Nhân tiện 1 số cụ nói về chuyện nâng cấp đường sắt (đs) cũ, cũng nhân việc từ đầu năm 2024 đến giờ xảy ra hàng loạt sự cố nghiêm trọng dẫn đến tê liệt tuyến, em xin trình bày hiện trạng của đs Bắc Nam hiện tại (đs Thống Nhất - đsTN). Mục đích là để các cụ thấy cái khoản 5tỷ $ nâng cấp chỉ mang tính đối phó cho qua chuyện để đc duyệt đsct 350km/h mà thôi. Cũng giải thích tại sao bên ANQP lại yêu cầu phải chở được hàng nặng khi cần và cũng là lý do tại sao một số cụ (trong đó có em) lại ủng hộ phương án đs mới phải chạy được tàu hàng hàng nặng (heavy freight train).
Đs Thống Nhất có gì?
- Chiều dài: 1726km. Đường đơn. Khổ 1000mm.
- Đi qua ~1500 cầu. 27 hầm. Có ~1700 đoạn cong trong đó ~900 đoạn có bán kính cong <600m (không thể chạy >100km/h, lật tàu), có ~100 đoạn cong có bán kính cong <500m (không thể chạy >90km/h, lật tàu).
- Tải trọng trục: 14 tấn. Riêng đoạn SG-ĐN dài tới 935km chỉ có tải trọng trục 12 tấn. Tức là tải trọng trục rất thấp ngay cả so với cái đsct chỉ chở khách 300km/h. Trên thực tế thì các cầu-hầm đs đã xuống cấp nhiều, có đảm bảo tải trọng kia còn không chắc.
- Đi qua ~1000 đường ngang hợp pháp. Chưa tính vô số các đường ngang dân sinh tự phát.
- Về nền đường, ray, tà vẹt, hầm... đều đang ở tình trạng xuống cấp, chắp vá. Đơn cử như ta đang dùng chủ yếu là ray P43 từ lâu đa phần đã mục rỗ tật mòn... đang dần thay thế thành ray P50 nhưng mới được khoảng 30%. Nền đường tàu nhiều chỗ dùng đá "bẩn", không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Tà vẹt sản xuất thủ công, chất lượng kém...
Kết quả vận hành ra sao?
- Tốc độ cho phép của tàu khách: 90-100km/h nhưng chỉ chiếm 1% chiều dài tuyến ~ cỡ 18km, chỉ mang ý nghĩa biểu diễn thành tích, hoàn toàn vô nghĩa về năng lực vận hành. Tốc độ đạt 80km/h trên khoảng 40% tuyến, tốc độ đạt 70km/h khoảng 45% tuyến, còn lại là chậm hơn.
- Kết quả của thực trạng trên là tàu khách nhanh SE, như ta đã biết, đi toàn tuyến mất 32h, tốc độ trung bình là 50km/h.
- Còn tàu hàng thì thôi khỏi nói, thực tế nếu vạn sự hanh thông thi đi mất mợ nó 3 ngày, còn không thường là phải 4-5 ngày. Tốc độ trung bình chỉ khoảng 20-30km/h.
- Khả năng vận chuyển hàng càng hóa thê thảm hơn. Do tải trọng trục thấp và nhiều giới hạn kỹ thuật khác, 1 toa hàng chỉ chở được khoảng 30 tấn hàng trở xuống, ~1 công 40ft. Mỗi toa hàng dài cỡ 15m bao gồm cả khớp nối, trong khi đường tàu trong các ga hiện có của chúng ta chỉ dài loanh quanh 350-400m là hết cỡ, nên chiều dài đoàn tàu bị giới hạn ở 350m. Vậy 1 đoàn tàu hàng trên đsTN tối đa chỉ chở được khoảng 300m/15m = 20 toa hàng (trừ 2 đầu kéo đẩy), tức là chỉ chở được tối đa khoảng 600 tấn hàng. Nếu ai quan tâm đến vận chuyển hàng hóa đs, thì 1 chuyến tàu hàng có nhõn 600 tấn hàng là loại lông gà vỏ tỏi, còn trên thế giới ngay cả cái đường tàu mới của Lào cũng chở trung bình 3000-5000 tấn/chuyến tàu hàng, còn với những nước có hệ thống đs chở hàng mạnh như Mỹ Úc với tải trọng trục 32.5-40 tấn thì 1 chuyến tàu hàng trung bình là 15000 tấn.
