Vấn đề là nhu cầu di chuyển Bắc nam có cao hay không? Nhu cầu này có tăng hàng năm hay không? Vấn đề giá vé chỉ là 1 yếu tố. Người ta cần thì sẽ đi, không cần thì rẻ cũng không đi, không liên quan đến giá vé và thu nhập sau 20-30 nưm nữa (Đài loan là 1 ví dụ như cụ đã nói).
ĐSCT thì nhanh, tiện nghi và cảm giác an toàn hơn cả máy bay, còn ô tô thì khỏi cần phải so sánh. Nói chung là ĐSCT có rất nhiều lợi thế, là phương tiện vận chuyển của tương lai. Còn máy bay, ô tô thì có lâu rồi, không có gì mới và tương lai cũng không có gì thay đổi nhiều.
Nhu cầu này cao cụ ợ nhưng đa số người ta đi xe khách vì rẻ. Ví dụ vé máy bay HN-SG không khuyến mại là 2,1 triệu, còn vé bus giường nằm chỉ là 1,1 triệu. Năm 2023 tổng lượng khách đi lại trên hành lang Bắc-Nam là 170 triệu nhưng khách máy bay chỉ là hơn 20 triệu. Như vậy đại đa số đã chọn đường bộ.
Như tôi đã nói ở trển, bài toán của ĐSCT là lấy bớt khách đường bộ chứ không phải máy bay, vì có lấy đến 50% khách máy bay thì vẫn không đủ hòa vốn. Muốn thế thì vé phải thật rẻ, mà muốn vé rẻ thì phải có phương án hợp lý ngay từ đầu chứ không phải bỏ 1 đống tiền ra làm đường 350km/h xong lại chạy tàu 200km/h.
Có hẳn cả một phụ lục mấy chục trang để viết về cái "không ai biết" của cụ đấy.
Tuy nhiên nhiều đại biểu nói rằng cơ quan lập dự án đang phân tích theo các chỉ số màu hồng với các điều kiện phát triển kinh tế "mãnh liệt" nhất. Không đề cập đến các kịch bản rủi ro khi lượng hành khách không đạt được như mong muốn.
Phải đặt mình vào kịch bản tồi tệ nhất, để xem nền kinh tế có gồng lỗ đủ sức chịu đựng không, chứ không nên chỉ đặt vào kịch bản đẹp nhất, đến khi có vướng mắc thì lại delay, lại loay hoay tháo gỡ và đổ trách nhiệm. Đó không phải là cách người ta lập dự án.
Một ví dụ đơn giản, thời đại internet 4.0 như bây giờ thì việc họp hành online diễn ra rất thường xuyên rồi, nhu cầu đi lại sẽ không được như các báo cáo dự báo cách đây 10 năm. Xu hướng này ngày càng sâu rộng và được các doanh nghiệp áp dụng.
Cụ nói đúng đấy. Liên lạc trao đổi qua mạng giờ quá nhanh và tiện rồi nên nhu cầu đi công tác trực tiếp ngày càng giảm xuống, chủ yếu là thăm thân và du lịch.
Phải chú ý là đi công tác mới thực sự cần nhanh, ít cân nhắc chi phí. Còn đi du lịch và thăm thân, hợp lý thì người ta đi, không thì ở nhà hoặc chọn chỗ gần, hoặc đi xe nhà. Đường bộ cao tốc Bắc Nam sắp hoàn thành sẽ làm tăng vọt du lịch bằng xe nhà. Đơn cử 1 gia đình 4 người đi xe nhà HN-Đà nẵng cả đi về chỉ hết chưa đầy 3 triệu tiền xăng, còn đi máy bay thì 4 người 2 chiều phải mất 10 triệu tiền vé, chưa tính tiền taxi ở Đà nẵng.
Báo cáo của Bộ GTVT đang dự báo cao đến mức phi lý: năm 2040 nhu cầu đi là trên hành lang Bắc-Nam là 700 triệu lượt! Đó là con số trời ơi theo kiểu lấy 1 năm tốt nhất nhân ra 20 năm, bất chấp tất cả các quy tắc về sự thận trọng và hợp lý khi dự báo kinh tế.
1 điều rõ rệt là Bộ GTVT đang có bằng mọi giá bảo vệ phương án "thiết kế 350km/h vận hành 320km/h". Không khó khăn để nhận ra bóng dáng Shinkansen trong đó.