái này do trước mình quản lý kém dẫn đến vỡ quy hoạch, đành phải chịu thôi. Trông mong gì vào đấy hả cụ.Cái đường sắt cũ sẽ cần khảo sát nghiên cứu kĩ cụ ạ. Như giờ vẫn chạy được tàu hàng 20 toa, 600 tấn hoặc 20 công, di chuyển khoảng 30- 40 km/h. Nếu cứ chạy thế với 20 đôi mỗi ngày thì cũng chuyển được đâu tầm 7, 8 triệu tấn hàng/năm. So sánh kĩ xem bộ máy 17 ngàn người phục vụ riêng nó là như thế nào, có tinh giản bớt không, đầu tư thêm bao nhiêu là vừa, dùng được bao lâu... Gần 5 tỷ USD gia cố tuyến đường sắt Bắc Nam cũng đủ làm line chở hàng từ Hà Nội đến Vinh rồi
Tuyến này không chở hàng thì chẳng làm gì được cả với ngần ấy chỗ giao cắt đồng mức. Du lịch, tận dụng làm xe điện... cũng chỉ vài đoạn. Nếu kéo được tư nhân vào để bù lỗ ở mức thấp nhất, duy trì thêm vài chục năm để giảm tải chở hàng trong lúc các hệ thống kia chưa hoàn thiện thì cũng ok.
Công nhận otofun có mấy ông như ông này giải trí phết, kiểu như vnexpress có ông thần Toyota. Đường sắt cũ chả ai thuê giờ tốn mấy tỉ đô nâng cấp thì người ta sẽ tăng thuê à trong khi tư duy làm ăn vẫn thế, hàng chở nhanh hơn k đáng kể. Còn ông nào bảo chỉ bàn làm k bàn lùi đề nghị bắt cho đóng cổ phần vào dự án mới nhé. Mua tối thiểu 1 tỉ, xem có dám chơi không. Tiêu tiền không phải của mình thì nhanh lắm, bỏ tiền túi ra xem có còn máu không.Cái này mình bị mấy ông 225 lừa. Tất cả hàng của hệ thống 225 đều được hệ thống 350 và đường sắt cũ nâng cấp chở hết. Do đó làm 350 chỉ có doanh thu bằng hoặc cao hơn, chứ không có thấp hơn 225.
dạ cái này chắc vĩ mô rồi ạ, em cũng như KH thôi, quan tâm giá phải trả cho dv mình mua là chính thôi, việc cân đối bù lỗ chặng ngắn, chặng dài là việc của đơn vị KD, cũng như bên phát triẻn chuỗi cũng ko phải cửa hàng nào đều lãi như của hàng nào, có của hàng lỗ ạ, hoặc có những SP cùng giá trị nhưng SP thì có lời, sp lợi nhuận gần như bằng 0, nếu tính chi phí vận hành, qc vào chắc lỗ vẫn phải làm chứ ko thể bảo ko bán dc ạCụ quan tâm giá vé máy bay thì cụ chú ý thêm là giá vé máy bay hiện đang được các hãng khai thác cơ cấu, lấy chặng dài bù lỗ cho các chặng ngắn & chặng phải duy trì đường bay theo yêu cầu. Giá vé máy bay chặng dài ( > 800km) sẽ cạnh tranh hơn rất nhiều khi được giải phóng khỏi điều đó, điều này chính bộ gtvt xác nhận.
Đường sắt tốc độ cao sẽ giúp thị phần vận tải hết "méo mó"
Thị phần vận tải khách của nước ta đang được đánh giá là "méo mó" khi hàng không phải căng sức bay bù lỗ trên các chặng ngắn, đường bộ phải "kẽo kẹt" vận tải khách trên các chặng quá dài.www.nguoiduatin.vn
Phải cộng vào chứ bác.Cụ lại nhảm, đem doanh thu chở hàng của dự án riêng 4.8 tỉ $ nâng cấp đs khổ đơn 1m lên cộng vào doanh thu của p/a 350. Vốn đầu tư của p/a 350 (67.4 tỉ $) thì lại chưa bao gồm tiền đầu tư mua tàu hàng (chỉ mua khi cần) & 4.8 tỉ $ tiền nâng cấp đs cũ. Tính khôn như cụ, quê em người ta... à mà thôi
Mình nhìn cảm tính thì thế, nhưng vẫn cần khảo sát nghiên cứu cụ thể. Cái ưu thế của nó là dùng lâu khấu hao hết rồi, lại sẵn một đống toa xe đầu máy cũ, chạy diesen chắc chắn rẻ hơn tàu hàng chạy điện . Nếu chỉ sửa sang dùng chở hàng thì tiền thu về hàng năm có đủ vận hành không, có gọi được tư nhân vào ở một số hạng mục không, đất vàng các ga trong đô thị xử lý tận dụng thế nào? Nếu đầu tư nâng cấp mạnh thì dùng cố được bao nhiêu năm, có chạy được các đoàn tàu 1 ngàn tấn không? Hỏng đâu sửa đấy thì cố kéo được bao năm? Có thông số cụ thể thì dễ tính.Cái hệ thống cũ này như có cụ ở trên phân tích giờ nó như cục nợ, chi phí vận hành bảo trì quá tốn, mở rộng thì giải phóng mặt bằng quá tội, năng suất chuyên chở thì cũng tới hạn rồi. Giờ lại tập trung nâng cấp thì bao nhiêu cho đủ. Chỉ có chuyển 1 số đoạn qua đô thị và cảnh đẹp thành đường sắt đô thị và du lịch thì may ra ổn. Ham hố làm gì. Cái này do trước mình quản lý kém dẫn đến vỡ quy hoạch, đành phải chịu thôi. Trông mong gì vào đấy hả cụ.