[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 2

nuocmia_sieusach

Đi bộ
Biển số
OF-869195
Ngày cấp bằng
6/10/24
Số km
8
Động cơ
134 Mã lực
uh như vậy là ko kéo dài tuyến này tới Cần Thơ và phía Bắc ko lên tận Hải PHòng Quảng Ninh. Nhưng bộ trưởng cũng bảo mấy khu vực rẻ quạt này đã có tuyến 160-200km/h kết hợp rồi. Kéo dài đc thì tốt.
1 phần là để tiết kiệm.
1 phần là do nhu cầu thấp.
Thực tế là nhu cầu di chuyển từ HN đến HCM và ngược lại mới là động lực lớn nhất duy trì tuyến này. Nếu kéo từ Cần Thơ đến Quảng Ninh chẳng hạn, thì nhu cầu di chuyển tuyến Cần Thơ - HCM lại thấp hơn nhiều đoạn HCM - HN, như vậy tàu lại phải đi 1 đoạn dài với nhiều ghế trống, lại gây lãng phí dẫn tới đội giá vé.
Vì tuyến HCM-HN là động lực lớn duy trì tuyến nên tư vấn người ta mới fix tốc 350km/h để nó gọi là không lâu hơn máy bay bao nhiêu trong khi chi phí vẫn trong tầm kiểm soát. Chứ nếu kéo xuống 250km/h thì chẳng mấy ai chọn đi tàu cao tốc cả. Nó lý giải tại sao tư vấn họ nói đầu tư làm 350km/h chi phí cao hơn khoảng 9% nhưng nhu cầu tăng 15% so với 250km/h.
Giờ các phương án về tốc độ, cách thức triển khai đã đồng thuận rất cao rồi. Chủ yếu giờ bàn nhau cách thức huy động vốn và cái vụ chuyển giao như thế nào cho mượt thôi.
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,249
Động cơ
55,699 Mã lực
Tuổi
24
Lỗ lãi phụ thuộc vào chi phí và doanh thu. Cụ biết chi phí họ có những gì không?
Tôi không biết "chi phí họ có những gì" bác ạ.

Tôi bày tỏ quan ngại là bác .Bo My chắc là biết rõ đấy, vì bác ấy bẩu "China airliner lỗ chỏng gọn, mà cũng chả phải riêng gì họ mà là thực trạng chung của airliner trên toàn thế giới kể từ ngày có 3xx xuất hiện" .

Tức là, đội Airlines lỗ do tàu cao tốc cao.
Bác có hiểu như tôi vậy không?
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
1 phần là để tiết kiệm.
1 phần là do nhu cầu thấp.
Thực tế là nhu cầu di chuyển từ HN đến HCM và ngược lại mới là động lực lớn nhất duy trì tuyến này. Nếu kéo từ Cần Thơ đến Quảng Ninh chẳng hạn, thì nhu cầu di chuyển tuyến Cần Thơ - HCM lại thấp hơn nhiều đoạn HCM - HN, như vậy tàu lại phải đi 1 đoạn dài với nhiều ghế trống, lại gây lãng phí dẫn tới đội giá vé.
Vì tuyến HCM-HN là động lực lớn duy trì tuyến nên tư vấn người ta mới fix tốc 350km/h để nó gọi là không lâu hơn máy bay bao nhiêu trong khi chi phí vẫn trong tầm kiểm soát. Chứ nếu kéo xuống 250km/h thì chẳng mấy ai chọn đi tàu cao tốc cả. Nó lý giải tại sao tư vấn họ nói đầu tư làm 350km/h chi phí cao hơn khoảng 9% nhưng nhu cầu tăng 15% so với 250km/h.
Giờ các phương án về tốc độ, cách thức triển khai đã đồng thuận rất cao rồi. Chủ yếu giờ bàn nhau cách thức huy động vốn và cái vụ chuyển giao như thế nào cho mượt thôi.
Vốn ko còn là vấn đề nữa rồi. Cái vụ đối tác chuyển giao tôi nghĩ là có rồi, chỉ là chưa thông báo thôi. Nếu làm nhanh kiểu xây trong 5 năm được thì tốt vì vừa nghe nói 1 tỉnh nào đó bên TQ trong 3 năm xây được 2000km đsct.
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,583
Động cơ
746,163 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tôi không biết "chi phí họ có những gì" bác ạ.

Tôi bày tỏ quan ngại là bác .Bo My chắc là biết rõ đấy, vì bác ấy bẩu "China airliner lỗ chỏng gọn, mà cũng chả phải riêng gì họ mà là thực trạng chung của airliner trên toàn thế giới kể từ ngày có 3xx xuất hiện" .