- Khoảng 3 năm gần đây nhà nước đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để gia cố và nâng cấp đsTN, tuy nhiên chỉ gia cố nhiều đoạn cầu hầm đã xuống cấp nghiêm trọng là chính, cố gắng giữ cho tuyến không bị tê liệt thời gian dài mà thôi.
- Điểm sáng duy nhất của đsTN, đáng buồn thay, không phải đến từ nội tại của ngành đs, mà đến từ biến động của thời cuộc: đất đai. Gần như tất cả các nhà ga hành khách dọc tuyến đsTN đều là đất vàng, thậm chí là đất kim cương như ga Hàng Cỏ. Nhiều nơi dọc đường tàu cũng là đất vàng chứ chưa cần là ga. Đây gần như là toàn bộ "gia tài của mẹ" mà ta còn giữ được, cho dù một bộ phận đất đai đã bị phân chia trái mục đích, bị xâm lấn và xây dựng kiên cố trái phép ở hành lang đs khá nhiều...
Nâng cấp được hay không?
Từ những thông tin tóm tắt kể trên, rõ ràng đsTN đang là cái gân gà, bỏ thì thương mà vương thì tội. Nếu muốn tăng tốc đs cũ, cần phải nắn vô số đường cong. Muốn tăng lên khổ 1435mm hoặc nâng cấp thành đường đôi, cần phải đập bỏ làm lại gần như toàn tuyến. Muốn tăng tải trọng trục, xin mời, có hẳn 1500 cái cầu lung lay như răng bà lão để ta từ từ mà làm, chưa kể hầm. Muốn chở thêm được nhiều hàng, phải mở rộng kéo dài hàng chục ga. Mà trong những công việc này, không giải phóng một lượng mặt bằng khổng lồ thì không làm được, như đã nói dân bám ga bám đường từ lâu, dẫn đến chi phí gpmb là con số thiên văn, chưa cần nói đến những vấn đề khác. Có khi để nâng cấp toàn tuyến lên tầm cao mới, còn đắt hơn xây cả tuyến 160km/h đường đôi mới hoàn toàn.
Đấy chính là lý do chúng ta buộc phải xây đs mới mà không thể nâng cấp đs cũ. Nếu trong trường hợp khẩn cấp cần trưng dụng phục vụ ANQP thì năng lực phục vụ của đs cũ cũng rất đáng ngại.
Trông người lại ngẫm đến ta
Với một nước hẹp dài như VN, bất cứ 1 loại phương tiện giao thông vận tải nào chạy tốt trên cả tuyến Bắc Nam đều mang lại lợi ích lớn cho xã hội. Vd như đường bộ cao tốc, đường thủy nội địa, đs... Trong đó đs đặc biệt quan trọng, nhất là với việc vận chuyển hàng hóa liên vùng và thông thương quốc tế. Hàng hóa lưu thông càng thuận tiện với chi phí rẻ thì càng có tác dụng phát triển kinh tế vùng, hình thành vùng kinh tế mới, đô thị mới.
Thử nhìn ra nước ngoài, top 1 top 2 kinh tế thế giới là Mẽo và Tàu:
- Mẽo thì khỏi nói với hệ thống đường bộ khổng lồ, hệ thống xa lộ liên bang Interstate trứ danh thiên hạ, nhưng họ vẫn có hệ thống đs tải trọng lớn đứng đầu thế giới với hơn 220,000km đs tải trọng trục tiêu chuẩn (Mỹ) 32.5 tấn trở lên.
- Tàu thì sao? Gần đây ta chỉ hay trầm trồ về hệ thống dsct HSR dày đặc được xây dựng liên tục của Tàu, mà không để ý rằng họ có tới 110,000km đs tiêu chuẩn tải trọng trục tối thiểu 25 tấn, gần gấp 3 toàn bộ chiều dài đsct, vẫn liên tục xây mới và đang có kế hoạch nâng cấp tải trọng trục lên 30 tấn (chỉ tính hệ thống đs quốc gia, chưa tính các đs địa phương, đs độc lập và đs chuyên dụng khác). Tàu khách trên những tuyến này được nâng lên tối đa 200km/h. Tàu hàng của Tàu trung bình khoảng 5000 tấn/chuyến.
Chưa giàu đã vênh vang, thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào. Nhìn những thằng đang đứng top đầu thế giới xem nó làm gì thì mình cố gắng làm theo thì đúng rồi. Nhưng phải nhìn kỹ, nhìn đủ toàn cảnh, đi từ những thứ có tính chất nền móng, vận dụng vào hoàn cảnh của mình để lựa cho thích hợp mới là cách làm đúng đắn.
View attachment 8828239
View attachment 8828247