Tức là, đội Airlines lỗ do tàu cao tốc cao.
Bác có hiểu như tôi vậy không?
Không biết thì cụ ấy nói cụ cứ biết thế.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Lượng khách đều chỉ là dự kiến, không ai biết 20-30 năm nữa thì lượng khách là bao nhiêu, có thể 20-40-70-100 triệu. Nhưng chắc chắn 1 điều là lượng khách sẽ ngày càng tăng nhanh theo nhu cầu, kể cả không có ĐSCT. ĐSCT nhanh, an toàn và sạch thì việc nó thay thế phần lớn hàng không và xe khách đường dài dọc tuyến Bắc nam thì cũng là bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên.
Giá vé nếu ở mức thu nhập hiện nay thì cao so với nhiều người nhưng vài chục năm nữa thì ai cũng có thể đi được nếu có nhu cầu. Vấn đề chỉ là nhu cầu đi lại Bắc nam có còn hot hay không? Khi không còn nhu cầu đi lại Bắc nam thì thua, nhưng thực tế thì nhu cầu đi lại theo tuyến Bắc nam hiện nay rất hot, có số má trên thế giới về lưu lượng nên chắc không vấn đề gì.
Làm dự án mấy chục tỉ đô thì không nói "không ai biết" được đâu ợ. Phải có dự đoán chắc chắn với số liệu, dẫn chứng, căn cứ chi tiết.

Không nên nghĩ "lúc đó (2035) thu nhập dân chúng đã đủ cao ai cũng có thể đi được". Đài loan khai trương ĐSCT 320km/h năm 2012 với dự báo ban đầu rất hoành tráng là 40 ngàn khách/ngày, nhưng suốt mấy năm chỉ có được 12-15 ngàn khách/ngày. Mà lúc đó GDP đầu người của Đài đã là 17 ngàn đô/năm, còn 2035 GDP đầu người VN căng lắm thì được 8-9 ngàn đô/năm.

Thành viên OF (và cả các ĐBQH) đều là những người có điều kiện kinh tế nên vô hình chung không hiểu được sự cân nhắc của đa số bình dân làm công ăn lương. Họ sẵn sàng chịu khó chịu khổ thêm vài tiếng để tiết kiệm vài trăm ngàn, đặc biệt nếu đi theo nhóm. Gia đình 4 người về quê tiết kiệm mỗi người 500 ngàn thì tổng cộng đã là 2 triệu.

Hơn nữa thì đường bộ cũng được cải thiện. 10 năm nữa đường bộ cao tốc Bắc Nam đã hoàn thành toàn bộ, xe khách giường nằm có thể chạy thẳng 1 mạch với tốc độ đều 90-100km/h. Đó sẽ là thách thức thực sự với ĐSCT về chi phí và tiện nghi.

ĐSCT tất nhiên sẽ có khách, là những người sợ đi máy bay, những người nhàn rỗi có điều kiện, khách du lịch nước ngoài vv nhưng vấn đề là số đó sẽ không đủ để lấp đầy chi phí. Muốn cân bằng chi phí, ĐSCT phải vươn xuống nhóm khách bình dân lớp dưới, nhưng như thế thì giá vé phải đủ rẻ. Mà tốc độ 350km/h thì vé không thể rẻ đến mức khiến người ta rời bỏ xe bus được.
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,249
Động cơ
55,699 Mã lực
Tuổi
24
Không biết thì cụ ấy nói cụ cứ biết thế.
Tôi muốn hỏi là: Với post của bác BoMy như thế, bác có hiểu như tôi rằng các hãng hàng không lỗ vì sự ra đời của Tàu cao tốc tốc độ cao trên 300kmh hay không?
Thế thôi ạ.

Đây là post của bác ta:
"China airliner lỗ chỏng gọn, mà cũng chả phải riêng gì họ mà là thực trạng chung của airliner trên toàn thế giới kể từ ngày có 3xx xuất hiện "
 

nuocmia_sieusach

Đi bộ
Biển số
OF-869195
Ngày cấp bằng
6/10/24
Số km
8
Động cơ
134 Mã lực
Vốn ko còn là vấn đề nữa rồi. Cái vụ đối tác chuyển giao tôi nghĩ là có rồi, chỉ là chưa thông báo thôi. Nếu làm nhanh kiểu xây trong 5 năm được thì tốt vì vừa nghe nói 1 tỉnh nào đó bên TQ trong 3 năm xây được 2000km đsct.
À em bảo làm sao cho mượt mà thôi chứ phương án thì 99% là có rồi.
Hôm qua xem phỏng vấn ông gì hiệu trưởng trường Cao đẳng đường sắt gì gì ấy ông đó bảo là để đào tạo 1 người lái tàu thì cần 8 năm, kỹ sư vận hành cũng khoảng 8 năm nên về cơ bản khó có thể nhanh hơn được. Trung Quốc nó làm nhanh vận hành nhanh vì có sẵn người vận hành rồi, trước khi TQ bủng nổ mỗi năm họ đốt 2 tỏi USD cho vụ đào tạo người và phát triển công nghệ đấy.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Làm dự án mấy chục tỉ đô thì không nói "không ai biết" được đâu ợ. Phải có dự đoán chắc chắn với số liệu, dẫn chứng, căn cứ chi tiết.

Không nên nghĩ "lúc đó (2035) thu nhập dân chúng đã đủ cao ai cũng có thể đi được". Đài loan khai trương ĐSCT 320km/h năm 2012 với dự báo ban đầu rất hoành tráng là 40 ngàn khách/ngày, nhưng suốt mấy năm chỉ có được 12-15 ngàn khách/ngày. Mà lúc đó GDP đầu người của Đài đã là 17 ngàn đô/năm, còn 2035 GDP đầu người VN căng lắm thì được 8-9 ngàn đô/năm.

Thành viên OF (và cả các ĐBQH) đều là những người có điều kiện kinh tế nên vô hình chung không hiểu được sự cân nhắc của đa số bình dân làm công ăn lương. Họ sẵn sàng chịu khó chịu khổ thêm vài tiếng để tiết kiệm vài trăm ngàn, đặc biệt nếu đi theo nhóm. Gia đình 4 người về quê tiết kiệm mỗi người 500 ngàn thì tổng cộng đã là 2 triệu.

Hơn nữa thì đường bộ cũng được cải thiện. 10 năm nữa đường bộ cao tốc Bắc Nam đã hoàn thành toàn bộ, xe khách giường nằm có thể chạy thẳng 1 mạch với tốc độ đều 90-100km/h. Đó sẽ là thách thức thực sự với ĐSCT về chi phí và tiện nghi.

ĐSCT tất nhiên sẽ có khách, là những người sợ đi máy bay, những người nhàn rỗi có điều kiện, khách du lịch nước ngoài vv nhưng vấn đề là số đó sẽ không đủ để lấp đầy chi phí. Muốn cân bằng chi phí, ĐSCT phải vươn xuống nhóm khách bình dân lớp dưới, nhưng như thế thì giá vé phải đủ rẻ. Mà tốc độ 350km/h thì vé không thể rẻ đến mức khiến người ta rời bỏ xe bus được.
Vấn đề là nhu cầu di chuyển Bắc nam có cao hay không? Nhu cầu này có tăng hàng năm hay không? Vấn đề giá vé chỉ là 1 yếu tố. Người ta cần thì sẽ đi, không cần thì rẻ cũng không đi, không liên quan đến giá vé và thu nhập sau 20-30 năm nữa (Đài loan là 1 ví dụ như cụ đã nói).
ĐSCT thì nhanh, tiện nghi và cảm giác an toàn hơn cả máy bay, còn ô tô thì khỏi cần phải so sánh. Nói chung là ĐSCT có rất nhiều lợi thế, là phương tiện vận chuyển của tương lai. Còn máy bay, ô tô thì có lâu rồi, không có gì mới và tương lai cũng không có gì thay đổi nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,099
Động cơ
220,258 Mã lực
À em bảo làm sao cho mượt mà thôi chứ phương án thì 99% là có rồi.
Hôm qua xem phỏng vấn ông gì hiệu trưởng trường Cao đẳng đường sắt gì gì ấy ông đó bảo là để đào tạo 1 người lái tàu thì cần 8 năm, kỹ sư vận hành cũng khoảng 8 năm nên về cơ bản khó có thể nhanh hơn được. Trung Quốc nó làm nhanh vận hành nhanh vì có sẵn người vận hành rồi, trước khi TQ bủng nổ mỗi năm họ đốt 2 tỏi USD cho vụ đào tạo người và phát triển công nghệ đấy.
Ông lái tàu VN cũng có rồi, học chuyển loại thôi.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,761
Động cơ
161,972 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lượng khách đều chỉ là dự kiến, không ai biết 20-30 năm nữa thì lượng khách là bao nhiêu, có thể 20-40-70-100 triệu. Nhưng chắc chắn 1 điều là lượng khách sẽ ngày càng tăng nhanh theo nhu cầu, kể cả không có ĐSCT. ĐSCT nhanh, an toàn và sạch thì việc nó thay thế phần lớn hàng không và xe khách đường dài dọc tuyến Bắc nam thì cũng là bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên.
Giá vé nếu ở mức thu nhập hiện nay thì cao so với nhiều người nhưng vài chục năm nữa thì ai cũng có thể đi được nếu có nhu cầu. Vấn đề chỉ là nhu cầu đi lại Bắc nam có còn hot hay không? Khi không còn nhu cầu đi lại Bắc nam thì thua, nhưng thực tế thì nhu cầu đi lại theo tuyến Bắc nam hiện nay rất hot, có số má trên thế giới về lưu lượng nên chắc không vấn đề gì.
Có hẳn cả một phụ lục mấy chục trang để viết về cái "không ai biết" của cụ đấy.

Tuy nhiên nhiều đại biểu nói rằng cơ quan lập dự án đang phân tích theo các chỉ số màu hồng với các điều kiện phát triển kinh tế "mãnh liệt" nhất. Không đề cập đến các kịch bản rủi ro khi lượng hành khách không đạt được như mong muốn.

Phải đặt mình vào các kịch bản tồi tệ, để xem nền kinh tế có gồng lỗ đủ sức chịu đựng không, chứ không nên chỉ đặt vào kịch bản đẹp nhất, đến khi có vướng mắc thì lại delay, lại loay hoay tháo gỡ và đổ trách nhiệm. Đó không phải là cách người ta lập dự án.

Một ví dụ đơn giản, thời đại internet 4.0 như bây giờ thì việc họp hành online diễn ra rất thường xuyên rồi, nhu cầu đi lại sẽ không được như các báo cáo dự báo cách đây 10 năm. Xu hướng này ngày càng sâu rộng và được các doanh nghiệp áp dụng.
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vấn đề là nhu cầu di chuyển Bắc nam có cao hay không? Nhu cầu này có tăng hàng năm hay không? Vấn đề giá vé chỉ là 1 yếu tố. Người ta cần thì sẽ đi, không cần thì rẻ cũng không đi, không liên quan đến giá vé và thu nhập sau 20-30 nưm nữa (Đài loan là 1 ví dụ như cụ đã nói).
ĐSCT thì nhanh, tiện nghi và cảm giác an toàn hơn cả máy bay, còn ô tô thì khỏi cần phải so sánh. Nói chung là ĐSCT có rất nhiều lợi thế, là phương tiện vận chuyển của tương lai. Còn máy bay, ô tô thì có lâu rồi, không có gì mới và tương lai cũng không có gì thay đổi nhiều.
Nhu cầu này cao cụ ợ nhưng đa số người ta đi xe khách vì rẻ. Ví dụ vé máy bay HN-SG không khuyến mại là 2,1 triệu, còn vé bus giường nằm chỉ là 1,1 triệu. Năm 2023 tổng lượng khách đi lại trên hành lang Bắc-Nam là 170 triệu nhưng khách máy bay chỉ là hơn 20 triệu. Như vậy đại đa số đã chọn đường bộ.

Như tôi đã nói ở trển, bài toán của ĐSCT là lấy bớt khách đường bộ chứ không phải máy bay, vì có lấy đến 50% khách máy bay thì vẫn không đủ hòa vốn. Muốn thế thì vé phải thật rẻ, mà muốn vé rẻ thì phải có phương án hợp lý ngay từ đầu chứ không phải bỏ 1 đống tiền ra làm đường 350km/h xong lại chạy tàu 200km/h.
Có hẳn cả một phụ lục mấy chục trang để viết về cái "không ai biết" của cụ đấy.

Tuy nhiên nhiều đại biểu nói rằng cơ quan lập dự án đang phân tích theo các chỉ số màu hồng với các điều kiện phát triển kinh tế "mãnh liệt" nhất. Không đề cập đến các kịch bản rủi ro khi lượng hành khách không đạt được như mong muốn.

Phải đặt mình vào kịch bản tồi tệ nhất, để xem nền kinh tế có gồng lỗ đủ sức chịu đựng không, chứ không nên chỉ đặt vào kịch bản đẹp nhất, đến khi có vướng mắc thì lại delay, lại loay hoay tháo gỡ và đổ trách nhiệm. Đó không phải là cách người ta lập dự án.

Một ví dụ đơn giản, thời đại internet 4.0 như bây giờ thì việc họp hành online diễn ra rất thường xuyên rồi, nhu cầu đi lại sẽ không được như các báo cáo dự báo cách đây 10 năm. Xu hướng này ngày càng sâu rộng và được các doanh nghiệp áp dụng.
Cụ nói đúng đấy. Liên lạc trao đổi qua mạng giờ quá nhanh và tiện rồi nên nhu cầu đi công tác trực tiếp ngày càng giảm xuống, chủ yếu là thăm thân và du lịch.

Phải chú ý là đi công tác mới thực sự cần nhanh, ít cân nhắc chi phí. Còn đi du lịch và thăm thân, hợp lý thì người ta đi, không thì ở nhà hoặc chọn chỗ gần, hoặc đi xe nhà. Đường bộ cao tốc Bắc Nam sắp hoàn thành sẽ làm tăng vọt du lịch bằng xe nhà. Đơn cử 1 gia đình 4 người đi xe nhà HN-Đà nẵng cả đi về chỉ hết chưa đầy 3 triệu tiền xăng, còn đi máy bay thì 4 người 2 chiều phải mất 10 triệu tiền vé, chưa tính tiền taxi ở Đà nẵng.

Báo cáo của Bộ GTVT đang dự báo cao đến mức phi lý: năm 2040 nhu cầu đi là trên hành lang Bắc-Nam là 700 triệu lượt! Đó là con số trời ơi theo kiểu lấy 1 năm tốt nhất nhân ra 20 năm, bất chấp tất cả các quy tắc về sự thận trọng và hợp lý khi dự báo kinh tế.

1 điều rõ rệt là Bộ GTVT đang có bằng mọi giá bảo vệ phương án "thiết kế 350km/h vận hành 320km/h". Không khó khăn để nhận ra bóng dáng Shinkansen trong đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có hẳn cả một phụ lục mấy chục trang để viết về cái "không ai biết" của cụ đấy.

Tuy nhiên nhiều đại biểu nói rằng cơ quan lập dự án đang phân tích theo các chỉ số màu hồng với các điều kiện phát triển kinh tế "mãnh liệt" nhất. Không đề cập đến các kịch bản rủi ro khi lượng hành khách không đạt được như mong muốn.

Phải đặt mình vào kịch bản tồi tệ nhất, để xem nền kinh tế có gồng lỗ đủ sức chịu đựng không, chứ không nên chỉ đặt vào kịch bản đẹp nhất, đến khi có vướng mắc thì lại delay, lại loay hoay tháo gỡ và đổ trách nhiệm. Đó không phải là cách người ta lập dự án.

Một ví dụ đơn giản, thời đại internet 4.0 như bây giờ thì việc họp hành online diễn ra rất thường xuyên rồi, nhu cầu đi lại sẽ không được như các báo cáo dự báo cách đây 10 năm. Xu hướng này ngày càng sâu rộng và được các doanh nghiệp áp dụng.
Suy nghĩ nó phải tích cực để còn phấn đấu.
VN bước vào kỷ nguyên "vươn mình" mà nhiều cụ vẫn còn tư tưởng bi quan là không đúng với định hướng ;;) .
Sau này không đi Bắc nam vì công việc mà chỉ là nhu cầu đi ăn đi chơi tăng cao, thế có phải là sướng hơn không? :))
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,099
Động cơ
220,258 Mã lực
Làm dự án mấy chục tỉ đô thì không nói "không ai biết" được đâu ợ. Phải có dự đoán chắc chắn với số liệu, dẫn chứng, căn cứ chi tiết.

Không nên nghĩ "lúc đó (2035) thu nhập dân chúng đã đủ cao ai cũng có thể đi được". Đài loan khai trương ĐSCT 320km/h năm 2012 với dự báo ban đầu rất hoành tráng là 40 ngàn khách/ngày, nhưng suốt mấy năm chỉ có được 12-15 ngàn khách/ngày. Mà lúc đó GDP đầu người của Đài đã là 17 ngàn đô/năm, còn 2035 GDP đầu người VN căng lắm thì được 8-9 ngàn đô/năm.

Thành viên OF (và cả các ĐBQH) đều là những người có điều kiện kinh tế nên vô hình chung không hiểu được sự cân nhắc của đa số bình dân làm công ăn lương. Họ sẵn sàng chịu khó chịu khổ thêm vài tiếng để tiết kiệm vài trăm ngàn, đặc biệt nếu đi theo nhóm. Gia đình 4 người về quê tiết kiệm mỗi người 500 ngàn thì tổng cộng đã là 2 triệu.

Hơn nữa thì đường bộ cũng được cải thiện. 10 năm nữa đường bộ cao tốc Bắc Nam đã hoàn thành toàn bộ, xe khách giường nằm có thể chạy thẳng 1 mạch với tốc độ đều 90-100km/h. Đó sẽ là thách thức thực sự với ĐSCT về chi phí và tiện nghi.

ĐSCT tất nhiên sẽ có khách, là những người sợ đi máy bay, những người nhàn rỗi có điều kiện, khách du lịch nước ngoài vv nhưng vấn đề là số đó sẽ không đủ để lấp đầy chi phí. Muốn cân bằng chi phí, ĐSCT phải vươn xuống nhóm khách bình dân lớp dưới, nhưng như thế thì giá vé phải đủ rẻ. Mà tốc độ 350km/h thì vé không thể rẻ đến mức khiến người ta rời bỏ xe bus được.
Thì cụ cứ đi xe Bắc Nam, tàu 50 1 lần cho biết. Giờ osin cũng đi máy bay rồi, không có tiền thì vài năm đi 1 lần, chứ đi 2 món kia thì phải trẻ khỏe lắm.

Ai lo cho dân thì làm sao xoá xe khách đường dài Bắc Nam đi. Riêng khi có tàu tiền giảm tai nạn quốc tế cũng ước tiết kiệm vài tỉ đô 1 năm.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,781
Động cơ
481,797 Mã lực
Nơi ở
..
Tôi cũng như các cụ trên này đều mong tàu đường sắt cao tốc Bắc - Nam sớm thành hiện thực và đi vào hoạt động. Càng sớm càng tốt ( ở đây không bàn về kỹ thuật ).
Tuy nhiên cũng phải nhìn thẳng vào sự thật một số điêm mấu chốt của vấn đề hay người ta thường nói đo là cái "Key"
1/ Số 1 là tiền? tiền ở đâu hay còn gọi chung Nguồn vốn xẽ từ đâu. Trên Chủ trường đầu tư ghi chung chung "Nguồn vốn hợp pháp" từ NSNN, từ huy động vốn tư nhân, Từ Nguồn Vay Nước Ngoài. Hiện tại kỳ họp thứ 8 quốc hội khóa 15 xẽ họp và phê duyệt dự toán ngân sách 2025 bao gồm thu, chi, và cả vay nợ nước ngoài. Từ đó ta xẽ thấy ngay vốn NSNN xẽ chi cho dự án này năm 2025 ( công tác chuẩn bị đầu tư ) là bao tiền. Còn phần vốn huy động xã hội hóa hay vốn vay ODA nước ngoài là chưa thấy.
2/ Hình thức thực hiện đầu tư thì chưa rõ cho lắm nhưng hình như cảm giác kiểu cắt ra nhiều phần: Có phần theo kiểu đối tác công tư PPP, có phần theo dạng ODA ( thằng cho vay quyết định ), Một phần theo kiểu nửa nhà nước + nửa doanh nghiệp mua bán tàu do các công ty được cơ cấu đẻ ra từ Tổng Công Ty Đường Sắn Việt Nam. Tóm lại với Kinh nghiệm = 0 nhưng được cắt khúc ra làm kiểu ông ăn đầu cá, tôi xơi khúc giữa, bạn ăn cái đuôi .....E là khá mệt với tiến độ 12 năm.
Chưa kể phương án tài chính là Tổng Công Ty Đường Sắt bán đất để dùng tiền đó mua tàu ... nghe thuận tại nhưng thực tế là chuyện khác khỉ bỏ ra hàng tỷ $ để ôm đất.
3/ Tóm lại thế này ta đặt giả thiết nếu để TQ làm 100% tất cả các khâu có thể 10 -12 năm là xong; Nếu vay ODA để và đầu tư theo dạng ODA thì có thể 15-20 năm xong. Còn nếu làm kiểu liên quân hỗn hợp vốn thế này.... thì cung không nhanh đâu.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhu cầu này cao cụ ợ nhưng đa số người ta đi xe khách vì rẻ. Ví dụ vé máy bay HN-SG không khuyến mại là 2,1 triệu, còn vé bus giường nằm chỉ là 1,1 triệu. Năm 2023 tổng lượng khách đi lại trên hành lang Bắc-Nam là 170 triệu nhưng khách máy bay chỉ là hơn 20 triệu. Như vậy đại đa số đã chọn đường bộ.

Như tôi đã nói ở trển, bài toán của ĐSCT là lấy bớt khách đường bộ chứ không phải máy bay, vì có lấy đến 50% khách máy bay thì vẫn không đủ hòa vốn. Muốn thế thì vé phải thật rẻ, mà muốn vé rẻ thì phải có phương án hợp lý ngay từ đầu chứ không phải bỏ 1 đống tiền ra làm đường 350km/h xong lại chạy tàu 200km/h.
Máy bay cũng phải mất nhiều khách tuyến Bắc nam vì ĐSCT là điều chắc chắn.
Cụ cứ lấy giá vé và thu nhập hiện tại để áp vào thực tế sau 15-20 năm nữa thì hoàn toàn không thích hợp. Làm tuyến cho tầu khách 250km/h và 350km/h không chênh nhau nhiều, lượng hành khách 350km/h lớn hơn đã được chọn, cái này đã có trong báo cáo.
Dự báo thì cũng như dự báo thời tiết, cũng có dữ liệu và tính toán nhưng nhiều khi có đúng đâu. Cứ phải đưa ĐSCT vào vận hành thì mới câu trả lời chính xác, nên quyết rồi thì cứ mạnh dạn mà làm.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,047
Động cơ
519,676 Mã lực
cầu xây xong đã lâu, ko thấy tầu về đưa dâu:
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Tôi cũng như các cụ trên này đều mong tàu đường sắt cao tốc Bắc - Nam sớm thành hiện thực và đi vào hoạt động. Càng sớm càng tốt ( ở đây không bàn về kỹ thuật ).
Tuy nhiên cũng phải nhìn thẳng vào sự thật một số điêm mấu chốt của vấn đề hay người ta thường nói đo là cái "Key"
1/ Số 1 là tiền? tiền ở đâu hay còn gọi chung Nguồn vốn xẽ từ đâu. Trên Chủ trường đầu tư ghi chung chung "Nguồn vốn hợp pháp" từ NSNN, từ huy động vốn tư nhân, Từ Nguồn Vay Nước Ngoài. Hiện tại kỳ họp thứ 8 quốc hội khóa 15 xẽ họp và phê duyệt dự toán ngân sách 2025 bao gồm thu, chi, và cả vay nợ nước ngoài. Từ đó ta xẽ thấy ngay vốn NSNN xẽ chi cho dự án này năm 2025 ( công tác chuẩn bị đầu tư ) là bao tiền. Còn phần vốn huy động xã hội hóa hay vốn vay ODA nước ngoài là chưa thấy.
2/ Hình thức thực hiện đầu tư thì chưa rõ cho lắm nhưng hình như cảm giác kiểu cắt ra nhiều phần: Có phần theo kiểu đối tác công tư PPP, có phần theo dạng ODA ( thằng cho vay quyết định ), Một phần theo kiểu nửa nhà nước + nửa doanh nghiệp mua bán tàu do các công ty được cơ cấu đẻ ra từ Tổng Công Ty Đường Sắn Việt Nam. Tóm lại với Kinh nghiệm = 0 nhưng được cắt khúc ra làm kiểu ông ăn đầu cá, tôi xơi khúc giữa, bạn ăn cái đuôi .....E là khá mệt với tiến độ 12 năm.
Chưa kể phương án tài chính là Tổng Công Ty Đường Sắt bán đất để dùng tiền đó mua tàu ... nghe thuận tại nhưng thực tế là chuyện khác khỉ bỏ ra hàng tỷ $ để ôm đất.
3/ Tóm lại thế này ta đặt giả thiết nếu để TQ làm 100% tất cả các khâu có thể 10 -12 năm là xong; Nếu vay ODA để và đầu tư theo dạng ODA thì có thể 15-20 năm xong. Còn nếu làm kiểu liên quân hỗn hợp vốn thế này.... thì cung không nhanh đâu.
Lãnh đạo đã ra rả bao lâu nay là hạn chế dùng vốn ODA vì bất cập trễ hạn từ những dự án hiện tại vì ODA, và nếu có vay thì rất nhỏ và ko có điều kiện ràng buộc gì mà tới giờ cụ vẫn cứ ra rả ODA. Cụ ít đọc báo vậy?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,099
Động cơ
220,258 Mã lực
Tiền thì vay nhưng không phụ thuộc ạ, có ngân hàng hứa cho 5 tỉ đô rồi đó thôi. Chủ đạo là nhà nước làm còn tư nhân, PPP là tài liệu của mấy ông 250. Nhiều khi báo chí đăng lẫn lộn không phân biệt được.

Làm sai thì các cụ cứ việc lôi NN ra réo
 
Chỉnh sửa cuối:

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,438
Động cơ
299,616 Mã lực
Tuổi
39
Nhu cầu này cao cụ ợ nhưng đa số người ta đi xe khách vì rẻ. Ví dụ vé máy bay HN-SG không khuyến mại là 2,1 triệu, còn vé bus giường nằm chỉ là 1,1 triệu. Năm 2023 tổng lượng khách đi lại trên hành lang Bắc-Nam là 170 triệu nhưng khách máy bay chỉ là hơn 20 triệu. Như vậy đại đa số đã chọn đường bộ.

Như tôi đã nói ở trển, bài toán của ĐSCT là lấy bớt khách đường bộ chứ không phải máy bay, vì có lấy đến 50% khách máy bay thì vẫn không đủ hòa vốn. Muốn thế thì vé phải thật rẻ, mà muốn vé rẻ thì phải có phương án hợp lý ngay từ đầu chứ không phải bỏ 1 đống tiền ra làm đường 350km/h xong lại chạy tàu 200km/h.

Cụ nói đúng đấy. Liên lạc trao đổi qua mạng giờ quá nhanh và tiện rồi nên nhu cầu đi công tác trực tiếp ngày càng giảm xuống, chủ yếu là thăm thân và du lịch.

Phải chú ý là đi công tác mới thực sự cần nhanh, ít cân nhắc chi phí. Còn đi du lịch và thăm thân, hợp lý thì người ta đi, không thì ở nhà hoặc chọn chỗ gần, hoặc đi xe nhà. Đường bộ cao tốc Bắc Nam sắp hoàn thành sẽ làm tăng vọt du lịch bằng xe nhà. Đơn cử 1 gia đình 4 người đi xe nhà HN-Đà nẵng cả đi về chỉ hết chưa đầy 3 triệu tiền xăng, còn đi máy bay thì 4 người 2 chiều phải mất 10 triệu tiền vé, chưa tính tiền taxi ở Đà nẵng.

Báo cáo của Bộ GTVT đang dự báo cao đến mức phi lý: năm 2040 nhu cầu đi là trên hành lang Bắc-Nam là 700 triệu lượt! Đó là con số trời ơi theo kiểu lấy 1 năm tốt nhất nhân ra 20 năm, bất chấp tất cả các quy tắc về sự thận trọng và hợp lý khi dự báo kinh tế.

1 điều rõ rệt là Bộ GTVT đang có bằng mọi giá bảo vệ phương án "thiết kế 350km/h vận hành 320km/h". Không khó khăn để nhận ra bóng dáng Shinkansen trong đó.
Chỉ cần cấm xe khách chạy quá 400km/ngày là giải quyết được hết thôi cụ. Ví dụ như công nhân từ Thanh Hóa vào Bình Dương làm. Con cái gửi ở nhà ông bà nuôi. Giờ chẳng lẽ vì giá vé tàu cao tốc cao mà cả năm không về thăm con à. Con ốm đau nặng không về à. Bố mẹ già yếu hấp hối không về à. Nhất định năm cũng vẫn phải về 1-2 lần. Cao mấy thì cao vẫn phải về. Nên em lạc quan là nếu áp dụng bất chấp tất cả các biện pháp thì vẫn dồn đủ khách cho đường sắt cao tốc. Xe khách nhìn chung phụ thuộc nhập khẩu nên xóa 80% vận chuyển bằng xe khách sẽ có lợi cho việc giảm phụ thuộc. Máy bay thì phụ thuộc nhập khẩu hoàn toàn vì vậy cũng nên xóa 50% ngành hàng không. Hàng không là xa xỉ chỉ nên phục vụ phân khúc khách VIP, thượng lưu, có việc gấp. Còn trung lưu hạ lưu cho đi tàu cao tốc. Nếu đúng theo kế hoạch tàu Bắc Nam chỉ dưới 6 tiếng đồng hồ thì cũng không chênh nhiều với máy bay về thời gian.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
817
Động cơ
283,228 Mã lực
Máy bay cũng phải mất nhiều khách tuyến Bắc nam vì ĐSCT là điều chắc chắn.
Cụ cứ lấy giá vé và thu nhập hiện tại để áp vào thực tế sau 15-20 năm nữa thì hoàn toàn không thích hợp. Làm tuyến cho tầu khách 250km/h và 350km/h không chênh nhau nhiều, lượng hành khách 350km/h lớn hơn đã được chọn, cái này đã có trong báo cáo.
Dự báo thì cũng như dự báo thời tiết, cũng có dữ liệu và tính toán nhưng nhiều khi có đúng đâu. Cứ phải đưa ĐSCT vào vận hành thì mới câu trả lời chính xác, nên quyết rồi thì cứ mạnh dạn mà làm.
Với giá vé đsct thấp nhất là 1,83tr/lượt thì đsct làm sao lấy nổi khách đi máy bay?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top